Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng bền vững, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động

Một phần của tài liệu Luan van tính tích cực xã hội của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở nghệ an hiện nay (Trang 72 - 78)

vững, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động

Nghệ An có nhiều điều kiện cần thiết và thuận lợi để xây dựng và phát triển một ngành cơng nghiệp tồn diện, đặc biệt là cơng nghiệp chế biến nơng, lâm thủy hải sản,cơng nghiệp khai thác, hóa chất, sản xuất VLXD...

Hiện nay ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn chưa phát huy hết lợi thế, tiềm năng của Tỉnh cho nên để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, ổn định và bền vững, cần phát huy triệt để nội lực của tỉnh Nghẹ An, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư trong và ngồi nước bằng hình thức liên doanh, liên kết với nước ngoài, với các thành phần kinh tế trong nước, kể cả kinh tế quốc doanh trung ương cũng như kinh tế tư nhân, sớm hình thành các chính sách, cơ chế kinh tế linh hoạt nhằm động viên khuyến kích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào công nghiệp Nghệ An.

Đồng thời Nghệ An cần phải rà soát, bổ sung quy hoạch, điều tra đánh giá lại tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Xác định danh mục dự án đầu tư cho phát triển công nghiệp trọng điểm.

Hồn thành việc thăm dị đánh giả nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn lợ biển làm cơ sở thu hút đầu tư vào Nghệ An. Trước hết là đá vơi, đá trắng sét, Xi măng, đá granít...trên cơ sở đó quy hoạch phát triển cơng nghiệp, sản xuất và khai thác khoáng sản.

Hướng tập trung và ưu tiên là phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh, có thị trường,sản xuất sản phẩm thu hút nhiều lao động, có nguồn thu ngân sách lớn, đó là lĩnh vực chế biến nơng sản thực phẩm, chế biến nước giải khát, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khống sản.Sắp xếp đổi mới cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Tổ chức điều tra khảo sát đánh giá diện tích cây cơng nghiệp ngắn và dài ngày phục vụ công nghiệp chế biến. Điều tra làng nghề cơ bản, làng có nghề đồng thời xây dựng và ban hành tiêu chí nghề của nghệ an để có kế hoạch để tổ chức phát triển.

Các chương trình dự án lớn cần tập trung phát triển: công nghiệp thực phẩm đồ uống bia, nước giải khát sản lượng đạt 50 triệu lít đang tập trung đầu tư đưa cơng suất 150 triệu lít vào cuối 2010.

Sản xuất xi măng đạt 1,7 triệu tấn / năm, gạch nung 400triệu viên, Nâng cơng suất nhà máy sữa VINAMILK 15triệu lít / năm lên 25 triệu lít/ năm.

Dự án sản xuất giấy và bột giấy 130 ngàn tấn/ năm.

Xây dựng nhà máy lắp ráp xe ôtô tải nhỏ công suất 12.000 chiếc/ năm tại khu công nghiệp Bắc vinh.

Phát triển nhanh công nghiệp dệt may và cụm công nghiệp dệt may Ngồi các khu cơng nghiệp đã quy hoạch, tiếp tục phát triển các khu công nghiệp khai thác, các khu công nghiệp nhỏ ở các huyện tạo điều kiện phát triển TTCN, đảm bảo mơi trường sinh thái.

Bên cạnh đó tỉnh Nghệ An hồn thành việc thăm dò, đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi biển là cơ sở thu hút đầu tư vào Nghệ An . nên trước hết là làm tốt công tác tham dị đá vơi, đá trắng, sét xi măng, đá granít...trên cơ sở đó quy hoạch phát triển sản xuất khai thác khoáng sản và từng bước nâng cấp mở rộng kết cấu hạ tầng kinh tế.

Giao thông: Tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ, xây dựng mới đường tây Nghệ An, đường vành đai phía tây QL48, đường nối QL45Thanh Hóa, đường Xiêng thù(kỳ sơn) - Yên tỉnh (Tương Dương) đường Châu Thôn (Quế Phong)- Tân xuân (Tân Kỳ) nối với đường Hồ Chí Minh, tiếp tục nâng cấp các tuyến tỉnh lộ quan trọng và nâng một số tuyến đường huyện lộ lên tỉnh lộ xây dựng xong đường QL7 nối QL48 ven Sơng Lam... nâng cấp và đồng bộ hóa giao thơng nội thị; hồn thành cơ bản giao thông nông thôn.

