Giáo dục thông qua các kể chuyện cùng các con vật đáng yêu

Một phần của tài liệu Khóa luận sự kết hợp giữa yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền hình cho trẻ em hiện nay (Trang 34 - 36)

Trẻ em ln gần gũi và thích chơi với những con vật quen thuộc với cuộc sống hằng ngày. Đặc biệt là các em nhỏ ở độ tuổi thiếu nhi. Nắm bắt được nét tâm lý của đối tượng khán giả mục tiêu đó, chương trình “Chúc bé ngủ ngon” đã giáo dục trẻ em thông qua câu chuyện của những con vật thân thuộc này. Đó là Thỏ

mymy tốt bụng và Nana xinh đẹp. Chị Kính Hồng - người chị sáng suốt và luôn là trọng tài trong các cuộc tranh cãi. Trong đó, Thỏ láu, Heo mập, Mèo Mymy và Nana đều là những nhân vật hoạt hình được đóng thế bởi 4 diễn viên. Tạo được sự hấp dẫn với hầu hết trẻ em ở độ tuổi thiếu nhi.

Qua đó, một số nội dung giáo dục chủ yếu được chuyển tải đến các em: lịng biết ơn ơng bà, cha mẹ, cách cư xử đúng mực với bạn bè… Những nội dung ấy lại được thể hiện chủ yếu thông qua mâu thuẫn giữa hai nhân vật Thỏ láu và Heo mập. Trong 3 tháng khảo sát, hơn 80% nội dung giáo dục được thể hiện thơng qua các tình huống xảy ra giữa Heo mập và Thỏ láu. Cịn lại là các hình thức khác như: hát, kể chuyện, trị chơi vận động, xem hoạt hình…

Cuộc trò chuyện và đối thoại giữa các nhân vật Thỏ láu, Heo mập và chị Kính hồng đã khơi gợi cho trẻ đầu óc nhận xét, đánh giá khen chê của các em đối với mọi người, mọi việc. Ý nghĩa giáo dục được thể hiện trong từng cuộc đối thoại của những nhân vật này .

Ví dụ trong một chương trình Chúc bé ngủ ngon được phát sóng gần đây, nội dung giáo dục được đề cập đến là các ứng xử khi các em mắc lỗi.

“Chị Kính Hồng: Heo mập chơi đồ chơi và làm gẫy tay rô bơt là khơng được, bởi đó là con rơ bốt thỏ láu rất thích.

Cịn thỏ láu, Heo mập đã định xin lỗi nên em hãy tha lỗi cho bạn, và khi vào em không chào bạn là không đúng . Kể cả khi giận thì em vẫn phải chào bạn, vì đó là phép lịch sự, đúng khơng nào?

Thỏ láu: Em sẽ giữ phép lịch sự và em cũng sẽ xin lỗi Heo mập.

Thỏ láu: tớ cũng xin lỗi vì làm hỏng đồ chơi của cậu. Chúng mình cùng chơi đồ chơi của tớ nhé.” (Chương trình phát sóng ngày 24/2/2012)

Trong chương trình phát sóng vào ngày 25/4 /2012 cũng là tình huống tranh cãi giữa Heo Mập và Thỏ láu khi cùng chơi vẽ tranh. Cuối cùng, chị Kính Hồng vẫn là người đứng ra giảng giải cho hai bạn về sự đoàn kết và chia sẻ khi cùng chơi với nhau…

Qua hình thức truyền tải này, trẻ em sẽ khơng cịn q xa lạ với việc nhận xét người này tốt, người kia chưa tốt, việc này đúng, việc kia chưa đúng cho dù

chúng có thể chỉ 6-7 tuổi và chưa hình thành tính cách bền vững cho cả cuộc đời. Các tình huống trẻ em hay gặp trong cuộc sống và những hành động thường xuyên xảy ra ở lứa tuổi này được mô phỏng lại, qua đó nhiều em nhỏ như được nhìn thấy hình ảnh của chính mình. Với sự giảng giải nhẹ nhàng của chị Kính Hồng, các em có khơng tiếp tục hành động như thế nữa.

Một phần của tài liệu Khóa luận sự kết hợp giữa yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền hình cho trẻ em hiện nay (Trang 34 - 36)