Yêu cầu cơ bản về tính tích cực xã hội của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luan van tính tích cực xã hội của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở nghệ an hiện nay (Trang 30 - 43)

trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Phát triển LLSX công nghiệp là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển biện chứng của đời sống xã hội, của cách mạng. Đó là sự loại bỏ kịp thời những gì là lỗi thời, lạc hậu, khơng phù hợp; khai thác những nhân tố mới tiềm tàng có tác dụng thúc đẩy tiến bộ xã hội. Những nhân tố mới tiềm tàng đó lại là cái vốn có trong cuộc sống, trong hoạt động tích cực, sáng tạo của nhân dân lao động. Sự nhạy cảm với nhu cầu, lợi ích thường nhật và sức sáng tạo mà người lao động có được, tích lũy được trong thực tiễn sinh động là những nhân tố thúc đẩy họ năng động hơn, sáng tạo hơn. Nhu cầu, mục đích, biện pháp đổi mới được hình thành trong đời sống thực tiễn của nhân dân lao động. Phát triển LLSX trở thành một tư tưởng chủ đạo, một lý luận hướng đến sự phát triển xã hội với tư cách là đường lối chiến lược của Đảng thì phát triển LLSX cơng nghiệp thực sự là thống nhất giữa những đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội với sự năng động của nhân tố chủ quan trong tiến trình hội nhập.

Phát triển LLSX cơng nghiệp là sự nghiệp cách mạng của toàn thể nhân dân lao động, đem lại lợi ích cho nhân dân, cho dân tộc. Mục tiêu và động lực của phát triển LLSX cơng nghiệp là vì con người và do con người đưa đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Phát triển LLSX công nghiệp nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, động viên và tạo điều kiện để mọi người bộc lộ và phát triển tài năng, phát huy ý chí, tự lực, tự cường, năng lực sáng tạo để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Đổi mới là một q trình sáng tạo, nó khơng chấp nhận sự trì trệ, bảo thủ, giáo điều nào cả trong thực tiễn lẫn trong lí luận. Nó cũng khơng chấp nhận sự chủ quan, nóng vội, phiêu lưu. Đổi mới là quá trình phát hiện, tìm

kiếm những mơ hình, những nội dung giải pháp và bước đi thích hợp, để đưa đất nước phát triển.

Xuất phát từ lợi ích của người lao động, của dân tộc. Đổi mới nhằm khơi dậy tiềm năng, phát huy sức mạnh của người lao động, của dân tộc. Sự phát triển của LLSX công nghiệp ở nước ta đang đặt ra cho người lao động Việt Nam - chủ thể của hoạt động đổi mới, những yêu cầu mới.

Một là, gia tăng TTCXH theo hướng đáp ứng được q trình CNH, HĐH.

Dân tộc ta có một nguồn tiềm lực to lớn. Đó là trí thơng minh, cần cù, tài năng sáng tạo, nhạy cảm với cái mới, ý chí tự lực, tự cường, khơng ngừng vươn lên phía trước. Những đặc tính bản chất này vừa là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của dân tộc, vừa là sức mạnh to lớn của sự phát triển đất nước. con người Việt Nam không ngừng tự lực vươn lên chinh phục tự nhiên và đấu tranh anh dũng, bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược. Điều đó đã tạo nên tinh thần tự chủ, sáng tạo của họ. Sự tự chủ, sáng tạo đã giúp con người Việt Nam ứng phó với sức mạnh to lớn của tự nhiên, vận dụng sức mạnh của tự nhiên. Nó cũng giúp cho con người Việt Nam tiến hành những cuộc chiến tranh vệ quốc đầy tính sáng tạo, chiến thắng nhiều kẻ thù hùng mạnh, khẳng định vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền của mình.

Tính tự chủ, sáng tạo trở thành phẩm chất của con người Việt Nam, thành giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Trong từng giai đoạn lịch sử dân tộc, những đức tính đó được thể hiện, được nhân lên qua sức mạnh hiện thực của mỗi cá nhân người lao động, mỗi tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc.

Hình thành từ sự tự chủ, sáng tạo của nhân dân lao động. Đó là sự gặp gỡ giữa thực tế khách quan của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước với nguồn năng lực, sáng tạo của nhân dân lao động. Những sáng tạo ấy là những tiền đề để phát triển LLSX công nghiệp.

