Tác động của các cam kết WTO nêu trên tới pháp luật về nhượng quyền thương mại hiện hành

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THEO CÁC YÊU CẦU CỦA WTO VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 42 - 43)

thương mại hiện hành

Dù đã liệt kê những bất cập của pháp luật Việt Nam trong nhượng quyền thương mại nhưng cần lưu ý rằng, các cam kết WTO sẽ không phải là phương thuốc chữa những điểm bất cập đó, khi chúng chỉ giới hạn trong những quy định nhằm dỡ bỏ hàng rào cản trở việc tiếp cận thị trường của thương nhân đến từ các quốc gia Thành viên WTO, cũng như chống lại phân biệt đối xử giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân trong nước. Với một lộ trình tiếp cận thị trường Việt Nam tương đối rõ ràng, lại chỉ có một hạn chế đơn giản về chiều ngang: người đứng đầu chi nhánh là người Việt Nam, cộng thêm đặc thù ngành về phương thức 1 chiếm ưu thế hơn các phương thức khác, mức độ tác động của các cam kết WTO đến pháp luật về nhượng quyền thương mại sẽ như sau:

- Với các quy phạm pháp luật chung như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật phá sản: Tác động sẽ rất hạn chế, thậm chí là không đáng kể;

- Với nội bộ các quy phạm pháp luật trong phạm vi chuyên ngành nhượng quyền thương mại: Tác động tích cực nhất định, đặc biệt là vấn đề thủ tục hành chính (như đã phân tích về bất cập tại 2.5.3, điểm b) khi mà đối tượng tham gia thủ tục hành chính là các doanh nghiệp nước ngoài với yêu cầu minh bạch hoá thông tin và trong mối quan hệ với Luật Công nghệ và Luật sở hữu trí tuệ (như đã phân tích về bất cập tại 2.5.3, điểm c).

2.5. Tác động của các cam kết WTO và xu hướng phát triển của các quy phạm pháp luật về thương mại dịch vụ phân phối phạm pháp luật về thương mại dịch vụ phân phối

Trước hết, đến thời điểm hiện tại, sau hơn 10 năm bền bỉ đàm phán với nhiều đối tác, trên cơ sở tự hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như cơ cấu tổ chức xã hội của mình, Việt Nam đã gia nhập WTO được gần 02 năm, các cam kết WTO đã được Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn và đã có hiệu lực thi hành.

Nghị định số 23/2007/NĐ – CP ngày 12/02/2007 về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Thông tư 09/2007/TT – BTM hướng dẫn thi hành Nghị định 23/2007/NĐ – CP nêu trên và thậm chí cả Thông tư 05/2008/TT – BCT ngày 14/4/2008 sửa đổi Thông tư 09/2007/TT – BTM

cũng đã được ban hành. Tức là, cam kết về một văn bản pháp lý của Việt Nam trong khi gia nhập đã được thực hiện. Tuy nhiên, từ khung pháp lý mà văn bản này thiết lập, còn rất nhiều vấn đề cần phải được tiếp tục làm rõ và phát triển.

Chẳng hạn, khi nghiên cứu khung pháp lý này, đối chiếu với hoạt động của các Thành viên của mình, các doanh nghiệp Thành viên đã gửi những vấn đề khúc mắc đến Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam đã đề nghị Bộ Công Thương trao đổi về rất nhiều vấn đề, nhưng có thể tóm tắt như sau:

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THEO CÁC YÊU CẦU CỦA WTO VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w