13.1. Giới thiệu
Đôi khi chúng ta nghĩ xà lách, hay rau diếp, chỉ là một loại rau ghém nhưng chúng lại là nguồn dồi dào folate và chất xơ pectin. Thành phần dinh dưỡng trong xà lách còn tùy thuộc vào màu sắc của rau: rau có màu đậm thì chứa nhiều beta-carotene. Xà lách cũng có tác dụng giải khát, lợi tiểu và làm dịu thần kinh, nước ép rau hơi đắng, có tác dụng làm dịu và giảm đau tự nhiên nhờ chất lactucarium( dịch màu trắng sữa tập trung nhiều ở phần cuống lá)
Hình 23: Xà lách búp
13.2. Phân loại
■ Xà lách búp
Có lá dày, mọng nước, chứa khống chất dễ hấp thu.
Có màu sắc đậm do chứ các hoạt chất chống oxy hóa có lợi như carotene và anhthocyanin.
13.3. Cơng dụng
■ Xoa dịu và an thần
Xà lách sẫm màu, đắng chứa hoạt chất lactucarium giúp làm dịu thần kinh, giảm hồi hợp và giúp an thần.
■ Tiêu hóa và lợi tiểu
Xà lách chứa một lượng lớn chất xơ giúp giảm chứng đầy hơi và đau bụng. Hàm lượng nước tự nhiên có trong rau giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
■ Chữa bệnh trĩ
Hoạt tính se chặt tự nhiên của xà lách giúp tăng cường sự dẻo dai cho mạch máu và có thể chữa bệnh trĩ.
13.4. Hấp thu tối đa dưỡng chất
■ Chọn lá to
Xà lách lá to, bung xịe thì giàu các dưỡng chất thiết yếu đặc biệt là chlorophill, sắt, beta- carotene và vitamin C-hơn xà lách búp nhạt màu(hầu như chỉ có nước).
■ Ăn xà lách lá đỏ
Xà lách lá đỏ chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa bổ sung thêm dưỡng chất cho nhu cầu mỗi ngày.
■ Chọn rau tươi
Giá trị dinh dưỡng của xà lách phụ thuộc vào các loại rau, thơi fdieerk tỏng năm và thời gian bảo quản. Để thu nhận tối đa dưỡng chất từ xà lách và các loại rau ăn lá khác, hãy ăn theo mùa và chọn lá tươi.
13.5. Chế biến
■ Ăn cùng trái cây
Vị tươi mát của xà lách rất thích hợp để ăn cùng với trái cây tươi.
Trà được pha từ xà lách có tác dụng an thần về đêm. Cho 3-4 lá xà lách đậm màu và 1-2 lá bạc hà vào 300ml nước, đun trong 15 phút, lọc lấy nước và thuong thức.