Trong giai đoạn đang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước vấn đề đảm bảo việc làm và điều kiện sản xuất cho người lao động là điều hết sức cần thiết ở tỉnh Nghệ An. Muốn làm được điều đó địi hỏi tỉnh nghệ an phải có chính sách khuyến khích các ngành cơng nghiệp mở mang các cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dung lực lượng lao động và tiêu thụ sản phẩm của địa phương. Thực hiện chính sách ngân sách tích cực, lành mạnh và tiết kiệm. Đổi mới chính sách tài trợ và giải quyết việc làm, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng các ngành công nghiệp, phát triển khu công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, giải quyết việc làm cho người lao động.
Giải quyết việc làm là yếu tố quan trọng với việc phát triển LLSX công nghiệp, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của LLSX.
2.2.2. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần tạo động lực chongười lao động người lao động
Trước hết các khu công nghiệp tập trung cần phải tạo ra cơng ăn việc làm, góp phần giải quyết có hiệu quả xóa đói giảm nghèo, giảm nạn thất nghiệp, góp phần đào tạo đội ngũ cơng nhân mới, có trình độ kỹ thuật, kỷ luật cao với mục tiêu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, người lao động được hội tụ, nổi cộm trên các vấn đề về tiền lương, nhà ở, tay nghề kỷ thuật, điều kiện việc làm, sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, văn nghệ cho
người lao động. Tỉnh Nghệ An cần có sự quan tâm chăm lo hơn nữa đến đời sống, ăn, ở, sinh hoạt văn hóa, học tập, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và gia đình họ để tạo ra một mơi trường sống an toàn về đời sống và cả về sự phát triển toàn diện của người lao động trong một tỉnh đang phát triển công nghiệp, tạo điều kiện tốt cho người lao động để họ an cư lạc nghiệp bằng cách đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở cho người lao động. Thực hiện chủ trương phát triển quỹ nhà ở cho một số đối tượng chính sách trong đó có cơng nhân, người lao động có thu nhập thấp và chính quyền tỉnh nên có khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư xây dựng nhà cho thuê, xây dựng cư xá cho công nhân, người lao động thuê theo tiêu chuẩn.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động bằng cách huy động nhiều chủ thể tham gia với nhiều hình thức phong phú.Tỉnh Nghệ An phát triển các khu cơng nghiệp phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch thành mạng lưới đơ thị hài hịa. Cần phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp, vừa xây dựng khu công nghiệp tập trung vừa xây dựng cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy mọi mặt phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An gắn liền với sự phát triển khu cơng nghiệp và phải vì đời sống dân cư.Việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của hàng vạn lao động đang làm việc tại khu công nghiệp cũng như ở cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết. Ngồi việc phải có sự nỗ lực phấn đấu của doanh nghiệp và người lao động trong việc phát triển LLSX, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm để tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện đúng đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người lao động...Cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà Nước, tổ chức, cá nhân trong việc tạo điều kiện hỗ trợ cung cấp các dịch vụ công cộng.
Bảo đảm hệ thống lợi ích phù hợp tạo điều kiện cho người lao động hăng hái sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp.
Trước hết cần phải cải thiện, chăm lo đới sống vật chất và điều kiện làm việc cho LLSX cơng nghiệp.
Lợi ích kinh tế vẫn là động lực quan trọng nhất đối với việc khích thích tính tích cực của người lao động với việc phát triển LLSX công nghiệp ở Nghệ An hiện nay.
Thực tế cho thấy khi cuộc sống của người lao động ổn định thì họ mới tồn tâm, tồn ý làm việc tận tụy, nâng cao tinh thần trách nhiệm và có hiệu quả. Thu nhập của người là vấn đề nhạy cảm có tác động làm lay động tâm tư, tình cảm của họ. Do đó mức lương của cán bộ công chức trong lao động lĩnh vực công nghiệp phải đạt ở mức trung bình khá của xã hội thì mới có thể u cầu cao về TTCXH của người lao động để LLSX công nghiệp ngày càng lớn mạnh về cả chất và lượng.
