Vấn đề quy hoạch chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và rào cản thương mại đối với những cửa hàng bán lẻ lớn

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THEO CÁC YÊU CẦU CỦA WTO VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

mại đối với những cửa hàng bán lẻ lớn

Nhiều người lo lắng về một lượng nhà đầu tư nước ngoài lớn sẽ tràn vào hoạt động bán lẻ khi Việt Nam gia nhập WTO như trường hợp đã sảy ra Trung Quốc mở cửa phân phối thị trường phân phối. Một số phép tính đã cho biết rằng, trong bán kính 35km trên đất nước Trung Quốc, nếu Carrefour, nhà bán lẻ số 2 thế giới, mở một đại siêu thị thì cùng lúc có 3 đại gia phân phối Trung Quốc phá sản. Khả năng này cũng có thể sẽ diễn ra tại Việt Nam . Hiện tại, các tập đoàn tên tuổi như: Metro Cash & Carry (Đức), Big C của Tập đoàn Bourbon (Pháp), Parkson của Tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc)… đã có mặt tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn lớn khác của châu Á và thế giới cũng đang có kế hoạch gia nhập thị trường.

Khi đối diện với vấn đề này, chính sách thương mại hiện tại của Việt Nam thực sự lúng túng vì:

i) Bán lẻ nước ngoài có làm tác động như thế nào đến hệ thống chợ - kênh phân phối của Việt Nam hay không? Chưa có bất kỳ một dự báo nào thực sự thuyết phục.

ii) Chúng ta mong muốn phát triển hệ thống phân phối nội địa trên một kết cấu hạ tầng thương mại mạnh (không bị nước ngoài kiểm soát) với sự kết hợp giữa truyền thống (chợ) và hiện đại (trung tâm thương mại và siêu thị), vậy bán lẻ nước ngoài sẽ giữ vị trí nào trong hệ thống này, kết nối vào điểm nào. Chưa có câu trả lời chính xác.

Bên cạnh đó, người ta còn chứng kiến sự lo lắng của chính những người lãnh đạo chính quyền: họ muốn làm một điều gì đó trong hỗ trợ doanh nghiệp thương mại trong nước cạnh tranh ngay trên sân nhà nhưng chưa biết bắt đầu tư đâu.[34]

Rõ ràng, trong trường hợp này, việc nghiên cứu kỹ lưỡng các rào cản thương mại và hạn chế đối xử quốc gia (trong WTO) trong hiện tại cũng như trong tương lai là hết sức quan trọng và cần thiết nhằm bảo vệ an ninh kinh tế cũng như bảo hộ thương nhân trong nước, chẳng hạn như việc xây dựng các quy định pháp luật về cửa hàng có quy mô lớn (siêu thị), chính sách chống liên kết theo cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang, và cụ thể hóa quy định hạn chế căn cứ từ nhu cầu kinh tế như các nội dung sau đây.

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THEO CÁC YÊU CẦU CỦA WTO VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 32 - 33)