Năng suất tơm ni trung bình có sự khác nhau ở ba vùng ni được khảo sát trung bình đạt 0,15 ± 0,15 tấn/ha/năm (khoảng biến động 0,09 ÷ 1,20 tấn/ha/năm). Năng suất tơm ni trung bình ở xã Mỹ An cao nhất đạt 0,22 ± 0,30 tấn/ha/năm và thấp nhất là An Điền 0,10 ± 0,06 tấn/ha/năm. Năng suất có liên quan đến mật độ thả nuôi, Dương Nhựt Long và ctv (2006) nhận xét rằng, sự chênh lệch về năng suất tôm nuôi là do sự khác biệt về vùng địa lý, điều kiện tự nhiên, chất lượng nước trong hệ thống nuôi, nguồn và chất lượng tôm giống thả nuôi, thức ăn, quản lý, chăm sóc cùng sự điều tiết chất lượng nước và thức ăn trong hệ thống ni tốt có tính tác động quyết định đến năng suất sinh học và tính hiệu quả LN mang lại từ mơ hình ni [11].
* Giá thành TCX:
Giá thành TCX tại địa bàn khảo sát trung bình 54,6 ± 34,0 ngàn đồng/kg (khoảng biến động 11,2 ÷ 321,7 ngàn đồng/kg). Giá thành nuôi TCX ruộng lúa tại vùng ni xã Mỹ An cao nhất (trung bình 65.600 đồng/kg), kế đến là xã An Thuận (trung bình 54.900 đồng/kg) và thấp nhất là xã An Điền (trung bình 43.600 đồng/kg). Giá thành trên địa bàn khảo sát phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn. Các hộ nuôi xã Mỹ An cho tôm ăn chủ yếu bằng thức ăn tự chế và cho ăn 2 lần/ngày nên giá thành cao hơn vùng nuôi xã An Thuận. Tại xã An Thuận, các hộ nuôi cho tôm ăn chủ yếu bằng ruốc tươi và cho ăn 1 lần/ngày nên giá thành thấp hơn, tuy nhiên vẫn cao hơn giá thành tại vùng nuôi xã An Điền. Nguyên nhân do các hộ nuôi vùng này chủ yếu cho tôm ăn gạo lứt và kết hợp một số loại thức ăn khác như khoai, mì, dừa nên giá thành thấp.
* Giá bán TCX: 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Giá thành Giá bán Mỹ An An Thuận An Điền Xã