Chính sách hỗ trợ chếbiến sản phẩm

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. (Trang 98 - 101)

Chương 3 : THỰC TRẠNG CHÍNHSÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

3.3.7. Chính sách hỗ trợ chếbiến sản phẩm

Theo Nghị định số 210/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn và hiện nay là Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70% chi phí đầu tư nhưng khơng q 2 tỷ đờng/ dự án hỗ trợ bảo quản nơng sản. Điều kiện thụ hưởng: DN có dự án đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản; Công suất cơ sở sấy lúa, ngô, khoai, sắn, lâm sản phải đạt tối thiểu 100 tấn sản phẩm/ngày; sấy phụ phẩm thủy sản đạt tối thiểu 50 tấn sản phẩm/ngày; Bảo quản rau, hoa quả tươi, chè, hạt tiêu, hạt điều đạt 1.000 tấn kho; bảo quản lưu trữ giống cây trồng đạt công suất 100 tấn kho.

Kết quả khảo sát cho thấy chính sách này rất khó đi vào thực tiễn, chỉ có 7% DNNN được thụ hưởng chính sách này (Bảng 3.7). Nguyên nhân, trên thực tế những cơng trình bảo quản nơng sản có cơng suất như trên đều có giá trị lớn từ 4 tỉ đến 5 tỉ đờng trở lên, trong khi mức hỗ trợ tuy có tỉ lệ 70% nhưng lại khống chế giá trị không vượt quá 2 tỉ đờng; cùng với đó là điều kiện và thủ tục tiếp nhận hỗ trợ khá khó khăn, nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng do ngân sách Nhà nước không nhiều nên số doanh nghiệp tiếp cận được khá ít. Cũng với đó là chính sách hỗ trợ nhà máy chế biến. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/dự án xây dựng nhà máy chế biến cho các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Điều kiện thụ hưởng: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có dự án đầu tư cơ sở chế biến, giết mổ. Đây là quy định có sự ưu ái riêng cho doanh nghiệp Nhà nước nên tỉ lệ thụ hưởng rất thấp chỉ khoảng 1%.

Chính sách Nhà nước hỗ trợ bổ sung 03 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng cơ sở chế biến nông sản được công nhận trong Danh mục 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia theo Thơng tư 37/2018/TT-BNNPTNT đã có nhiều DNNN bắt đầu làm thủ tục thụ hưởng chính sách này.

Bảng 3. 11: Tình hình thụ hưởng chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm

TT Nội dung hỗ trợ của chính sách Tỷ lệ thụhưởng (%)

1 Dự án bảo quản nông sản 7,0

2 Cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu 1,0

3 Cơ sở chế biến nông sản được công nhận trong Danh mục 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia 4,0

Hộp 3. 7: Doanh nghiệp tiếp cận được chính sách chế biến nơng sản

Cơng ty CP Phát triển Nơng nghiệp Hịa Phát là pháp nhân chi phối và quản lý tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nơng nghiệp của Tập đồn Hịa Phát.

Kế thừa kinh nghiệm sản xuất công nghiệp theo chuỗi và hệ thống quản trị minh bạch của Tập đồn, Cơng ty CP Phát triển Nơng nghiệp Hịa Phát đã nhanh chóng khẳng định uy tín, tiềm lực của mình trong các mảng sản xuất thức ăn chăn ni, chăn ni heo, chăn ni bị và chăn nuôi gia cầm. Hiện tại, lĩnh vực nơng nghiệp có tỷ trọng đóng góp lớn thứ 2 về doanh thu và lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn, chỉ sau lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép. Tính đến nay, Hịa Phát đã đang vận hành 02 nhà máy thức ăn chăn nuôi với công suất 300.000 tấn/năm/nhà máy tại Hưng n, Đờng Nai. Tồn bộ dây chuyền thiết bị đều được nhập khẩu từ châu Âu nhằm đảm bảo chất lượng cao, an tồn cho vật ni và người tiêu dùng.

Để khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp chăn ni mở rộng chuỗi sản xuất khép kín, Doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần đổi mới cơ chế chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm đối với doanh nghiệp nông nghiệp, cụ thể: Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn ni tập trung theo mơ hình trang trại, gia trại; tăng tỉ trọng chăn nuôi công nghiệp công nghệ cao, áp dụng công nghệ cao hoặc chăn nuôi theo chuỗi, khép kín từ con giống, vật tư đầu vào đến khâu sản xuất và chế biến, tiêu thụ để tạo ra được nhu cầu và nguồn cung cho công nghiệp chế biến, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến phát triển. Hỗ trợ kinh phí xây dựng lị mổ tập trung, khu chế biến (máy móc, nhà xưởng), giao hoặc cho thuê đất để xây dựng khu giết mổ, chế biến. Tăng thêm đầu tư cho công nghiệp bảo quản sau thu hoạch, các công nghiệp phụ trợ khác (kho tàng, bến

bãi, vận chuyển, bao bì, đóng gói). Chú trọng và khuyến khích ứng dụng phát triển cơng nghệ bảo quản hiện đại, giảm nhanh tổn thất sau thu hoạch; chế biến nông lâm thủy sản, nhất là chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng. Khuyến khích ngành cơng nghiệp bao bì đóng gói: Cần đánh giá để xác định nhu cầu về đóng gói đối với ngành chế biến nơng sản, cũng như cần triển khai nghiên cứu khả thi về chương trình đầu tư vào sản xuất vật liệu đóng gói.

Nguồn: Kết quả khảo sát, làm việc với cơng ty Công ty CP Phát triển Nơng nghiệp Hịa Phát năm 2019

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w