Một số vấn đề đặt ra trong việc nâng cao tính tích cực xã hội của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu Luan van tính tích cực xã hội của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở nghệ an hiện nay (Trang 68 - 72)

của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở Nghệ an hiện nay

Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng dào về khống sản, đồ gỗ thủ cơng mỹ nghệ, quần áo may mặc sẵn, sản xuất tấm lợp, cơ khí sửa chữa, dầu ăn, điện nước... với nguồn nhân lực trẻ dồi dào ham học hỏi, ham hiểu biết, thông minh, sáng tạo trong quá trình đổi mới đã tiếp thu nhanh tri thức khoa học, tận tụy, năng động. Với tiềm năng dồi dào lâm, hải sản nhưng Nghệ An vẫn là

một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Con người Nghệ An vẫn một nắng hai sương, lam lũ mà vẫn chật vật. Nên công tác đặt ra là phải khắc phục những khó khăn để phát huy TTCXH của người lao động với việc phát triển LLSX cơng nghiệp ở Nghệ An có hiệu quả.

Thứ nhất: Công tác giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng dồi dào về vật liệu xây dựng, khoáng sản, lâm sản thủy hải sản, nơng sản, có ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống, nhưng thiếu hẳn đội ngũ có trình độ cao, cơng nhân lành nghề để chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ phụ vụ chế biến nông sản sau thu hoạch, chế biến lâm sản, chế biến hải sản và sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường, phục vụ xuất khẩu và sử dụng công nghệ sản xuất các thiết bị cao cấp trong ngành công nghiệp.

Tuy nhiên giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn lực, cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý, đào tạo không gắn với nhu cầu thực tế, giáo dục hướng nghiệp chưa được chú ý đúng mức. Quản lý hỗ trợ giáo dục đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp và dạy nghề cịn nhiều bất cập, quy mơ, cơ cấu ngành nghề đào tạo thiếu cân đối. Tình trạng đào tạo nhiều cán bộ thuộc một số chuyên ngành như: cao đẳng kế toán, cao đẳng y, trung cấp kế toán... Nhưng lại thiếu kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư chế biến lâm sản, các ngành kỹ thuật người học giảm dần. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo còn thấp, giáo dục ở vùng sâu, ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu cịn nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục cịn thấp so với u cầu của q trình phát triển LLSX cơng nghiệp ở đây, đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học cịn thiếu; tình trạng tiêu cực trong thi tuyển sinh vẫn cịn.

Tình trạng đào tạo quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ chiếm tỷ lệ còn thấp so với tổng số LLSX trong ngành cơng nghiệp.

Lợi ích chính đáng của một bộ phận người lao động có lúc có nơi cịn bị xâm hại nghiêm trọng. Trên thực tế, lợi ích của người lao động trong những trường hợp nhất định vẫn chưa được đảm bảo. Do chưa quen với việc chuyển đổi cơ chế, cùng với mơi trường pháp luật chưa hồn thiện nên thường nảy sinh tình trạng xâm phạm lợi ích, hoặc đối xử tùy tiện đối với người lao động như trừ lương, tăng giờ làm, cho thơi việc.... Chế độ tiền lương và đãi ngộ cịn bất hợp lý, mang nặng tính bình qn, coi nhẹ giá trị chất xám. Chính sách thu hút có trình độ cao, cơng nhân lành nghề chưa thực sự hấp dẫn, chưa đầu tư đúng mức xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc và thu nhập từ lương của LLSX công nghiệp chưa đảm bảo ảnh hưởng đến việc phát triển công nghiệp của Tỉnh nhà..

