Bên cạnh việc giáo dục thơng qua trị chơi, nhân vật hoạt hình, kể chuyện cùng các con vật dễ thương, một số chương trình kể trên cịn kết hợp đa dạng các hình thức khác, làm cho chương trình thêm phần sinh động và hấp dẫn.
Một số hình thức khác đã được sử dụng: giáo dục thông qua âm nhạc, kể chuyện, phim hoạt hình.
Trong 6 chương trình khảo sát, “Chúc bé ngủ ngon” là chương trình sử dụng đa dạng các hình thức này. Nội dung giáo dục chủ yếu là các ứng xử cho trẻ em. Giáo dục thơng qua các bài hát (chương trình phát sóng ngày 24, 27, 28, 30/4), đọc truyện (chương trình phát sóng ngày 20, 26/4), giáo dục thơng qua xem các bộ phim hoạt hình (chương trình phát sóng ngày 20, 25, 27/4…)
- Sử dụng âm nhạc:
Trẻ em từ khi còn thơ bé, trẻ em đã được làm quen với âm nhạc, đó là những lời ru ầu ơ của bà, của mẹ. Âm nhạc có những tác động đến trí óc non nớt của trẻ, giúp trẻ em thông minh và hoạt bát hơn. Nhiều ý kiến cho rằng âm nhạc cịn có khả năng rèn luyện những kĩ năng nhận thức và sự phối hợp thể chất. Nhún theo nhịp và nhảy múa cũng làm tăng kĩ năng phối hợp những cơ bắp còn non nớt để những đứa trẻ có sức khoẻ và khả năng phối hợp tốt. Trong quá trình chuyển tải kiến thức, chương trình “Chúc bé ngủ ngon” đã khai thác yếu tố này. Có thể đưa ra một vài ví dụ điển hình: giáo dục các em nhỏ biết nhận lỗi, biết cư xử lịch sự, các em nhỏ thông qua bài hát “Chim Vành khuyên” ( phát sóng ngày 24/4), giáo dục các em biết thương yêu ông bà, cha mẹ qua bài hát “Cả nhà thương nhau” (phát sóng ngày 28/4)…
Bên cạnh việc sử dụng các bài hát như một hình thức giáo dục, tất cả các chương trình nói trên đều sử dụng âm nhạc để tạo nên sự sinh động và hấp dẫn riêng. Bất cứ chương trình nào của “Chúc bé ngủ ngon” và “Mười vạn câu hỏi vì
sao” cũng đều được thể hiện trên một bản nhạc không lời nhịp nhàng, khơng to
q và khơng át đi tiếng chuyện trị của các nhân vật.
Riêng chương trình “Trẻ em ln đúng” và “Đường lên đỉnh Olympia” tuy khơng có những bài hát riêng nhưng lại sử dụng âm thanh một cách thú vị trong phần mở đầu, và giữa các phần giới thiệu. Nó vừa giúp cho người chơi và người xem cảm thấy thư giãn, lại vừa có đơng lực để bước tiếp vào những vòng thi sau. Mặc dù chỉ là phần phụ, chiếm dung lượng nhỏ trong chương trình nhưng tất cả những yếu tố đó đều khiến cho q trình tiếp thu kiến thức của các em không bị khô cứng và buồn tẻ.
Mặc dù dung lượng âm nhạc sử dụng trong các chương trình khơng nhiều nhưng do xác định được thế mạnh của hình thức này nên hầu hết các chương trình truyền hình dành cho trẻ em , qua khảo sát đều thấy sử dụng rất linh hoạt âm nhạc vào trong chương trình. Ngồi nhạc cắt dùng để phân biệt giữa các mục của một chương trình nhiều chương trình đã đầu tư sản xuất những bài hát riêng. Chương trình “Chúc bé ngủ ngon”, “Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”, và “Mười vạn câu
hỏi vì sao” là những chương trình như vậy.
Những bài hát của các chương trình nói trên cũng rất dễ nhớ và hấp dẫn các em. Với “chúc bé ngủ ngon” ca từ của bài hát hết sức mượt mà, êm ái và ngắn gọn, như tiếng ru đưa các em vào giấc ngủ: “Bé ơi, ngủ ngoan đêm đã khuya rồi, để những giấc mơ đẹp sẽ luôn bên em. Bé ơi ngủ ngoan trong tiếng ru hời, vầng trăng đợi em, cùng bay vào giấc mơ, à ơi à ơi à à ơi. Chúc bé ngủ ngon!” Và ngay trong chính lời hài hát này, nội dung giáo dục cũng được gửi gắm một cách khéo léo thông qua một số từ ngữ: “bé ơi ngủ ngoan đêm đã khuya rồi”, “bé ơi ngủ ngoan trong tiếng ru hời”…ca khúc vừa như một lời ru nhẹ nhàng, lại như một lời nhắc nhở các bé đi ngủ đúng giờ.
