Vấn đề đào tạo con người trong quản lí

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sư tư tưởng quản lý (Trang 179 - 182)

Essential Drucker

10.4. Vấn đề đào tạo con người trong quản lí

Xuất phát từ nhu cầu thực tế là quản lý xã hội mới trong tính tồn vẹn, hệ thống và triết lý khơi dậy và thu hút sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là V.I. Lênin đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo các nhà quản lý để vươn tới đích cuối cùng là xây dựng một thể chế xã hội tự quản. V. I. Lênin khẳng định: “Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhiều mặt của chế độ dân chủ nguyên thuỷ sẽ sống lại, vì lần đầu tiên trong lịch sử những xã hội văn minh, quần chúng nhân dân vươn lên tham gia một cách độc lập không những vào việc bầu cử và tuyển cử, mà cả vào việc quản lý hàng ngày nữa. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mọi người sẽ lần lượt quản lý và sẽ rất mau quen với tình hình khơng cần có ai quản lý cả”118.

V.I. Lênin phê phán gay gắt và yêu cầu kiên quyết gạt bỏ định kiến cho rằng chỉ những người thượng lưu, những người được học qua các trường lớp của bọn giầu có mới có thể quản lý nhà nước, mới có thể tổ chức và thiết kế xã hội xã hội chủ nghĩa được: “Phải nhất thiết phá bỏ thành kiến cũ, vơ lý, qi gở, bì ổi và ghê tởm cho rằng chỉ có những cái gọi là “giai cấp thượng lưu ”, chỉ có bọn nhà giầu hay những người dã học qua trường của giai cấp giầu có, mới có thể quản lý nhà nước, tổ chức kiến thiết xã hội xã hội chủ nghĩa được”119. Theo V.I. Lênin, ngay trong nhân dân, trong giai cập cơng nhân và nơng dân có thể có nhiều nhà tổ chức có tài và “chính tư bản đã vùi dập, đã bóp chết, vứt bỏ hàng ngìn những nhà tổ chức như thế”120. Đồng thời V.I. Lênin

117 V I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 44, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 157. 118 V I. Lênin (1976): Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 143.

197

119 V I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 35, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 238. 120 V I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 236.

cũng chỉ rõ các nhà cộng sản vẫn chưa biết phát hiện, nâng đỡ các nhà tổ chức xuất thân từ giai tầng lao động nhưng nhất thiết các nhà cộng sản phải học được cách làm cơng tác này. Ơng viết: “Chúng ta vẫn chưa biết phát hiện, khuyến khích, nâng đỡ, đề bạt họ. Nhưng chúng ta sẽ học tập được cách làm cơng tác đó, nếu chúng ta bắt tay vào học cách làm cơng tác đó với tất cả nhiệt tình cách mạng, vì thiếu nhiệt tình này thì cách mạng sẽ không thể nào thắng lợi được’,136. Về lĩnh vực này, V.I. Lênin cũng đã có lần phê bình khuyết điểm của quần chúng vì q rụt rè nên đã khơng nắm lấy công tác quản lý: “chúng ta phải thừa nhận răng khuyết điểm chính của quần chúng là ở chỗ rụt rè và khơng nắm lấy cơng tác quản

lý”121.

Bên cạnh đó, V.I. Lênin cũng nhân thấy rằng “Không phải bẩm sinh ra là người ta đã có được nghệ thuật quản lý rồi, mà phải trải qua kinh nghiệm mới có được”122.

Từ những quan điểm trên, V.I. Lênin địi hỏi cơng nhân, binh sĩ phải nhanh chóng học cách quản lý nhà nước: “Chúng ta đồi hỏi các công nhân giác ngộ và binh sĩ phải học quản lý nhà nước và phải học ngay không chậm chễ, nghĩa là đòi hỏi phải bắt tay ngay vào việc làm cho tất cả những người lao động, tất cả những công nhân nghèo đều tham gia học quản lý nhà nước”123.

Khơng những địi hỏi cơng nhân phải học cách quản lý nhà nước, V.I. Lênin cịn chỉ rõ phương pháp học quản lí tốt nhất là học trong thực tế. Muốn vậy, họ phải xoá bỏ các định kiến cũ, chủ động tham gia vào công tác quản lý, trải nghiệm thực tiễn để nâng cao khả năng quản lý của mình. V.I. Lênin viết:

121 V I. Lênin (1977): Toàn tập, tập 37, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 25.

198

122 V I. Lênin (1978): Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 216. 123 V I. Lênin (1976): Toàn tập, tập 34, Nhà xuất bản Tiến bộ Maxcova, tr 414.

nhân dân thực sự tự mình quản lý lấy mình, thì liệu có thể có phương pháp nào để cho nhân dân học cách tự quản lý lấy mình và tránh được sai lầm không? Hiện nay điều căn bản nhất là phải đoạn tuyệt với những định kiến của những nhà trí thức tư sản cho rằng chỉ những người cơng chức đặc biệt - tức nhưũng cơng chức mà xét về tồn bộ địa vị xã hội của họ, thì họ lệ thuộc hồn tồn vào tư bản - mới có thể quản lý được nhà nước.. Điều căn bản nhất là gây cho những người bị áp bức và những người lao động tin tưởng vào sứ mạnh của bản thân họ, là dùng thực tiễn mà chỉ cho họ thấy rằng họ có thể và họ phải tự mình nắm lấy việc phân phối bánh mì, tất cả các thực phẩm, sữa, quần áo, nhà ở, v.v...một cách cơng bằng, triệt để có quy củ, có tổ chức, vì lợi ích của những người nghèo”ỉ4ữ.

Tóm lại, với sứ mệnh tìm kiếm con đường cải tạo xã hội tư bản và xây dựng một xã hội mới, mặc dù tiệp cận quan lý chủ yếu ở tầm vĩ mơ trong bối cảnh khoa học quản lý cũng chưa có những bước phát triển đáng kể nào124 song C. Mác, Ph. Ăngghen và nhất là V.I. Lênin đã có những quan điểm khá toàn diện về quản lý từ lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch đến việc kiểm kê, kiểm soát và kịp thời sửa chữa những sai lầm trong thực tiễn.Và trongmộtchừng mực

nhấtđịnh, một số tư tưởng

quản lý của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt ra những vấn đề của quản lý hiện đại, đặc biệt là việc đề xuất việc phát triển quản lý đến đỉnh cao của nó là tự quản lý.

124 Chúng ta cần nhớ rằng thời kì của C. Mác và Ph. Ăngghen, các tư tưởng quản lí của lồi người mới ở giai doạn phơi thai với đóng góp của Pie Đại đề trong việc thiết kế quân đội Phổ và một số tư tưởng cũng như ứng dụng của Adam Smith về kinh tế và chun mơn hố lao động. V I. Lênin cũng chỉ được tiếp xúc với tư tưởng quản lý theo khoa học của F.W. Taylor nhưng cũng đã chỉ rõ những ưu điẻm của nó mà những người cộng sản cần phải học tập đồng thời chỉ rõ hạn chế cần phải vượt bỏ và đặc biệt, V I. Lênin chỉ rõ vai trò của nhà nước trong việc quản lý kinh tế - điều mà

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Bài giảng lịch sư tư tưởng quản lý (Trang 179 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w