4.2.3 .Tăng cường cơng tác Marketing và thực hiện tốt chính sách kháchhàng
4.2.7 Tăng cường công tác bán chéo sản phẩm, phối hợp chặt chẽ giữa khối bán lẻ
Hoạt động của khối khách hàng doanh nghiệp tập trung phát triển cho vay tổ chức doanh nghiệp của các tập đoàn. Việc phối hợp giữa khối khách hàng doanh nghiệp và bán lẻ cho phép khai thác bán chéo các sản phẩm cá nhân đến với các cán bộ, người lao động lãnh đạo của các tập đoàn, tổ chức, doanh nghiệp đặc biệt là các cá nhân có thu nhập cao. Hơn nữa, cho phép gắn kết các cam kết cung cấp dịch vụ bán chéo sản phẩm trong các gói sản phẩm đến với các tổ chức doanh nghiệp này, giúp ngân hàng khai thác tối đa lợi thế của mình.
Thị trường ngân hàng bán lẻ mang lại cơ hội đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, cơ hội mua bán chéo với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Chính vì vậy, việc hợp tác liên kết để tăng lượng khách hàng, tăng thị phần dịch vụ ngân hàng bán lẻ luôn được các ngân hàng liên tục đẩy mạnh. Việc hợp tác sẽ giúp tận dụng thế mạnh của đối tác để giảm bớt điểm yếu. Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng, kênh phân phối giúp hai bên cùng nhau bán hàng dễ dàng hơn, tận dụng nguồn lực, nguồn khách hàng của hai bên để cùng nhau gia tăng thị phần với chi phí thấp nhất. Điều này chỉ giúp các bên tham gia liên kết được nhiều hơn mất.
Định hướng mở rộng liên kết tập trung vào các đối tác như: đối tác trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, đối tác trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, các đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ điện nước, liên kết với các đối tác trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhằm thu hút nguồn kiều hối, liên kết với các đối tác cùng ngành để gia tăng tiện ích thanh tốn liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong thời gian qua, Vietinbank Chương Dương đã bắt đầu triển khai các hoạt động hợp tác kinh doanh với các tập đoàn bán lẻ như Big C, nhằm phát triển dịch vụ thanh toán lương, dịch vụ thanh toán bán lẻ bằng cách kết nối các hình thức thanh tốn qua thẻ dành cho người tiêu dùng mua hàng tại các điểm bán hàng của Big C. Trong thời gian tới, Vietinbank Chương Dương tiếp tục duy trì và mở rộng liên kết với các công ty, tập đoàn phát triển trong lĩnh vực bán lẻ, nhằm phát triển và mở
109
rộng kênh phân phối dịch vụ thanh tốn từ xa như góp phần vào việc cung cấp các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ cho người tiêu dùng.
Vietinbank Chương Dương cũng cần tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng khách hàng như bưu điện, hàng khơng, điện lực, cấp thốt nước, kinh doanh xăng dầu, tăng cường hợp tác với các công ty tài chính, bảo hiểm, nhằm ứng dụng các tiện ích gia tăng của sản phẩm thẻ hiện có để cung cấp dịch vụ thanh toán cho một khối lượng khách hàng khổng lồ của các đối tác này.
Trong mảng kinh doanh bán lẻ, dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu. Phát huy vai trò chủ đạo trong liên minh thanh toán thẻ trên thị trường Việt Nam, Vietinbank cần tăng cường liên kết hơn nữa với các ngân hàng khác để nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có và mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM. Hiện tại, các liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng trong liên minh thẻ mới chỉ dừng lại ở mức cung cấp dịch vụ rút tiền mặt, các giao dịch chuyển khoản vẫn chỉ thực hiện được trong cùng hệ thống. Để phát triển dịch vụ bán lẻ, tăng tiện ích dịch vụ cho chủ thẻ, các ngân hàng cần mở rộng hợp tác kinh doanh sang mảng thanh toán chuyển khoản liên ngân hàng qua thẻ.