Harold Koontz, : Sđd, tr 17.

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sư tư tưởng quản lý (Trang 120 - 122)

sống, giáo dục), chính trị và pháp luật (các luật lệ, quy tắc và hoạt động của các cơ quan nhà nước), đạo lý, v.v...

Harold Koontz cùng đồng nghiệp cũng cho rằng các nhà quản lý phải có trách nhiệm xã hội rất lớn. Toàn bộ đời sống xã hội, đời sống dân chúng và việc giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề môi trường luôn được định hướng giải quyết bởi các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức lớn mà đứng đầu là các nhà quản lý: “Xã hội đã thức tỉnh và lớn tiếng về những khẩn thiết của những vấn đề xã

hội, đang địi hỏi các nhà quản lý thuộc mọi loại hình tổ chức, đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao, xem họ đang làm gì để hoàn thành những trách nhiệm xã hội của họ và tại sao họ lại không làm hơn nữa'''’55.

Mục tiêu của quản lý, nói một cách chung nhất, là hồn thành hay đạt mục tiêu với những chi phí ít nhất và sự thỗ mãn cá nhân cao nhất:

“Theo một ý nghĩa rất thực tế, trong mọi loại hình tổ chức, dù cho là kinh doanh hay phi kinh doanh thì mục tiêu hợp lý và mong muốn một cách công khai của mọi nhà quản lý đều là “thặng dư” - Tức là các nhà quản lý cần phải tạo dựng nên một môi trường mà trong đó mỗi người có thể hồn thành được các mục tiêu theo nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự khơng thoả mãn cá nhân ít nhất hoặc ở đó họ có thể đạt được mục tiêu mong muốn tới mức có thể được với các nguồn lực sẵn

r „57 có .

Harold Koontz và các đồng nghiệp cho rằng quản lý vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Với tư cách là một khoa học, quản lý cần phải được

55 Harold Koontz, ...: Sđd, tr 74.

tiếp cận một cách có hệ thống nhưng với tư cách là một nghệ thuật, việc thực hành quản lý lại đòi hỏi phải tiếp cận theo tình huống hoặc điều kiện hiện có.

Harold Koontz và các đồng nghiệp đánh giá cao tầm quan trọng của quản lý trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội ở mọi cấp độ (vi mô và vĩ mơ). Những phân tích ngun nhân của thất bại trong kinh doanh là do năng lực quản lý yếu kém. Harold Koontz đã dẫn lời phát biểu của Ngân hàng châu Mỹ trong Bản báo cáo về kinh doanh nhỏ: “Theo sự phân tích cuối cùng thì hơn

90% các thất bại kinh doanh là do sự thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm trong quản lý”56. Ở cấp độ vĩ mơ, vai trị của quản lý càng trở nên quan trọng.

Khi phân tích cơ hội và thách thức của các quốc gia đang phát triển, Harold Koontz viết: “Về tầm quan trọng của quản lý thì khơng ở đâu có thể thể hiện

rõ hơn so với trường hợp của các nước đang phát triển. Bản tổng quan về vấn đề này trong những năm gần đây của các chuyên gia về phát triển kinh tế đã cho thấy rằng sự cung cấp tiền bạc hoặc kĩ thuật công nghệ không đem lại sự phát triển. Yếu tố hạn chế trong hầu hết mọi trường hợp chính là sự thiếu thốn về chất lượng và sức mạnh của các nhà quản lý”57.

Hơn nữa, khi đề cập và phân tích về vai trị của quản lý, Harold Koontz và các đồng nghiệp còn chỉ rõ vai trò của khoa học xã hội nói chung và quản lý nói riêng trong việc áp dụng các thành quả của khoa học kĩ thuật vốn được đánh giá là sớm phát triên và đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triên cũng như định hướng các chính sách phát triên xã hội: “Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách khai thác các nguồn nhân lực và phối hợp sự hoạt động của con người, thì sự phi hiệu quả và lãng phí trong khi áp dụng những phát minh kĩ thuật vẫn sẽ tiếp tục. Chúng ta chỉ cần nhìn vào sự lãng phí khơng thể tưởng tượng được về các nguồn nhân lực và vật lực là có thể thấy rằng các

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sư tư tưởng quản lý (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w