Đẩy mạnh tiến độ nâng cấp và mở rộng cảng cửa Lị để tàu có trọng tải 1- 1,5 vạn tấn có thể ra vào thuận lợi và nâng năng lực hàng hóa thơng qua cảng khoảng 2 triệu tấn/ năm, gắn với việc mở rộng và nâng cấp các tuyến đường ra vào cảng.

Điện: Nâng công suất các trạm điện, đường dây cao áp, kết hợp với xây dựng mới các trạm 110 KV. Phát triển lưới điện trung áp theo quy hoạch đảm bảo đến các xã. Đến cuối" năm 2010 có 96,6% số xã có điện với 98% số hộ được dùng điện." tr27 báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nhghị quyết

số 06 NQ/ TU ban chấp hành đảng bộ tỉnh nghệ an về phát triển công nghiệp ,TTCN , xây dưỵng làng nghề giai đoạn 2001-2010. Nâng cao chất

lượng hiệu quả quản lý điện nơng thơn, thực hiện chuyển đổi xong mơ hình kinh doanh điện nơng thơn đảm bảo giá bán điện theo quy định của nhà nước ở tất cả các địa phương.

Đẩy mạng bồi dưỡng đồng thời có kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ kế cận. Đào tạo đội ngũ cơng nhân và lao động có tay nghề kỹ thuật cao nhất là trên lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, đào tạo để có lao động nịng cốt, chủ lực.

Tập trung đầu tư và mở rộng quy mô đào tạo dài hạn trường thủ công nghiệp, phát triển đào tạo ngắn hạn tại cá làng nghề, các doanh nghiệp để có đội ngủ lao động có khả năng nghề nghiệp phù hợp. Coi trọng địa tạo nâng cao trình độ quản lý và khai thác thương mại, trình độ ngoại ngữ, khản năng sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin điện tử cho cán bộ doanh nghiệp, cán bộ quản lý sản xuất cơng nghiệp. Bên cạnh đó tại hội thảo " Phát triển công nghiệp Nghệ An giai đoạn 2011- 2015" được tổ chức tại Thành phố Vinh vừa qua chính là cơ hội để tỉnh Nghệ An tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các chuyên gia về lĩnh vực công nghiệp nhằm, xây dựng, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch công nghiệp Nghệ An phát triển một cách bền vững, hiệu quả nhất đồng thời khai thác tốt, hợp lý và khoa học nhất tiềm năng để kinh tế Nghệ An thực sự có bước đột phá.

Cơng nghiệp Nghệ An đã hình thành một số ngành trọng điểm: cơng nghiệp chế biến; sản lượng đường kính đạt bình qn 11- 12 vạn tấn/ năm, chè chế biến 10 ngàn tấn, nuôi trồng chế biến hàng xuất khẩu 5- 6 ngàn tấn/ năm ngàn tấn / năm.... Tuy vậy, với vị trí 26/63 tỉnh thành trong cả nước, có thể nói cơng nghiệp Nghệ An vẫn chưa phát triển và có chỗ đứng xứng tầm so với tiềm năng, lợi thế. Tồn tại lớn nhất của cơng nghiệp Nghệ An chính là. Tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP cịn thấp so với bình quân chung của cả nước, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, do quy mơ trình độ thấp kém, lạc hậu, ít có mặt hàng chủ lực chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá trị tăng thêm, tỷ trọng sản phẩm công nghiệp xuất khẩu cịn nhỏ, cơng nghiệp nơng thơn ngành nghề, làng nghề bước đầu mới hình thành nên quy mơ nhỏ, thu nhập thấp giải quyết việc làm ít, do vậy tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn chậm.

Tại hội thảo "Phát triển công nghiệp Nghệ An giai đoạn 2011- 2015" Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải khi định hướng chung phát triển công nghiệp Nghệ An cũng đã xác định hướng chung cho phát triển công nghiệp Nghệ An cũng đã xác định điểm yếu của công nghiệp Nghệ An đội ngũ doanh doanh nhân của Nghệ An cịn nhỏ bé, các cơ sở cơng nghiệp của trung ương, của các tập đoàn, tổng cơng ty lớn đặt trên đất Nghệ an cịn khá ít ỏi, thiếu các cơ sở cơng nghiệp quy mơ lớn có vai trị hạt nhân, tạo được tác động lan tỏa, lơi kéo, kích thích các doanh nghiệp vệ tinh, các ngành cơng nghiệp hỗ trợ. Việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp ở Nghệ An, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, cũng mới chỉ đạt được những kết quả ban đầu hạn chế.

Nguồn nhân lực cho phát triển tuy dồi dào về số lượng, nhưng tỷ lệ qua đào tạo cịn thấp. Ngồi ra sự liên kết với tỉnh bạn trước hết là các tỉnh lân cận cũng như các tỉnh thuộc nước bạn Lào, trong việc phối hợp phát triển cơng nghiệp cũng cịn hạn chế. Cũng theo thứ trưởng Nguyễn Nam Hải trong phát triển công nghiệp Nghệ An cần chú ý phát triển giữa công nghiệp chủ lực, cơng nghiệp có đầu tư nước ngồi và các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty đồng thời phát triển công nghiệp nhỏ, tiểu thủ cơng nghiệp để góp phần xây dựng nơng thơn theo hướng "ly nông, bất ly hương" và để Nghệ An thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp để sớm đưa Nghệ An vào tốp những tỉnh phát triển và đạt mục tiêu trở thành nước tỉnh cơng nghiệp vào năm 2020 thì tỉnh nhà cần cân đối lộ trình phát triển 3 nhóm ngành chính mà bộ cơng thương đã xác định trong chiến lược phát triển công nghiệp Nghệ An vào năm 2020 gồm các nhóm và các ngành cơng nghiệp hiện đang có lợi thế cạnh tranh hoặc cá thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh thông qua thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động tương đối thấp, phí đào tạo khơng nhiều, các ngành có thể thuận lợi về nguồn nguyên liệu có điều kiện để phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ, các ngành có thể chuyển dịch cơ cấu từ nơng

nghiệp sang phi nơng nghiệp...Nhóm các ngành cơng nghiệp cơ bản có vai trị nền tảng cho sự nghiệp CNH, HĐH và đảm bảo tính tự chủ cho nền kinh tế, gồm một số ngành cơng nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất- hóa dầu, khống sản và có kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm và mời gọi các nhà đầu tư, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất để có thể từng bước phát triển nhóm cá ngành cơng nghiệp mới, các ngành bắt đầu xu hướng phát triển của tương lai, bao gồm các ngành công nghiệp công nghệ cao như công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học...

Hiện nay Nghệ An đã có 8 khu cơng nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng đa ngành,đa nghề trong đó tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp thế mạnh của tỉnh trên cơ sở tận dụng các yếu tố thuận lợi về địa lý và điều kiện hạ tầng thuận lợi của KKT, KCN. Để làm được điều này, địa phương phải giải quyết 3 khâu tạo được mặt bằng, thủ tục hành chính và nguồn nhân lực tại chỗ. Đây cũng chính là các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của mỗi địa phương trong thu hút đầu tư. Song song với việc kêu gọi đầu tư, cần chú trọng quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Khuyến khích người đầu tư sản xuất nguyên liệu tham gia cổ phần vào các dự án chế biến để gắn bó trách nhiệm, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài tránh được tác động xấu khi giá nguyên liệu biến động. Một số vấn đề cần chú trọng việc nữa là việc kêu gọi những người Nghệ An làm ăn xa quê, đặc biệt là các doanh nghiệp, các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học, kiều bào ở nước ngồi...tham gia tích cực vào việc đầu tư vốn, chất xám, các mối quan hệ thị trường để phát triển tại quê nhà.

Phát triển công nghiệp của Nghệ An nhanh và bền vững là đòi hỏi khách quan, tất yếu. Đây là việc khơng dễ dàng, nhưng Nghệ An có đủ tiền đề và điều kiện để thực hiện. Chúng ta có thể tin tưởng rằng với quyết tâm cao của lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh với truyền thống vẻ vang của quê

hương cách mạng, quê hương Bác Hồ, kết hợp với việc xác định đúng việc phát triển mang tính khả thi cao, Nghệ An sẽ thành công trong việc phát triển công nghiệp, sớm đưa Nghệ An vào tốp những tỉnh phát triển và đạt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Luan van tính tích cực xã hội của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở nghệ an hiện nay (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w