Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 49)

1.4 .Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thuế TNCN

3.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnhVĩnh Phúc

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnhVĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng sơng Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đơng và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Tính đến năm 2019, Vĩnh Phúc có tổng diện tích tự nhiên là 1.237,52 km2,dân số 1.151.154 ngƣời (theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019), có hơn 40 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính, 2 thành phố: Thành phố Vĩnh Yên, Thành phố Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên,Tam Dƣơng, Yên Lạc, Vĩnh Tƣờng, Sông Lô, Lập Thạch, Tam Đảo. Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 37 về số dân, xếp thứ 15 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 09 về GRDP bình quân đầu ngƣời, đứng thứ 31 về tốc độ tăng trƣởng GRDP (GRDP đạt 118.400 tỉ Đồng (tƣơng ứng với 5,147 tỉ USD), GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 105 triệu đồng (tƣơng ứng với 4.500 USD), tốc độ tăng trƣởng GRDP đạt 8,06%). Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có đủ 3 vùng cảnh quan sinh thái: Đồng bằng – Trung du - Miền núi, đặc biệt là dãy núi Tam đảo hình cánh cung với diện tích rừng nguyên sinh trên 100 ngàn héc ta. Với vị trí địa lý và diện tích tự nhiên thuận lợi tỉnh đã chú trọng phát triển đơ thị hố bằng quy hoạch các khu công nghiệp, thu hút nhiều DN có vốn ĐTNN, Doanh nghiệp lớn vào đầu tƣ, thu hút lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đây cũng chính là cơ sở đẩy mạnh nguồn thu từ thuế TNCN của tỉnh Vĩnh Phúc.

Từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997- 2019), Vĩnh Phúc đã có bƣớc tiến nhanh và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao, bình quân 20 năm (1997- 2019) đạt trên 15,38%/năm. Năm 2019 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 8,06%, quy mô nền kinh tế đạt 118.400 tỷ đồng. Trong năm 2019 toàn tỉnh thu hút đƣợc 870 triệu USD vốn FDI và 13.55 nghìn tỷ đồng vốn DDI. Vĩnh Phúc

hiện có 9 khu cơng nghiệp đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và đang hoạt động. Tính đến hết năm 2019, tồn tỉnh có 248 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 5.091,3 triệu USD, dự kiến sử dụng lao động là 51.700 ngƣời; 755 dự án DDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 59.574 tỷ VNĐ. Với mục tiêu chiến lƣợc là trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2019. Đến năm 2020, trở thành tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nƣớc, nâng cao mức sống của nhân dân… hƣớng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)