Sự năng động sáng tạo, là hoạt động mang trong mình cái mới, cái tiến bộ. Nó biểu hiện trong việc tạo nên giá trị vật chất và tinh thần mới về chất, trong việc thực hiện một cách hoàn hảo hơn các chức năng lao động. Phát triển LLSX là hoạt động tự giác với sự hiểu biết cơng việc, có mục đích nhất định, có hứng thú trong đó những khả năng của con người được biểu hiện ra một cách đầy đủ hơn. Người lao động là lực lượng cơ bản, chủ yếu với việc phát triển LLSX công nghiệp; Người lao động phải thực sự là chủ thể sáng tạo. Hơn nữa, quá trình phát triển LLSX cơng nghiệp chúng ta tuy có nhiều thuận lợi và thời cơ để vươn lên nhưng cũng có nhiều thách thức, khó khăn và địi hỏi người lao động Việt Nam phải phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo. Mỗi cá nhân, tập thể lao động phải thực sự là chủ thể sáng tỏ trong lao động, sản xuất. Nâng cao TTCXH của người lao động trong việc phát triển LLSX cơng nghiệp chỉ thành cơng khi nó khơi dậy, phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo của đông đảo người lao động. Chính người lao động bằng trí tuệ, sự thơng minh, tinh thần sáng tạo sẽ làm nên những kỳ tích vĩ đại trong việc phát triển LLSX cơng nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: phải "phát huy được đầy đủ vì chủ nghĩa xã hội có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người" tr. 785 Nguyễn Trọng chuẩn (1998) Những vấn đề khai thác giá trị vì mục tiêu phát triển . triết học 2].

Những thành tựu đó là kết quả trực tiếp của hoạt động chủ động, sáng tạo của người lao động Việt Nam cần phải phấn đấu rèn luyện, phát huy hơn nữa tính tự chủ, sáng tạo của mình trong lao động sản xuất và trong hoạt động xã hội.

Hai là, người lao động phải có trính độ văn hóa, nghề nghiệp cao,

hăng say làm việc và hiểu được các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Cơng cuộc đổi mới ở nước ta bước sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị trường

thành cơng của q trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường tùy thuộc một hệ thống những điều kiện như: mơi trường chính trị ổn định, khả năng huy động vốn lớn, năng lực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, năng lực tổ chức quản lý... Khái quát lại, phải phát triển tất cả các nguồn lực cần thiết: nguồn lực con người, vốn, tài nguyên, cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật, trong đó nguồn lực con người đóng vai trị quyết định. Vốn là một nguồn lực cần thiết, quan trọng khi nó được nằm trong tay những con người biết sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cao. Những tài ngun mãi mãi là tiềm năng khi những chủ nhân của nó khơng có năng lực khai thác. Trong điều kiện hiện nay, khi mà cách mạng khoa học- công nghệ đang phát triển như vũ bảo và q trình quốc tế hóa LLSX đang diễn ra mạnh mẽ thì sự hợp tác đầu tư nước ngoài cũng là một nguồn lực quan trọng. Kết quả của việc khai thác nguồn lực này tùy thuộc vào yếu tố con người tiếp nhận, sử dụng nguồn lực này như thế nào. Xét đến cùng, trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh phát triển LLSX của đất nước thì sự hiện diện của những người lao động có trình độ văn hóa và nghề nghiệp cao có ý nghĩa quyết định. Đó là những người lao động phát triển về mặt trí tuệ - yếu tố quyết định phần lớn khả năng tự chủ, sáng tạo của con người, đặc biệt là trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay; là những người lao động có trình độ tay nghề cao đủ khả năng tiếp thu, vận dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học- công nghệ vào phát triển kinh tế; xã hội là những người lao động dày dặn kinh nghiệm, có thói quen, nhu cầu vận dụng tổng hợp những tri thức và kinh nghiệm của mình và của cộng đồng vào việc tìm tịi, sáng tạo những giải pháp mới công việc [ tr. 22-25Bộ giáo dục- đào tạo , trung tâm ngơn ngữ văn

hóa Việt nam, Nguyễn Như Ý( chủ biên) , đại từ điển tiếng Việt ,Nxb văn hóa thơng tin 1999]. Trong khi đó nguồn lực con người nước ta hiện nay, xét

về trình độ văn hóa và nghề nghiệp là đáng băn khoăn, lo ngại. Bên cạnh những ưu thế nguồn lao động nước ta như LLLĐ dồi dào, con người Việt Nam cần cù, tự chủ, sáng tạo thích ứng nhanh... thì những hạn chế về văn hóa

nghề nghiệp của người lao động không phải là nhỏ. Để làm được việc này phải có hàng loạt các giải pháp thích ứng về giáo dục - đào tạo, phân cơng lao động phân phối lợi ích... nhưng trước hết và quyết định vẫn là giải pháp giáo dục - đào tạo, bởi vì giáo dục và đào tạo chính là phương tiện hữu hiệu để phát triển trí tuệ, trang bị chun mơn nghề nghiệp, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cung cấp cho xã hội nguồn lao động có chất lượng cao -trong việc phát triển LLSX cơng nghiệp.

Ba là, người lao động phải có tư duy mới, làm chủ sức lao động, tự

tìm việc làm và cố gắng tổ chức việc làm một cách hợp lý.

