Chính sách đất đai

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. (Trang 80 - 85)

Chương 3 : THỰC TRẠNG CHÍNHSÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

3.3.1. Chính sách đất đai

Chính sách đất đai hiện nay đang hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nơng nghiệp dưới hình thức là cho các doanh nghiệp nông nghiệp khi sử dụng đất nông nghiệp được miễn, giảm tiền thuê đất; được thuê đất của Nhà nước, được nhà Nhà nước giao đất. Mức độ miễn, giảm tiền thuê đất cũng như mức được thuê đất, giao đất phụ thuộc vào lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát 68 doanh nghiệp tại 14 tỉnh cho thấy, có 15,6% số doanh nghiệp được miễn, giảm tiền thuê đất; có 23,5% doanh nghiệp được Nhà nước ưu tiên cho thuê đất và 5,5% doanh nghiệp được Nhà nước giao đất (Bảng 3.4).

Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý ở tỉnh cho thấy, có đến 48% ý kiến cho rằng chính sách đất đai có tác động tốt đối với doanh nghiệp nông nghiệp, 24% chưa cho thấy rõ tác động và 28% cho rằng khơng có tác động gì.

Bảng 3. 5: Tình hình thụ hưởng chính sách đất đai của các doanh nghiệp được khảosát sát

TT Chính sách Tỷ lệ thụ

hưởng (%)

1 Được miễn, giảm tiền thuê đất 15,6

2 Được thuê đất của nhà nước 23,5

3 Được Nhà nước giao đất 5,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát DNNN của Luận án năm 2019

Mặc dù Nhà nước đã có chính sách ưu đãi về đất đai cho các doanh nghiệp nơng nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp nơng nghiệp đang gặp phải khó khăn trong tiếp cận đất đai, nhất đất đai cho quy hoạch vùng

nguyên liệu, xây dựng trụ sở, nhà xưởng, kho tàng, đặc biệt là các DN nhỏ và siêu nhỏ.

Tất cả 100% số DNNN được khảo sát đều cho rằng thuê đất của nhà nước để SXKD đang là vấn đề gây ra khó khăn: đó là thủ tục thuê đất phức tạp và tốn nhiều thời gian; chính sách cho th trên thực tế vẫn cịn có sự phân biệt đối xử giữa DN nhà nước với tư nhân trong SXKD và không hấp dẫn DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thơn. Các DN có vốn nước ngồi được trả tiền thuê đất 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê đất với mức giá qui định tại thời điểm trả tiền, các DN trong nước do khơng có tiềm lực trả tiền thuê đất 1 lần phải trả tiền thuê đất theo giá đất hàng năm. Mặc dù Chính phủ, các địa phương những năm qua đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm giúp DNNN có cơ hội tiếp cận đất đai, được hưởng những ưu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền th đất. Những chính sách đó đã góp phần khơng nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển các loại hình DN và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trong nông nghiệp vốn là lĩnh vực được coi là hiệu quả kinh tế không cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất để mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động. Có thể nêu ra một số vấn đề bất cập về chính sách cần được tháo gỡ kịp thời:

Trước khi Luật Đất đai 2013 ra đời có sự phân biệt giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Với thời hạn sử dụng đất SX như nhau, bên cạnh hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì DN nước ngồi được th đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê cịn DN trong nước được giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tương ứng với mỗi hình thức sử dụng đất thì nghĩa vụ tài chính đất đai về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có sự khác nhau.

Nguyên tắc chung, giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng do “độ trễ” và thiếu đờng bộ trong chính sách pháp luật đã dẫn đến chưa bình đẳng giữa DN trong nước và DN nước ngoài nước. Theo Luật đất đai năm 2013, cùng thời hạn sử dụng đất, nếu DN trong nước lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá thị trường; trong khi đó, đối với DN nước ngồi lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian th thì giá tính tiền th đất là giá đất do UBND cấp tỉnh quy định và công bố hàng năm thấp hơn so với giá trị trường.

Các DNNN với các dự án đầu tư cùng quy mô luôn thuộc trường hợp phải tự thương thảo với người đang sử dụng đất hoặc tìm đất gắn với hạ tầng trong khu cơng nghiệp. Nếu tự thương thảo thì ln gặp khó khăn về giá quá cao đối với phần diện tích cuối (thường chỉ một vài chủ sử dụng đất cuối cùng) sau khi đã thương thảo được phần lớn diện tích của dự án mà khơng có cơ chế bắt buộc phải chuyển quyền cho DN đối với phần diện cuối này. Nếu tìm mặt bằng trong khu cơng nghiệp thì nhiều trường hợp cũng khơng chịu nổi giá do nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đặt ra, nhất là ở những địa phương cịn q ít khu cơng nghiệp.