Thứ hai: Vấn đề phát huy dân chủ là một trong nhân tố tạo điều kiện

tối đa phát huy LLSX cơng nghiệp. Tuy nhiên tình trạng vi phạm quy chế dân chủ còn thường xuyên xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị, cơ sở và khu cơng nghiệp. Tình trạng mất đồn kết, khiếu kiện kéo dài, dân tranh chấp đất đai, gây rối trật tự công cộng gây ra ở một số nơi, việc thực hiện quy chế dân chủ nhiều lúc nhiều nơi chưa đầy đủ và thường xuyên nhất là các nội dung công nhân biết, công nhân bàn biết trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng như trong quản lý LLSX cơng nghiệp, chế độ chính sách, các phương án hỗ trợ, ưu đãi... Một số thủ tục, hành chính cịn rườm rà, chậm được cải cách, gây bức xúc cho công nhân, một bộ phận cán bộ công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn gây phiền hà sách nhiễu, phong cách lề lối làm việc của cán bộ, công chức chậm đổi mới, không theo kịp yêu cầu. công tác phê và tự phê nhiều nơi cịn mang tính hình thức, chưa đúng thực chất. Tình trạng cán bộ, đảng viên nể nang, né tránh đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực cịn khá phổ biến.

Thứ ba: Cơ chế chính sách của người lao động cịn nhiều bất cập chưa

còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của cơng cuộc đổi mới. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước nói chung và việc thực hiện, áp dụng chính sách của tỉnh Nghệ an cịn hạn chế, chính sách thu hút nhân tài, chính sách xã hội về giải quyết công ăn việc làm đối với người lao động cịn thiếu mở cửa, thiếu tồn diện trong các giải pháp, thiếu đồng bộ trong các biện pháp về kích thích phát triển trong tỉnh về nguồn lao động trong những năm qua, do đó khơng tạo thêm được nhiều việc làm trong q trình phát triển LLSX cơng nghiệp như mong muốn. Các chính sách giải quyết việc làm và thu hút lao động tại vùng trọng điểm của sản xuất cơng nghiệp cịn nhiều bất cập. Cho đến nay tỉnh Nghệ An chưa có các chính sách về cơ chế cụ thể để có thể thu hút được đơng đảo LLLĐ có trình độ chun mơn kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp của tinh Nghệ An.

Chế độ trọng dụng nhân tài chưa được quan tâm đúng mức. Người tài, người có nhiều đóng góp tích cực chưa được đánh giá và đãi ngộ xứng đáng, tình trạng lẫn lộn giữa người tài với người chỉ có bằng cấp nhưng khơng có thực tài làm triệt tiêu động lực phát huy nhân tài. Mặt khác chưa có chính sách thỏa đáng để khuyến khích thu hút nguồn nhân lực có trình độ,cơng nhân kỹ thuật từ các nơi về tỉnh. Thậm chí cịn để xẩy ra tình trạng một lao động có tay nghề, có chun mơn nghiệp vụ giỏi đi tìm việc làm ở các tỉnh khác. Tình trạng sinh viên sau khi được đào tạo ở các trường đại học không muốn quay về tỉnh cơng tác, trong đó một phần do cơ chế chính sách cịn nhiều hạn chế của tỉnh.

Vấn đề xây dựng nhà ở, nơi sinh hoạt cho người lao động, chợ, trường học, cơ sở y tế... gần như chưa được đặt ra trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, điều kiện làm việc của người lao động thường xuyên bị tăng ca, tăng kíp từ 9h- 14h đồng hồ/ ngày nên thời gian nhàn rỗi đâu để còn thưởng thức các phương tiện nghe, nhìn, đọc sách báo. Hầu như cơng nhân, người lao động khơng có thời gian tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục

thể thao tại địa phương. Mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của họ thật là ít ỏi, khiêm tốn.

Tóm lại, do bất cập của việc quy hoạch tổng thể,các khu công nghiệp chúng ta chưa tạo được điều kiện tốt cho người lao động an cư lạc nghiệp, do đó phần đơng người lao động ở các khu công nghiệp vẫn phải sống trong khu nhà trọ tạm bợ, mất vệ sinh và khơng an tồn., đặc biệt là đời sống văn hoá, tinh thần của họ cịn có nhiều điểm để chúng ta, băn khoan, trăn trở.

Một phần của tài liệu Luan van tính tích cực xã hội của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở nghệ an hiện nay (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w