Tư tưởng cơ bản của đổi mới toàn diện ở nước ta là làm chuyển biến tình hình đưa đất nước vượt ra khỏi khó khăn, vươn tới những bước phát triển mới về kinh tế - xã hội, vững bước tiến lên CNXH. Muốn vậy, con người - chủ thể của hoạt động đổi mới, phải có tư duy đúng đắn về cơng cuộc đổi mới, bởi vì "Tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thơng qua đầu óc của họ [ tr. 409 Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn

giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mcs - Lênin 1999]. Để thực sự là động lực cho việc phát triển LLSX công nghiệp, người lao động phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ thực trạng kinh tế - xã hội, những thuận lợi và khó khăn, các quy luật và xu thế phát triển, từ đó tìm ra những phương tiện và giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra. Muốn vậy, người lao động phải có một tư duy mới. Đó là một phương pháp tư duy lý tính lành mạnh, nó hướng dẫn người lao động phá tung những trói buộc của phương pháp tư duy kinh nghiệm, giáo điều, hướng vào thực tế xã hội sinh động để nhận thức các quá trình xã hội một cách khoa học.Tư duy mới mà người lao động cần có là tư duy về nền kinh tế thị trường hiện đại, năng động; nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; định hướng XHCN. Đó là tư duy chính trị tích cực về con đường XHCN, về một thể chế chính trị - xã hội trong đó người lao động làm chủ, một nhà nước pháp

quyền của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đó cịn là những điểm mới về giá trị đạo đức, tinh thần của xã hội.

Tư tưởng giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có là một trong những nhu cầu của tư duy kinh tế mới được quán xuyến trong q trình đổi mới kinh tế ở nước ta, trong đó việc giải phóng triệt để sức lao động và năng lực sáng tạo của người lao động có tầm quan trọng hàng đầu. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường không tách rời việc giải phóng sức lao động, năng lực sáng tạo, phát huy TTCXH của người lao động trong hoạt động kinh tế. Đó là việc người lao động làm chủ sức lao động của mình, tự tìm kiếm việc làm và tổ chức việc làm phù hợp với năng lực, sở trường và với yêu cầu cần phát triển sản xuất hàng hóa cơ chế kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường.

Với bản tính sáng tạo, linh hoạt và thích ứng nhanh, khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, người lao động Việt Nam nhanh chóng có những nhận thức mới, trong đó có nhận thức mới về việc làm: việc làm là hoạt động lao động có thu nhập chính đáng trong khn khổ pháp luật. Ý tưởng này được ghi nhận trong luật lao động của nước ta. Từ đó, người lao động cũng hình thành quan niệm rõ hơn, tích cực hơn về vấn đề tổ chức việc làm.

Người lao động đã chủ động tổ chức việc làm bằng nhiều hình thức sáng tạo. Bản thân người lao động tự do tiến hành các hợp đồng với các đơn vị nhà nước, tập thể, tư nhân theo đúng pháp luật. Họ đứng ra mở mang ngành nghề, tổ chức các cơ sở sản xuất, thu hút các lực lượng xã hội. Đây là một hoạt động kinh tế mang ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Một mặt họ tham gia tích cực vào phát triển kinh tế đất nước, mặt khác họ góp phần giải quyết lao động và việc làm. Người lao động còn năng động hơn trong việc lựa chọn ngành nghề, trong chuyển dịch ngành nghề cho phù hợp vớ năng lực, điều kiện của bản thân và có thu nhập thỏa đáng. Kết quả của vấn đề giải quyết

việc làm trong những năm qua đã khẳng định điều đó. Hàng năm có hơn 1triệu lao động được giải quyết việc làm, tập trung phần lớn vào các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tư nhân. Một bộ phận lao động chuyển dịch từ thành phần kinh tế quốc doanh sang thành phần kinh tế ngồi quốc doanh.Khi nói đến LLSX cơng nghiệp người ta thường chỉ chú ý đến yếu tố kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của người lao động. Nhìn như vậy khơng sai nhưng chưa đủ. Vì theo C. Mác, con người trong LLSX, phải là con người ngày càng được phát triển cao về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất, giàu có về tinh thần, trong sáng về đạo đức, linh hoạt và văn minh trong ứng xử. Khỏe mạnh về thể chất không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể lực, mà bao hàm trong đó sự phát triển tốt về trí lực, tư chất thơng minh, tâm lý thần, tư duy sáng tạo cao trong lao động và có đạo đức nghề nghiệp. Linh hoạt và văn minh trong ứng xử, thích ứng nhanh trong mọi hồn cảnh, ln dành thế chủ động trong mọi tình huống, xử sự một cách thơng minh, sáng tạo, đầy lịng nhân ái, vị tha và mang đậm tính nhân văn.

Bên cạnh đó sự phát triển về thể chất là cơ sở quan trọng để cho bộ não phát triển và để trên đó phát triển trí tuệ, phát triển tinh thần của con người. Trong đời sống của một con người "Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội [ tr. 30 Đảng cộng sản Việt nam 1991,Văn kiện đại hội

đại biểu tồn quốc lần thứ 6 , Nxb chính trị quốc gia hà nội].

Phát triển nền kinh tế thị trường địi hỏi có những con người tương xứng, đủ tầm để đảm đương nhiệm vụ nặng nề là đưa đất nước thốt khỏi nghèo đói, lạc hậu. Tiến lên con đường dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, xây dựng thành công CNXH. Cho nên những người thực hiện nhiệm vụ cao cả đó phải có thể lực cường tráng, có trí tuệ phát triển có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi cả tự nhiên lẫn xã

Một phần của tài liệu Luan van tính tích cực xã hội của người lao động trong việc phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp ở nghệ an hiện nay (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w