Giá đất để tính tiền sử dụng đất khi giao đất và giá đất để tính tiền th đất có chênh lệch q lớn làm cho DN trong nước phải trả tiền sử dụng đất cao hơn nhiều lần so với DN nước ngoài được thuê đất trả tiền 1 lần.

Có chênh lệch giá đất giữa giá do Nhà nước định khi giao đất thuộc trường hợp được Nhà nước thu hồi đất để giao và giá do DN trực tiếp thương thảo với người sử dụng đất. Sự chênh lệch này dẫn đến bất công bằng giữa các nhà đầu tư mà phần thiệt thịi ln thuộc về các DN phải tự thương thảo,

mặt khác đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường hợp khiếu kiện của người bị Nhà nước thu hời đất.

Có đến trên 70% DNNN được khảo sát phải tự thuê, mua đất hoặc liên kết với nông hộ để tổ chức sản xuất, kinh doanh, tỉ lệ được miễn, giảm tiền thuê đất cũng rất thấp. Đối với nội dung "Miễn tiền thuê đất trong năm đối với DN thuê đất có sử dụng lao động là dân tộc thiểu số: Miễn tiền thuê đất trong năm đối với diện tích đất của DN thuộc diện phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Điều kiện thụ hưởng: DN có sử dụng từ 50% lao động là người dân tộc thiểu số trở lên so với tổng số lao động có mặt làm việc thường xuyên tại đơn vị. Quy định này không thực tế bởi khi lao động biến động, trường hợp sau một thời gian được hưởng ưu đãi, số lao động dân tộc thiểu số giảm đi không đạt 50%, hoặc khơng đạt 50% nhưng trong q trình hoạt động số này tăng lên hoặc lớn hơn 50% thì khơng có quy định hướng dẫn xử lý.

Ngồi ra, nội dung, miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn sau khi Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Quyết định 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hết hiệu lực kể từ khi có Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khơng có hướng dẫn tiêu chí xác định "thế nào là cánh đồng lớn".

Như vậy, các quy định chưa thống nhất, chưa rõ hoặc chưa có tại các văn bản khác nhau trong chính sách đất đai gây khó khăn rất nhiều trong việc tổ

chức thực hiện chính sách. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là chưa có cơ quan nào trong bộ máy thực thi chính sách được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm rà sốt tính phù hợp và tính thống nhất của các văn bản chính sách, ngồi ra cịn một nguyên nhân nữa là các quy định chính sách chưa phù hợp với các quy định của luật. Ví dụ: Trong các văn bản chính sách quy định “miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở (Nghị định số 98/2018/NĐ-CP)”, tuy nhiên điểm đ, khoản 1, Điều 118, Luật Đất đai năm 2013 lại quy định “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp cho thuê đất thuộc quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối", quy định bất hợp lý này có thể giải thích cho tình trạng DNNN khảo sát được nhà nước giao đất có tỉ lệ rất thấp (5%).

Hộp 3. 2: Doanh nghiệp tiếp cận được chính sách đất đai

Cơng ty CP Nơng Nghiệp GAP là công ty nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Công ty đã xây dựng các quy trình canh tác nơng nghiệp sạch trên các loại nơng sản đặc biệt trên cây lúa hơn 05 năm qua. Hiện nay công ty đã ký hợp đồng hợp tác xây dựng cánh đồng lúa sạch an tồn với Tổng Cơng ty Lương Thực Miền Nam (Vinafood 2) triển khai trên các tỉnh Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang , Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng. Đây là tín hiệu vui cho nơng dân vì các liên kết này đều bao tiêu lúa cho bà con nông dân cao hơn giá thị trường từ 150 đồng đến 500 đồng / kg lúa .

Phát triển mạnh mẽ là vậy, nhưng cơng ty cũng gặp khơng ít khó khăn trong tổ chức sản xuất quy mơ lớn do chính sách đất đai. Cụ thể, khi th đất

trực tiếp của người dân thì chi phí giao dịch cao lại không ổn định; thuê đất của cơ quan quản lý Nhà nước thì thuận lợi hơn về giá, tuy nhiên, quỹ đất công hiện rất hạn chế và ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, hình thức mới nhất là Nhà nước thuê của người dân rời cho DN th lại thì hiện vẫn thiếu khung pháp lý và cơ chế chính sách để thực hiện hình thức này.

Nguồn: Bà Lê Thị Tú Anh- Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông Nghiệp GAP thông tin tại Diễn đàn doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam năm 2016

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w