mới có thể truyền tải những nội dung giáo dục dưới nhiều hình thức đa dạng và hấp dẫn, tránh đi vào lối mịn. Đặc biệt là các chương trình sử dụng nhân vật hoạt hình, 3D…nếu khơng có máy móc, kỹ thuật hiện đại sẽ khơng thể làm được.
3.4 Cần có chế độ khuyến khích đãi ngộ phù hợp với những người làm chươngtrình trình
Làm truyền hình cho trẻ em khó hơn xây dựng các chương trình truyền hình cho người lớn. “ Trẻ em là chủ thể của sáng tạo, quan tâm đầu tư cho trẻ em chính
là quan tâm và đầu tư cho tương lai của đất nước mình. Hơn nữa, đây là nhóm cơng chúng lớn nhất trong các nhóm cơng chúng tính theo lứa tuổi, làm chương trình cho trẻ em khơng phải là việc đơn giản, không hề dễ” [ 10tr.102] Người lớn
khơng thể đem tư duy của mình ra để áp đặt vào các chương trình, cho nên cần có sự học hỏi, nghiên cứu và tìm hiểu về trẻ em. Q trình này khơng thể thực hiện trong ngày một, ngày hai. Chính vì vậy, cần có sự đầu tư về tài chính để khuyến khích các phóng viên, biên tập viên dành thời gian và tâm sức cho công chúng đặc thù này. Hơn nữa việc khuyến khích, đãi ngộ phù hợp sẽ tạo ra một động lực để những người làm chương trình phấn đấu đạt được.
Có thể đưa ra một vài cách thức để khuyến khích, đãi ngộ như: làm hay, làm tốt, làm sáng tạo thì sẽ có những phần thưởng và ngược lại. Những chương trình chưa hay, có nhiều khiếm khuyết sẽ bị phạt. Nội bộ trong các đài truyền hình có thể tổ chức ra những cuộc thi để khích lệ phóng viên, biên tập viên sáng tạo ra những farmat chương trình dành cho trẻ em, trong đó đề cao những format kết hợp cả hai yếu tố giáo dục và giải trí. Từ đó, nhân rộng ra phạm vi cả nước để tạo ra một phong trào thi đua, nhằm đầu tư hơn nữa về các chương trình truyền hình dành cho công chúng là trẻ em.
Như vậy, để thể hiện một cách hiệu quả nhất những thơng điệp mang tính giáo dục trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em, thì việc áo dụng đồng bộ các giải pháp trên là điều kiện quan trọng, quyết định thành công của mỗi chương trình.
Tổng kết chương
Mỗi chương trình sẽ có những giải pháp riêng phù hợp với mục đích và tơn chỉ hoạt động của mình. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên kênh VTV3 hiện nay chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp cơ bản mang tình áp dụng chung. Như việc những người làm truyền hình phải thấy được trách nhiệm của loại hình báo chí này với trẻ em, nhận thức rõ ý nghĩa của những chương trình giải trí bao hàm cả nội dung giáo dục, luôn rèn luyện bản thân,trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như những hiểu biết về đặc điểm tâm lý đối tượng mục tiêu của chương trình. Có như vậy thì sự kết hợp giữa yếu tố giải trí và giáo dục mới phát huy được hiệu quả như mong muốn.
KẾT LUẬN
Gần hai mươi năm kể từ khi chính thức tách thành một kênh truyền hình riêng biệt, kênh Thể thao - giải trí và thơng tin kinh tế của Đài truyền hình Việt Nam, VTV3 đã được sự đón nhận nồng nhiệt từ khán giả. Đặc biệt là khán giả nhỏ tuổi. Một cuộc điều tra với hơn 50 trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó hơn 70% các em thường xun xem các chương trình trên kênh VTV3. Điều đó chứng tỏ VTV3 đã tạo cho mình một chỗ đứng riêng với các em nhỏ.
Bằng cách tiếp cận lý thuyết và khảo sát thực tế, trong khoảng thời gian có hạn tơi đã tập trung vào làm rõ sự kết hợp giữa yếu tố giáo dục và giải trí trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên VTV3 hiện nay, thơng qua đó làm nêu lên thực trạng của việc kết hợp, làm rõ những thành cơng và hạn chế của các
chương trình, đồng thời tìm ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng sự kết hợp ấy.
Sau q trình nghiên cứu, tơi đã rút ra kết luận :
Kênh VTV3 thật sự trở thành kênh thơng tin giải trí khơng thể thiếu với khán giả truyền hình, đặc biệt là với khán giả nhí. Các em bị lơi cuốn khơng chỉ bởi những chương trình đã mang lại khơng khí vui vẻ, thư giãn mà còn do khả năng phổ biến, nâng cao kiến thức. Thông qua việc kết hợp khéo léo và nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố giáo dục và giải trí các em được tiếp cận dễ dàng và thoái mái hơn với lượng kiến thức lớn. Các hình thức để truyền đạt được sử dụng đa dạng trong các chương trình. Nguyên nhân của những thành công trên là bởi đội ngũ làm chương trình đa phần là những người trẻ, năng động ít nhiều hiểu về tâm lý trẻ em. Hơn nữa, những người làm chương trình đã biết khia thác lợi thế của truyền hình để tạo ra sự kết hợp khéo léo và hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được một số chương trình cũng cịn hạn chế như: sự kết hợp giữa giáo dục và giả trí chưa thật hài hồ, một số nội dung quan trọng chưa được đề cập đến, nhiều hình thức thiếu sinh động, đi vào lối mịn, nhiều nội dung giáo dục quan trọng chưa được đề cập đến. Trong quá trình kết hợp một số hình thức giải trí chưa được khai thác một cách triệt để. Hạn chế ấy là do người làm truyền hình chưa chú trọng thu thập thơng tin, ý kiến phản hồi từ khán giả, chưa ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của truyền hình với trẻ em…
Từ góc độ nghiên cứu báo chí, tơi xin đưa ra một số giải pháp trên nhiều góc độ để cho sự kết hợp giữa giáo dục và giải trí trở nên linh hoạt và đạt hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình dành cho trẻ em. Đó là những người làm truyền hình phải nâng cao nhận thức về việc sản xuất chương trình truyền hình cho trẻ em cũng như nâng cao về trình độ chun mơn. Trong đó, những người làm chương trình phải nắm vững đặc điểm và thường xuyên điều tra tâm lý và nhu cầu của trẻ em…đây là vấn đề then chốt để giữ và thu hút công chúng.
Mặc dù thời gian nghiên cứu không dài, cũng như có sự hạn chế về kiến thức và tầm hiểu biết nhưng được sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn tơi đã hồn thành khố luận này. Chắc chắn bài khố luận cịn tồn tại nhiều khiếm khuyết, rất mong q thầy cơ và các bạn chỉ bảo, góp ý để tơi có thêm kinh nghiệm quý báu cho bản thân sau này.