Xây dựng một cơ chế kinh tế "Lấy con người làm trung tâm" Trong nền kinh tế thị trường XHCN từ bản chất của nó địi hỏi coi "con người là trung tâm " tức là coi con người là chủ thể, là động lực và mục đích của mọi hoạt động kinh tế, quan hệ kinh tế. Trong mọi hoạt động kinh tế và quan hệ kinh tế phải tôn trọng con người, quan tâm đến con người.
Nâng cao TTCXH của người lao động được đảm bảo qua việc xây dựng một cơ chế quản lý kinh tế thích hợp thể hiện được một số yêu cầu cơ bản sau:
- Cơ chế quản lý kinh tế mới bao hàm sự " giải phóng mọi năng lực sản xuất " của con người phát triển LLSX công nghiệp là nhiệm vụ trung tâm của cơng cuộc CNH, HĐH. Chính vì vậy cơ chế đổi mới kinh tế có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy mọi tiềm năng của cơ sở kinh doanh sản xuất có hiệu quả trước hết phải điều chỉnh mọi quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thơng qua phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với những hình thức kinh tế thích hợp để thúc đẩy LLSX công nghiệp
phát triển. Cho nên việc chú ý hơn nữa phương thức phát triển người lao động như: giáo dục, bồi dưỡng văn hóa khoa học kỹ thuật và nghề nghiệp cho người lao động, chăm lo điều kiện sống và làm việc cho người lao động... để cho họ phát triển năng lực tự do và sáng tạo của mỗi cá nhân trong lao động sản xuất. Nói cách khác đó là một cơ chế quản lý kinh tế phát triển đầy đủ TTCXH của mỗi người lao động và giải phóng năng lực đó vào phát triển sản xuất thơng qua hình thức kinh tế thích hợp.
Cơ chế quản lý kinh tế phải hướng vào việc phát triển LLSX và vì LLSX cơng nghiệp.
Người lao động là trung tâm của quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhu cầu cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng tính hiệu quả kinh tế đã bao hàm phát triển LLSX công nghiệp, xã hội, LLSX công nghiệp là yếu tố quyết định sản xuất, tăng trưởng kinh tế không tách rời tiến bộ và công bằng xã hội. Quá trình phát triển sản xuất phải đồng thời là quá trình "nhân đạo hóa sản xuất". Bởi vì thực chất của nhân đạo hóa sản xuất cũng là làm cho sản xuất không chỉ là phương tiện thỏa mãn nhu cầu của LLSX mà còn làm cho sản xuất phù hợp với điều kiện thức tế, là sự thể hiện quá trình tạo những điều kiện để phát triển LLSX công nghiệp không chỉ về vật chất mà còn cả mặt tinh thần, khơng chỉ mặt kinh tế mà cả mặt chính trị - xã hội.
- Xây dựng đổi ngủ cán bộ quản lý kinh tế đủ sức tổ chức, triển khai các hoạt động quản lý kinh tế có hiệu quả nhằm phát huy TTCXH của con người.
Khi xây dựng một cơ chế quản lý kinh tế với nguyên tắc lấy con người làm trung tâm thì việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý kinh tế có vị trí đặc biệt, bởi vì họ là gốc của mọi công việc, quyết định sự thành bại trong sự đổi mới quản lý kinh tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đặc biệt nhấn mạnh tới
vai trò người cán bộ quản lý: Cán bộ tốt việc gì cũng xong. Muốn việc thành công hay thất bại đề do cán bộ tốt hoặc kém.
Quản lý là điều hành một tập thể người, là công việc thông qua những con người, và xét đến cùng, đó là quản lý con người. Trước đây cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đã thủ tiêu sự cạnh tranh, tiêu diệt TTCXH của con người, không khai thác và thúc đẩy năng lực sáng tạo của con người trong quá trình quản lý và trong lao động. Điều này gắn với trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý. Người cán bộ quản lý cùng với việc nắm vững cụ thể liên quan đến mơi trường và doanh nghiệp đang hoạt động phải có hiểu biết sâu sắc về con người lao động và tập thể lao động. Khi đó họ sẽ tập hợp xung quanh mình một tập thể người lao động hăng hái và sáng tạo, thực hiện hiện thắng lợi các nhiệm vụ sản xuất của xí nghiệp.
