Khi lập hồ sơ xin bở sung quyền nhập khẩu, đối với hoạt động bán các sản phẩm hoàn thiện nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THEO CÁC YÊU CẦU CỦA WTO VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 43 - 45)

hoàn thiện nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp được yêu cầu phải giới hạn ở chỉ một nhà phân phối được cấp phép đối với mỗi nhóm hàng thuộc một chương của Hệ thống Hài hòa (“Harmonized System – HS”), theo điểm 3.1d của Thông tư 09/2007.

Rõ ràng, đây là một quy định phản ánh một tư duy áp đặt của nhà quản lý về thói quen, và cảm tính hợp lý của mình lên hoạt động kinh tế thương mại trong khi trên thực tế, một doanh nghiệp sẽ kinh doanh rất nhiều nhóm sản phẩm khác biệt, việc giới hạn ở một nhà phân phối được cấp phép sẽ cản trở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hơn nữa, trước khi nêu vấn đề điểm 3.1d của Thông tư 09 có tương thích với các cam kết WTO hay không, khi thử xác định những ai thuộc đối tượng điều chỉnh của Ðiểm 3.1d với

một trường hợp cụ thể: Nếu một doanh nghiệp liên doanh trong lĩnh vực phân phối đã được thành lập theo các thủ tục được phép theo WTO (không quá 49% sở hữu nước ngoài trong năm 2007 và không quá 99% trong năm 2008), liệu rằng doanh nghiệp liên doanh đó có bị giới hạn bởi Ðiểm 3.1d đối với hoạt động phân phối mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho chỉ một thương nhân tại Việt Nam hay không? Tương tự như vậy, liệu Ðiểm 3.1d có giới hạn các pháp nhân 100% vốn nước ngoài chỉ được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một pháp nhân kinh doanh hay không?

Thêm vào đó, theo Ðiểm 3.1d liệu giới hạn của hoạt động bán một nhóm hàng nhập khẩu cho một nhà phân phối theo uỷ quyền sẽ áp dụng theo mỗi chuyến hàng hay theo mỗi nhóm sản phẩm? Ví dụ, liệu một công ty có thể bán cho công ty X một nhóm sản phẩm nhập khẩu vào tháng Một và sau đó bán cùng nhóm sản phẩm đó cho công ty Y vào tháng Hai được hay không?

Trả lời các câu hỏi trên đều đi đến một kết luận rằng, nội dung giới hạn mà điểm 3.1d là chưa phù hợp và dưới sự phản ứng của các doanh nghiệp, Thông tư 05/2008 đã sửa nội dung một nhóm hàng cho một nhà phân phối thành “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu được bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó.” (nội dung đ trong điểm 3.1 mới)

Nghĩa là, trong trường hợp này, việc khiếu nại hay phản ánh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra chuyển biến tích cực trước hết đối với thái độ, phong cách làm việc, và sau đó, sẽ mang lại những điều chỉnh pháp lý phù hợp.

Hơn thế nữa, cũng trong chính vấn đề này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng phản ánh cách hiểu khác nhau về Nghị định 23/2007 của UBND tỉnh và cơ quan quản lý đầu tư (Sở Kế hoạch đầu tư hay Ban Quản lý Các Khu công nghiệp và Khu chế xuất tỉnh). Chẳng hạn, HEPZA (Ban Quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP HCM) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu người nộp hồ sơ đăng ký quyền nhập khẩu phải nêu rõ danh tính của nhà phân phối duy nhất mà họ lựa chọn cho mỗi sản phẩm nhập khẩu, thậm chí trước khi họ được cấp giấy phép hoạt động, và Giấy Ðăng ký Kinh doanh của nhà phân phối đó phải được đính kèm theo hồ sơ đăng ký. Tuy nhiên, các mẫu đơn đính kèm theo Thông tư 09 không yêu cầu cụ thể điều này, và các cơ quan có thẩm quyền khác ở địa phương cũng không yêu cầu điều này. Những người nộp đơn đăng ký đã phản đối vì họ không thể luôn xác định được nhà phân phối mà họ sẽ sử dụng cho tới khi họ đã được thành lập, và họ có thể muốn thay đổi nhà phân phối của mình sau khi họ đã thành lập mà không cần phải nộp đơn để xin phép lại.

Đương nhiên, yêu cầu trên của HEPZA là có cơ sở pháp lý khi áp dụng một cách cứng nhắc quy định 3.1d Thông tư 09/2007, nhưng lưu ý rằng đây là một quy định rất mới, cụ thể trong khi Nghị định 23/2007 không yêu cầu về vấn đề này.

Thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Mỹ cũng đề nghị, nếu các nhà đầu tư gặp phải những khúc mắc với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về vấn đề thực thi các cam kết WTO trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối, thì họ cần liên hệ với ai để giải quyết những câu hỏi này một cách hiệu quả nhất ?

Đương nhiên, vì cơ quan quyết định là UBND cấp tỉnh, nhưng hồ sơ được thụ lý giải quyết tại cơ quan chuyên môn là Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý các Khu

công nghiệp và Khu chế xuất nên nếu cần liên hệ, địa chỉ vẫn là UBND tỉnh. Thực tế, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài với phong cách làm việc mới của phương Tây, nhấn mạnh sự minh bạch, kết hợp với thủ tục và trình tự của Luật Khiếu nại và tố cáo, sẽ gây tác động rất lớn đến tác phong và phương pháp làm việc một cách nhanh chóng hơn là đến các văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THEO CÁC YÊU CẦU CỦA WTO VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w