- Khơng ít người làm truyền hình cũng chưa thật thức rõ nhiệm vụ và vai trị của trình truyền hình dành cho trẻ em, cũng như chưa ý thức được ý nghĩa to lớn về sự kết hợp giữa giáo dục và giải trí trong cùng một chương trình truyền hình. Trong một số chương trình cịn nặng tính giáo dục, chưa chú trọng nhiều tới yếu tố giải trí – những cách để truyền tải kiến thức. Do đó, coi nhẹ tính giáo dục mà chỉ quan tâm, chú trọng tới yếu tố giải trí. Điều đó thể hiện ở kết cấu của một vài chương trình chưa phù hợp, trẻ em ít được chơi, thư giãn trong chương trình có nhiều phần chơi hỏi – đáp. Dẫn tới việc trẻ sẽ nhanh mệt và chán, làm giảm hiệu quả tiếp nhận kiến thức.
- Mặc dù có đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại: khoảng 30-40 máy quay bao gồm cả máy quay bằng betacam và dvcam, máy quay thẻ, đường ray, hệ thông âm thanh, ánh sáng…thế nhưng, kênh VTV3 nói riêng và Đài truyền hình Việt Nam nói chung vẫn chưa tự sản xuất được những chương trình địi hỏi sử dụng cơng nghệ 3D tiên tiến, và chưa có đội ngũ biên tập viên, kỹ thuật viên có khả năng làm việc này. Bằng chứng là những chương trình có sử dụng nhân vật 3D đều phải đầu tư hợp tác với đơn vị bên ngoài như “Chương trình Cùng là dũng sĩ”, “Mười
vạn câu hỏi vì sao”.
-Tuy vậy, vẫn tồn tại nhiều thiếu sót khi những người làm truyền hình chưa thật sự quan tâm đến viêc giữ mối liên hệ với khán giả. Chưa có sự quan tâm, đầu
tiếp cận của mình, nên chưa thấy hết được nhu cầu thông tin và sự thay đổi trong tâm lý tiếp nhận của trẻ. Vì trên thực tế, nghiên cứu cơng chúng càng tốt thì nội dung chương trình càng phù hợp. Nhà báo Lưu Minh Vũ_VTV3 cũng chia sẻ: “Để
nắm bắt kịp thời những thay đổi trong tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí của học hiện nay phải có các cuộc điều tra xã hội học về tâm lý học sinh khi tiếp nhận những sản phẩm báo chỉ ấy.” Đài truyền hình Việt Nam nói chung và kênh VTV3
nói riêng, chưa thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra xã hội học, thăm dò ý kiến trẻ em sống trong từng môi trường khác nhau để hiểu rõ tâm lý, thị hiếu của các em, ghi nhận hơi thở cuộc sống trẻ em làm phong phú đề tài phản ánh. Phóng viên, biên tập viên làm chương trình cũng chưa đi sâu vào điều tra, khảo sát những thay đổi trong tâm lý tiếp nhận của trẻ em, chưa thấy hết được nhu cầu thông tin của trẻ ở độ tuổi này.
Tổng kết chương
Có thể thấy, sự kết hợp giữa giáo dục và giải trí trên kênh VTV3 trong các chương trình truyền hình cho trẻ em là rất rõ. Những thơng điệp mang tính giáo dục ấy được thể hiện thơng qua nhiều dạng khác nhau như: trò chơi, các nhân vật hoạt hình, âm nhạc, kể chuyện…tạo nên những chương trình vơ cùng hấp dẫn và sinh động. Các chương trình đã kết hợp khéo léo, linh hoạt giữa nội dung và hình thức để đạt được hiệu quả giáo dục cao dành cho trẻ em. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đạt đượ c các chương trình vẫn cịn tồn tại những khiếm khuyết, hạn chế với nhiều lí do như: chưa nhận thức rõ trách nhiệm của truyền hình với trẻ em, chưa thật sự nắm vững thế mạnh của các dạng chương trình…Vì vậy, cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế đó để sự kết hợp giáo dục và giải trí đạt được kết quả tốt nhất.
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA VIỆC KẾT HỢP YẾU TỐ GIÁO DỤC VÀ GIẢI TRÍ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CHO TRẺ EM