Hơn 20 năm đổi mới đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế ở Nghệ An đã có những bước thích nghi khá nhanh, đóng góp phần đáng kể vào những thành tựu bước đầu quan trọng của sự nghiệp đổi mới. Mặc dù vậy, trong bước phát triển mới, đội ngũ cán bộ quản lý của chúng ta đang bộc lộ nhiều yếu kém. Đó là sự bất cập về trình độ văn hóa, khoa học, đặc biệt là các khoa học quản lý hiện đại. Một bộ phận không nhỏ của đội ngũ cán bộ quản lý thuộc khu vực quản lý kinh tế nhà nước tha hóa biến chất, tham nhũng, suy thối đạo đức... gây ảnh hưởng đến lòng tin, tinh thần, thái độ của người lao động đối với công việc.
Hiệu quả của nền kinh tế trước hết phụ thục vào năng lực và kết quả hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý. Bước sang một thời kỳ mới phát triển mới, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung, cán bộ quản lý kinh tế nói riêng là một yêu cầu cấp bách.
Khi xây dựng LLLĐ quản lý kinh tế, phải tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý hợp lý, thích ứng tốt nhất cho nền kinh tế thị trường năng động với một cơ cấu kinh tế đang trong quá trình dịch chuyển mạnh theo hướng CNH,
HĐH đội ngũ cán bộ quản lý này không những cần nắm vững những tri thức văn hóa, khoa học hiện đại, mà phải giỏi về khoa học quản lý kinh tế, quản lý xã hội, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và trong sáng về đạo đức. Đội ngũ cán bộ quản lý bao gồm cả bộ phận quản lý bao gồm cán bộ quản lý trong khu vực kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, và các doanh nghiệp tư nhân. Cần phải định hướng ngay việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong những năm trước mắt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Trung thành với đường lối, chính sách phát triển của Đảng và nhà nước, có đầy đủ ý chí và năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế.
Có những tri thức cần thiết về tự nhiên và xã hội, nắm bắt được quy luật và xu hướng phát triển khoa học - kỹ thuật hiện đại trên thế giới, đặc biệt là khoa học quản lý, để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của tỉnh nhà.
Linh hoạt sáng tạo thích ứng với kinh tế thị trường. Có thể nói rằng, phương thức quản lý kinh tế mới đang hình thành địi hỏi những ngun tắc tinh tế hơn, nghệ thuật hơn và nhân đạo hơn.Nó hướng vào khai thác tiềm năng sáng tạo của người lao động và nhà quản lý.
Chính sách xã hội là chính sách của Đảng và nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định phù hợp với giai cấp thống trị. Bản chất của chính sách xã hội sẽ tuỳ thuộc vào bản chất mỗi chế độ xã hội nhất định. Chính sách xã hội của tỉnh nghệ an là một bộ phận hợp thành của hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Bắt nguồn từ bản chất của chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ, một xã hội giải phóng con người khỏi bị áp bức, bóc lột, chính sách xã hội của chúng ta là vì con người hướng đến con người đồng thời là chủ thể sáng tạo nên mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Chính sách xã hội tác động đến đời sống xã hội như là một tất yếu thường xuyên tất yếu mà trước hết là tác động đến sản xuất xã hội bằng việc kích thích sức sáng tạo to lớn của con người
trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển LLSX cơng nghiệp, hồn thiện quan hệ sản xuất. Mặt khác chính sách xã hội là nhân tố bảo đảm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân góp phần ổn định chính trị, thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Hồn thiện chế độ chính sách xã hội của tỉnh Nghệ An là nhằm vào việc phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo cơng bằng bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân. Các chính sách này phải kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Nó đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội