Một số khái niệm trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 30)

1.3.1 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chia ra các quan hệ về lợi ích kinh tế thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh. Lợi ích

kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và ngược lại. Hay nói cách khác, tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không tăng hiệu quả.

1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật

Với sự phát triển của ngành NTTS trong những năm gần đây nhằm giúp cho nơng hộ có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật và học hỏi kỹ thuật nuôi từ các nhà khoa học, từ đó có thể áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, kết quả ứng dụng khoa học kỹ thuật này sẽ đạt được một số kết quả nhất định cho người nuôi TCX cũng như toàn bộ ngành Thủy sản.

1.3.3 Hiệu quả xã hội

Trong những năm gần đây nghề NTTS phát triển củng tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi tham quan học hỏi kiến thức, củng như được sự hỗ trợ của các ban ngành, các chương trình khuyến ngư, các phương tiện truyền thơng (sách, báo, đài, nhịp cầu nhà nơng) tích cực đóng góp những cơng trình khoa học tạo điều kiện cho người nơng dân nâng cao kiến thức, áp dụng khoa học tiên tiến vào thực tế góp phần phát triền kinh tế vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng nước lợ. Từ đó tạo điều kiện cho các Sở, ban ngành cải tạo và nâng cao các hệ thống kênh thủy lợi, đê bao và ngân hàng cũng góp phần cho vay vốn phục vụ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả xã hội phục vụ trong sản xuất.

Sự phát triển của ngành NTTS nói chung và nghề ni TCX nói riêng khơng chỉ có nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng của con người mà còn cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho nền kinh tế, đồng thời góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống và tạo cơng ăn việc làm (tận dụng lao động gia đình, diện tích mặt nước có sẵn và lao động nhàn rỗi …), giảm sức ép về lực lượng lao động thất nghiệp, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện mức sống cho nơng hộ và góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả sử dụng các tiềm năng diện tích đất và nước.

Tác động với mơi trường: phát triển NTTS nói chung và ni TCX nói riêng sẽ làm giảm mơi trường nước. Đặc biệt là chất thải do thức ăn thừa, do vật ni bài tiết, do các hóa chất và thuốc sử dụng để phịng trị bệnh cho tơm cá, các chế phẩm sinh học

sử dụng trong ao nuôi đã gây ô nhiễm và làm suy giảm chất lượng môi trường nước ……Trái lại phong trào NTTS phát triển thì các tuyến kênh nội đồng được nạo vét, nâng cấp làm cho lượng nước lưu thông hơn và tăng khả năng rửa phèn, giảm bớt lượng thuốc hóa chất tích trữ tồn lưu trong nội đồng. Từ đó, mơi trường nước được cải thiện và phong trào NTTS phát triển bền vững [36].

1.3.4 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững

Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển nhằm đạt được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng phát triển để đạt được nhu cầu của thế hệ tương lai. Định nghĩa trên được đưa ra tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) [31], [68], [69]. Hiện nay phát triển bền vững được xem là chiến lược và mục tiêu hướng tới của toàn nhân loại [69].

Ngoài định nghĩa phát triển bền vững này cịn có nhiều định nghĩa phát triển bền vững khác, tuy có những điểm mâu thuẫn nhau, nhưng các định nghĩa đều thống nhất phát triển bền vững phải đáp ứng được một số đòi hỏi cơ bản sau [68]:

(i) Về mặt kinh tế, nó khơng được làm bần cùng hố một nhóm trong khi làm giàu cho một nhóm khác;

(ii) Về mặt sinh thái, nó khơng làm xuống cấp sự đa dạng và năng suất sinh học của hệ sinh thái và các yếu tố quan trọng cần cho sự sống;

(iii) Về mặt chính trị và xã hội, nó phải có vai trị liên kết, hành động với tham gia của các ngành, cá nhân và hợp tác quốc tế [60].

Hiện nay để phát triển NTTS bền vững, chúng ta phải hiểu rõ và đánh giá được các tác động của các mối quan hệ: (i) quá trình xây dựng ao nuôi với môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học; (ii) sự phát triển của các sinh vật trong chuỗi thức ăn; (iii) yếu tố môi trường do sử dụng thức ăn; (iv) dịch bệnh và chất thải từ hoạt động NTTS vào môi trường tự nhiên; (v) kinh tế - xã hội và các cơng trình cơng cộng; (vi) quần đàn thuỷ sinh vật tự nhiên và (vii) tác động đến cấu trúc gen quần đàn tự nhiên [47].

Do đó, NTTS bền vững là chỉ các hoạt động liên quan tới nuôi trồng để đem lại các giá trị cho con người và được xã hội chấp nhận; đồng thời cũng thể hiện được các hiệu quả trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, môi trường thủy sinh vật và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm trên toàn thế giới, cho thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong tương lai [50].

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Thời gian thực hiện

Đề tài được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2010. Thời gian thực hiện đề tài khá ngắn và không đúng vào mùa vụ nên đề tài khó có thể phản ánh một cách đầy đủ và chính xác những hiện trạng nghề ni và khó khăn mà các hộ ni TCX ruộng lúa gặp phải.

2.1.2 Địa điểm thực hiện

Tại xã Mỹ An, An Thuận và xã An Điền huyện Thạnh Phú - Tỉnh Bến Tre.

Địa bàn khảo sát TCX ruộng lúa

Mỹ An

An Điền

An Thuận

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii De Man,

1879) trên ruộng lúa theo hướng bền vững tại huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre

Hoạt động điều tra

Điều kiện kinh tế,

xã hội Hiện trạng nghề nuôi tôm càngxanh ruộng lúa Hiệu quả kinh tếnghề nuôi TCX ruộng lúa

Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm càng xanh ruộng lúa, những thuận lợi và khó khăn

Đề xuất giải pháp kỹ thuật và giải pháp phát triển bền vững nghề ni tơm càng xanh ruộng lúa

Hình 2.2: Nội dung nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài2.2.1 Thu thập số liệu 2.2.1 Thu thập số liệu

2.2.1.1 Số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu thống kê, tổng kết của Sở NN & PTNT Bến Tre, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre, Phòng NN & PTNT, Ủy ban nhân dân xã Mỹ An, An Thuận, An Điền thuộc huyện Thạnh Phú. Số liệu thu thập bao gồm: diện tích ni, năng xuất, sản lượng tơm ni, hình thức ni ...

Thu thập các tài liệu thông qua việc khai thác mạng Internet, các báo cáo tổng kết dự án, đề tài và các báo cáo tham luận tại các hội nghị trong nước, quốc tế về hoạt động nuôi tôm TCX.

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu thu được thông qua quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp người dân nuôi tôm địa phương, dựa trên mẫu phiếu điều tra để đánh giá hiện trạng nghề nuôi TCX ruộng lúa tại huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre.

Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên là 120 mẫu tại các xã Mỹ An, An Thuận và An Điền của huyện Thạnh Phú - tỉnh Bến Tre.

Bảng 2.1: Xã nghiên cứu và số mẫu điều tra

Chỉ tiêu Số hộ nuôi tôm (hộ) Số hộ điều tra (hộ) Tỷ lệ (%) Mỹ An 500 40 8,0

Địa điểm điều tra An Thuận 565 40 7,1 An Điền 520 40 7,7 Tổng số 1.585 120 7,6 Số mẫu được điều tra ngẫu nhiên tại 03 xã của huyện Thạnh Phú. Mặc dù tỷ lệ phần trăm số hộ điều tra còn thấp nhưng số mẫu điều tra đã đại diện và thỏa mãn yêu cầu số mẫu của cuộc điều tra thống kê và kết quả thu được đã thể hiện khá rõ hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các nông hộ nuôi TCX ruộng lúa tại Thạnh Phú.

Trong quá trình điều tra thực tế, đề tài được sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) để thu thập số liệu. Trao đổi phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm, cán bộ kỹ thuật về các vấn đề liên quan.

2.3 Xử lý và phân tính số liệu2.3.1 Xử lý số liệu 2.3.1 Xử lý số liệu

Số liệu thu được sẽ được xử lý theo từng chuyên đề riêng dựa theo phiếu điều tra. - Hiện trạng nghề nuôi TCX trên ruộng lúa thương phẩm:

+ Đặc điểm ruộng ni: Diện tích, hình dạng, độ sâu, chất đáy… + Cải tạo ruộng nuôi: Thời gian cải tạo, các loại hóa chất sử dụng… + Con giống: Số lượng, chất lượng giống, mật độ nuôi …

+ Thức ăn: Các loại thức ăn thường dùng, thời gian và phương pháp cho ăn… + Mùa vụ: Số vụ nuôi, thời gian nuôi…

+ Quản lý môi trường ruộng nuôi: thay nước, độ mặn, độ trong, pH… + Một số bệnh thường gặp trên TCX ni.

+ Phương pháp thu hoạch và hình thức bán…

+ Hiệu quả kinh tế: tỷ lệ sống, năng suất, sản lượng, tổng chi phí, tổng thu nhập… - Những khó khăn thường gặp phải của các nơng hộ trong nuôi tôm thương

phẩm (thị trường, vốn, kỹ thuật, chất lượng con giống…)

2.3.2 Phân tích số liệu

Số liệu thu thập sẽ được phân tích sử dụng các hàm thống kê như hàm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hàm Min, Max…Các chỉ số thống kê được dùng để mô tả các thông số kỹ thuật các đặt trưng kinh tế xã hội của hộ nuôi… và dựa vào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so sánh.

Số liệu phân tích trong đề tài được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ ni TCX, vì vậy số liệu sẽ có những sai sót nhất định. Nguyên nhân của những sai sót chủ yếu là do những nguyên nhân khách quan: thông tin bị thiếu do đáp viên khơng có nhiều thời gian để trả lời đầy đủ theo bảng câu hỏi, thông tin không đúng do đáp viên trả lời khơng trung thực về tình hình hiện tại của mình, các hộ ni khơng nhớ rõ những chi phí mà họ bỏ ra và LN mà họ thu vào, các hộ ni TCX cũng khơng có thói quen ghi chép vào sổ sách về những hoạt động ni tơm của mình.

2.4 Chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế2.4.1 Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất: 2.4.1 Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất:

+ Giá trị trung bình được xác định theo cơng thức:

Trong đó : : Giá trị trung bình của chỉ tiêu cần xác định. n: Số lần xác định của chỉ tiêu.

i: Giá trị của chỉ tiêu cần xác định.

+ Độ lệch chuẩn của các giá trị trung bình được xác định theo cơng thức:

S: độ lệch chuẩn; n: số cỡ mẫu; : là số trung bình của mẫu số liệu. + Năng suất diện tích mặt nước:

Sản lượng tơm thu hoạch Năng suất =

Diện tích mặt nước ni tơm

2.4.2 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế

Lợi nhuận = Giá trị sản xuất - Tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Chi phí

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú

huyện Thạnh Phú

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre

Thạnh Phú là huyện thuộc tỉnh Bến Tre, nằm trên cù lao Minh; Bắc giáp sông Hàm Luông, ngăn cách với huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri; Nam giáp sông Cổ Chiên; ngăn cách với tỉnh Trà Vinh; Tây giáp huyện Mỏ Cày Nam; Đông giáp biển. Về hành chánh, huyện bao gồm thị trấn Thạnh Phú và 17 xã là: Phú Khánh, Đại Điền, Tân Phong, Thới Thạnh, Quới Điền, Mỹ Hưng, Mỹ An, Hịa Lợi, Bình Thạnh, An Thạnh, An Điền, An Thuận, An Qui, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Hải, Thạnh Phong.

Thạnh Phú nằm ở tận cùng của cù lao Minh, hai mặt giáp sông, 1 mặt giáp biển. Đây là nơi khởi đầu cho chuyến hành trình vượt biển ra miền Bắc của nữ tướng Nguyễn Thị Định vào năm 1946 nhằm mở đường chi viện của Trung ương cho chiến trường miền Nam. Thạnh Phú cũng là nơi làm lễ xuất quân của Tiểu đoàn 307. Trong những năm 1954 - 1975, xã Thạnh Phong, Thạnh Phú lại một lần nữa trở thành đầu cầu tiếp nhận vũ khí chi viện cho chiến trường trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển [43].

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thạnh Phú được hình thành từ đất phù sa của sơng Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ nên qua nhiều thế kỷ và hiện nay, bãi biển Thạnh Phú vẫn lấn dần ra phía biển Đơng. Nhiều cồn cát nhơ lên ngồi khơi báo hiệu diện tích tương lai của huyện sẽ còn mở rộng [43].

Thạnh Phú là một trong ba huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, nằm ở cuối cù lao Minh, giáp mặt biển Đông chạy dài 25 km tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng. Ở ven biển, ven sông là những dải rừng ráng, chà là, dừa nước, bần, mắm, đước, vẹt v.v... Diện tích chung tồn huyện là 41.180 ha, bao gồm những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ với những giồng cát và những khu rừng ngập mặn ven biển. Phần lớn đất đai Thạnh Phú chịu tác động thủy triều biển Đơng bị nhiễm mặn, cịn lại các xã từ thị trấn Thạnh Phú trở lên giáp với huyện Mỏ Cày Nam thuộc vùng nước lợ [43].

3.1.2 Kinh tế

Thế mạnh kinh tế của Thạnh Phú là nông - lâm - ngư nghiệp. Những năm gần đây, huyện đang chuyển dịch theo hướng ưu tiên phát triển ngư nghiệp. Diện tích đồng lúa bị thu hẹp dần lại, nhường chỗ cho các đầm nuôi tôm. Con nghêu, một đặc sản của vùng biển Thạnh Phong, Thạnh Hải cũng là nguồn lợi quan trọng, nuôi sống hàng ngàn người dân ven biển. Đến nay, huyện đã hình thành được 3 tiểu vùng chuyên sản xuất:

Tiểu vùng 1: gồm 9 xã phía Tây của huyện giáp với huyện Mỏ Cày Nam (Phú

Khánh, Đại Điền, Quới Điền, Thới Thạnh, Hồ Lợi, Mỹ Hưng, Bình Thạnh, Tân Phong và một phần thị trấn Thạnh Phú) là vùng lúa 2 vụ/năm, có diện tích hơn 6.000 ha.

Tiểu vùng 2: tức vùng giữa của huyện gồm các xã An Thạnh, Mỹ An, An Qui,

An Thuận, An Điền và một phần của thị trấn Thạnh Phú, xấp xỉ 7.000 ha, được quy hoạch luân canh một vụ tôm vào mùa nắng và một vụ lúa vào mùa mưa, đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Tiểu vùng 3: vùng ven biển, gồm các xã An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong,

Thạnh Hải là vùng chuyên ni tơm. Diện tích đầm, ao ni tơm đến năm 1999 chiếm khoảng 5.000 ha. Khả năng có thể mở rộng diện tích ni tơm lên gấp đơi trong những năm tiếp theo.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện ước đạt 10,3%. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi theo hướng tăng năng suất chất lượng và hiệu quả, mơ hình trồng xen, ni xen tiếp tục được nhân rộng, ni thủy sản được duy trì và phát triển. Tồn huyện có 564 cơ sở sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 1.630 lao động. Các sản phẩm chủ yếu của huyện là thảm các loại, chiếu xuất khẩu, xay xát lúa gạo, sản phẩm cơ khí,… đều tăng so cùng kỳ năm trước. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, cơ sở hạ tầng được triển khai xây dựng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng ước đạt 120 tỷ đồng. Các chợ trên địa bàn được sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân kinh doanh và phục vụ tốt nhu cầu mua sắm. Tuy nhiên, kinh tế huyện vẫn cịn nhiều khó khăn

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI tôm CÀNG XANH (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) TRÊN RUỘNG lúa THEO HƯỚNG bền VỮNG tại HUYỆN THẠNH PHÚ TỈNH bến TRE (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w