Về sự phối hợp không nhịp nhàng giữa các đạo luật cơ bản (Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao Công nghệ) trong nhượng quyền Pháp

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THEO CÁC YÊU CẦU CỦA WTO VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao Công nghệ) trong nhượng quyền. Pháp luật về thuế cũng chưa có quy định cụ thể việc hạch toán, tính thuế đối với mức phí nhượng quyền và các khoản thu khác liên quan đến nhượng quyền.

Tuy rằng trước đây, cấp đặc quyền kinh doanh đã từng được xem là một hoạt động chuyển giao công nghệ, nhưng cùng với Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương mại được xem là bán quyền thương mại đặc trưng bởi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tương kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền ... Vậy thì, theo quan niệm của ngành thương mại “chuyển giao công nghệ” là một khái niệm con của khái niệm “nhượng quyền thương mại”.

Trong khi đó, với Luật Chuyển giao công nghệ 2006 lại quy định: “Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp”. [45] Và đối tượng sở hữu công nghiệp, theo Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm cả tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa …[46] Hơn nữa, trong Luật Chuyển giao công nghệ cũng quy định, việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức “(1) Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập; (2) Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây: dự án đầu tư; hợp đồng nhượng quyền thương mại; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ; (3) Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật”[47]. Điều này nghĩa là, theo quan niệm của ngành Khoa học và Công nghệ thì “nhượng quyền thương mại” là khái niệm con của “chuyển giao công nghệ”.

Hệ lụy cho sự tồn tại hai quan niệm trên là cùng một hoạt động cụ thể nhưng có thể doanh nghiệp/thương nhân sẽ vừa phải đăng ký nhượng quyền thương mại ở Bộ Thương mại (hoặc các Sở Thương mại) vừa phải đăng ký chuyển giao công nghệ ở Bộ Khoa học và

Công nghệ (hoặc các Sở Khoa học và Công nghệ). Tình trạng chồng chéo này nếu không được giải quyết sẽ gây khó khăn rất lớn cho DN trong quá trình thực hiện.

2.4.4. Tác động của các cam kết WTO đối với sự điều chỉnh pháp luật về franchising franchising

Một phần của tài liệu TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI THEO CÁC YÊU CẦU CỦA WTO VÀ CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w