Quan niệm của C Mác, Ph Ăngghen, và V.I Lênin về nguyên tắc và phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sư tư tưởng quản lý (Trang 173 - 176)

Essential Drucker

10.2. Quan niệm của C Mác, Ph Ăngghen, và V.I Lênin về nguyên tắc và phương pháp quản lý

Với nhiệm vụ cụ thể là kiến tạo và xây dựng một xã hội mới khác về chất với xã hội tư bản chủ nghĩa, nên khi nói về nguyên tắc quản lý, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chủ yếu bàn đến nguyên tắc tập trung dân chủ và kế hoạch hoá.

Khi nghiên cứu quan điểm của Pru- đông và Ba-cu-nin về chế độ liên bang, C. Mác cho rằng về nguyên tắc, chế độ liên bang nảy sinh từ quan điểm tiểu tư sản của chủ nghĩa vơ chính phủ và ơng cho rằng để xây dựng một xã hội mới, chúng ta cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo tập trung.

V.I. Lênin là người bàn nhiều về nguyên tắc tập trung dân chủ. Trên cơ sở phân tích hai đối cực đã từng tồn tại trong lịch sử: tập trung quan liêu và chủ nghĩa vơ chính phủ: “Chúng ta chủ trương theo chế độ tập trung dân chủ. Nhưng cần phải hiểu rõ rằng chế độ tập trung dân chủ, một mặt, thất khác xa

104 V I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 175.

chế độ tập trung quan liêu chủ nghĩa, và, mặt khác, thật khác xa chủ nghĩa vơ chính phủ”105.

V.I. Lênin đặc biệt nhấn mạnh và nhiều lẫn làm rõ thực chất của tập trung trong chế độ tập trung dân chủ để trách sự hiểu lầm một cách phiến diện về tập trung cho rằng tập trung đi liền với quan liêu, máy móc và bóp nghẹt tính chủ động, sáng tạo: “Khơng có gì sai lầm bằng việc lẫn lộn chế độ tập trung dân chủ với chủ nghĩa quan liêu và với lối rập khn máy móc. Hiện giờ nhiệm vụ của chúng ta chính là phải thực hiện chế độ tập trung dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm sự hoạt động tuyệt đối ăn khớp và thống nhất của các ngành kinh tế như đường sắt,

bưu điện và các ngànhvận tảikhác, v.v...; và đồng thời chế độ tập trung, hiểu theo nghĩa thực sự dân chủ, đã bao hàm khả năng - khả năng này do lịch sử tạo ra lần đầu tiên - phát huy đầy đủ và từ do không nhữngcác đặc điểm của địa phương, màcả những sáng kiến của địa phương, tính chủ động của địa phương, tính chất mn hình mn vẻ của các đường lối, của các phương pháp và phương tiện để đạt đến mục đích chung”106.

Như vậy, với bản chất của một chế độ xã hội mới, tập trung tự nó khơng những khơng loại trừ mà cịn tạo điều kiện để phát huy tính độc lập, tự chủ. Tuy nhiên, tập trung ln có xu hướng nảy sinh độc đoán, quan liêu nên V.I. Lênin nhiều lần khẳng định sự cần thiết phải đảm bảo dân chủ nhưng đó là dân chủ đích thực chứ khơng phải là thứ dân chủ vơ chính phủ, hỗn loạn: “Nguyên tắc dân chủ về tổ chức - dưới hình thức cao nhất của nó, tức là việc các xơ viết thực hiện những đề nghị và yêu cầu để cho quần chúng tích cực

105 V I. Lênin (1977): tồn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 185.

191

106 V I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 186.

các đạo luật chung, không những tham gia vào việc kiểm tra việc chấp hành các quy tắc, quyết định và đạo luật đó, mà cịn trực tiếp tham gia vào thi hành chúng nữa - có nghĩa là mỗi đại biểu quần chúng, mỗi công nhân, đều phải được ở trong điều kiện có thể tham gia thảo luận các đạo luật của nhà nước, bầu cử các đại biểu của mình cũng như thi hành các đạo luật của nhà nước. Nhưng hồn tồn khơng vì thế mà có thể tha thứ một sự hỗn loạn hoặc một sự mất trật tự dù là cỏn con nào trong vấn đề xét xem trong mỗi trường hợp cụ thể ai là người chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ thừa hành nhất định nào đó, về việc lãnh đạo một q trình lao động chung nào đó trong một thời gian nhất định. Quần chúng phải có quyền được tự mình cử ra những người lãnh đạo có trách nhiệm. Quần chúng phải có quyền được thay đổi những người lãnh đạo của mình, phải có quyền được hiểu rõ và kiểm tra mỗi một bước nhỏ nhất trong hoạt động của những người đó','’U9.

Để tránh khuynh hướng chuyên quyền, V.I. Lênin nhấn mạnh chế độ lãnh đạo tập thể. Tuy nhiên, trong lãnh đạo tập thể phải: “cấm “diễn thuyết dài dòng”, trao đổi ý kiến phải hết sức nhanh chóng, phải thu gọn lại thành những thơng báo, những đề nghị thực tiễn, chính xác”107 và để nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, trong chế độ lãnh đạo tập thể cần phải xác định rõ nhiệm vụ của

từng cá nhân. V.I. Lênin viết: “Một nguyên tắc đã được tất

cả mọingười công nhận và được nhiều đại hội các hội đồng kinh tế quốc dân và các tổ chức khác thơng qua về việc xác định trách nhiệm chính xác của mỗi người cán bộ (cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý...) đối với việc thực hiện những hoạt động hoặc công tác hoặc nhiệm vụ nhất định, phải được thực hiện một cách kiên trì, cương quyết và bằng bất kì giá nào. Cho đến nay, nguyên tắc đó vẫn cịn rất ít, và rất ít được thực hiện’,121.

Ngoài và bên cạnh việc yêu cầu các nhà cộng sản thực hiện và đi theo một cách có phê phán phương pháp quản lý của F.W. Taylor108, V.I. Lênin đã đề

107 V.I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 39, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 53. 108 Phương pháp quản lý là một khái niệm khá linh hoạt. Dưới một phương

cập nhiều đến phương pháp thi đua. Và trên thực tế, thi đua đã được tổ chức và phát huy hiệu quả cao trong thực tiễn phát triển xã hội của Liên Xô. V.I. Lênin viết: “Bởi vậy, nhiệm vụ tổ chức thi đua gồm có hai mặt: một mặt, nó địi hỏi

thực hành chế độ tập trung dan chủ như chúng tôi đã phác ra ở trên; mặt khác, tổ chức thi đua có nghĩa là có thể tìm ra con đường đúng đắn nhất, tiết kiệm nhất, để cải tổ chế độ kinh tế của nước Nga”109

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sư tư tưởng quản lý (Trang 173 - 176)