Cịn trong chương trình “Mười vạn câu hỏi vì sao” lời bài hát rộn ràng, như thúc giục các em đến với những khám phá mới : “Cao cao như đất cao, trời cao vẫn cao. Đất đất rộng lớn lao vẫn không hơn được trời. Bao ngôi sao lấp lánh kia mặt trăng uốn lưỡi liềm, cịn sao chổi dài lê thê cái đi nơi cầu vồng sắc tươi. Thời gian đi qua mau làm sao bạn biết được. Ngọn gió kia dạy lên sóng nhấp nhơ mặt trời như đang cười. Chỉ cần bạn thích và suy nghĩ và suy nghĩ tìm tịi cho biết. Bao nhiêu thắc mắc đó sẽ có câu trả lời giúp bạn ngay, rồi thế, bạn thích bạn sẽ nghĩ suy tìm tịi cho thấu. Bao nhiêu thế giới trong chúng ta thật diệu kỳ mà ta biết được”. Lời bài hát giáo dục các em phải ln khám phá những điều kì diệu trong cuộc sống, và chắc chắn những thắc mắc sẽ được giải đáp nếu như các em biết “suy nghĩ tìm tịi”.
Ca khúc trong chương trình “Ai thơng minh hơn học sinh lớp 5” cũng có những ý nghĩa riêng: “ đến với những kiến thức lớp 5 ngày xưa, lấy giấy bút chúng ta cùng thi và chơi, cùng thầy trò học sinh vào lớp học này, nào cùng thi để xem là ai thông minh hơn học sinh lớp 5”. Những ca từ này đều mang ý nghĩa khuyến khích các em học tập để chứng tỏ tài năng, và sự thơng minh của mình.
-Ngồi những yếu tố kể trên, nội dung giáo dục ít nhiều cịn được thể hiện ở chính MC dẫn chương trình. Mỗi lời nói, cử chỉ và thái độ của MC trong chương trình cũng góp phần khơng nhỏ đến thành công và hiệu quả giáo dục của các thơng điệp mà chương trình muốn chuyển tải.
- Giáo dục thông qua lời dẫn của người dẫn chương trình:
MC trong chương trình “Trẻ em ln đúng” là Biên tập viên Trần Quang Minh. Anh là người đã đồng hành với chương trình từ khi ra đời cho đến tận thời điểm này. Anh cũng là một MC có kinh nghiệm trong vai trị là người dẫn chương trình truyền hình dành cho trẻ em. Trong suốt thời gian đồng hành với chương trình, MC Quang Minh đã chứng tỏ được sự tinh tế, hài hước và rất khéo léo. Không chỉ là người đưa tới cho khán giả trẻ em kiến thức thơng qua các câu hỏi của chương trình, mà đơi khi bằng sự tinh tế của mình anh đã mang tới cho trẻ em
những kiến thức về cách ứng xử. Ví dụ, trong chương trình phát sóng ngày 18/2, khi em nhỏ Mai Linh giao lưu với người chơi ở đội người lớn bằng một câu hỏi: “cháu thắc mắc khơng biết nếu mà chú đi dạy thì chú đi gì đến chỗ dạy?” Câu hỏi này của Mai Linh đã làm cho người chơi là người lớn hơi lúng túng, bởi lẽ ra em nên hỏi: “cháu thắc mắc không biết chú sẽ đi bằng phương tiện gì tới chỗ dạy học?” thì sẽ rõ nghĩa và lịch sự hơn. Và ngay sau đó, MC Trần Quang Minh cũng đã nhắc lại câu hỏi ấy của Mai Linh: “cháu thắc mắc không biết chú đi bằng phương tiện gì đến chỗ dạy?”
Trong chương trình “Ai thơng minh hơn học sinh lớp 5” dẫn chương trình là MC Thanh Bạch, một MC dày dạn kinh nghiệm và được đào tạo chun mơn về dẫn chương trình. Mặc dù khơng phải là MC trẻ tuổi nhưng khuôn mặt biểu cảm, cách dẫn dắt lưu lốt và các động tác hình thể dí dỏm đã chinh phục được khán giả nhỏ tuổi. Chính bởi vậy mà các câu hỏi được MC này gửi đến khán giả cũng thu thút và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Trong hai chương trình “Chúc bé ngủ ngon” và “Mười vạn câu hỏi vì sao” Hai MC đã thực hiện rất tốt vai trị người dẫn chương trình truyền hình cho thiếu nhi. Cụm từ được hai MC thường xuyên sử dụng đó là “đúng khơng nào các em? phải khơng các em?” …hợp với tâm lý của trẻ em ở độ tuổi này. Chương trình “Chúc bé ngủ ngon” đã bốn lần thay MC, so với người dẫn chương trình năm 2011, chị Kính Hồng hiện tại đang được nhiều trẻ em yêu thích và cũng khắc phục được những hạn chế như: nói trống khơng, giọng chưa truyền cảm…
Trẻ em trong độ tuổi thiếu nhi rất thích được yêu chiều, và nghe những lời nói diễn cảm và nhẹ nhàng. Cách xưng hơ và nói chuyện ân cần, sẽ lơi cuốn các em vào câu chuyện, và cũng thể hiện sự lắng nghe các em của người dẫn chương trình. Với cách dẫn dắt tinh tế như vậy, chức năng giáo dục trong các chương trình cũng sẽ đạt được hiệu quả cao.