2.4.1. Mẫu định lƣợng
Cỡ mẫu: Sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu cho một tỉ lệ:
Trong đó:
n: Số sinh viên cần điều tra
p = 0,7: Ước tính tỷ lệ sinh viên cao đẳng y bị stress (dựa trên kết quả nghiên cứu của Trần Kim Trang trên sinh viên Đại học Y dược TPHCM [12]).
α: Chọn mức ý nghĩa thống kê 0,05.
z : Hệ số tin cậy tại mức ý nghĩa thống kê α=5% (tra bảng được Z=1,96) d: Sai số chấp nhận được, chọn d = 0,05
DE: Hiệu lực thiết kế do chọn mẫu cụm nên hiệu chỉnh cỡ mẫu theo hệ số thiết kế, DE = 2.
Áp dụng cơng thức trên ta tính được:
Dự phịng 5% các trường hợp trả lời thiếu thơng tin, vắng mặt hoặc từ chối tham gia nghiên cứu, làm trịn số ta có cỡ mẫu nghiên cứu n = 678 sinh viên. Trên thực tế chúng tôi đã thu thập được số liệu trên 678 sinh viên.
DE d pq Z n 2 2 ) 2 / 1 ( 1,962 x 0,7 x 0,3 x 2 0,052 n = = 646 (sinh viên)
Cách chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm.
- Đơn vị mẫu là lớp, mỗi lớp học được coi là 1 cụm. Số sinh viên mỗi lớp khá đồng đều, trung bình có 45 sinh viên/ lớp. Như vậy để đảm bảo đủ cỡ mẫu chúng tôi chọn 15 lớp học.
- Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên có 66 lớp, trong đó năm thứ nhất có 20 lớp, năm thứ 2 có 23 lớp và năm thứ 3 có 23 lớp. Lập danh sách các lớp theo từng năm học và tiến hành bốc thăm mỗi năm học 5 lớp.
- Chọn toàn bộ sinh viên của những lớp được lựa chọn để thu thập số liệu. Tổng số 712 sinh viên của 15 lớp đã được mời tham gia nghiên cứu, trong đó có 692 sinh viên đồng ý tham gia và 678 phiếu điều tra đủ điều kiện đưa vào phân tích.
2.4.2. Mẫu định tính
Cỡ mẫu: Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thời gian tiến hành nghiên
cứu cùng với tính bão hịa của thơng tin tổng cộng có 21 đối tượng nghiên cứu định tính bao gồm:
Phƣơng pháp Đối tƣợng Số lƣợng
ngƣời
Phỏng vấn sâu (PVS)
Giáo viên chủ nhiệm hệ cao đẳng (điều dưỡng,
dược, hộ sinh) 3
Tổng số PVS 3
Thảo luận nhóm (TLN)
Sinh viên cao đẳng điều dưỡng 6
Sinh viên cao đẳng dược 6 Sinh viên cao đẳng hộ sinh 6
Tổng số TLN 18
Cách chọn mẫu: Các đối tượng được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu có
- Phỏng vấn sâu 03 giáo viên chủ nhiệm (03 cuộc): Liên hệ với 03 giáo viên chủ nhiệm của 3 ngành đào tạo để sắp xếp thời gian phỏng vấn.
- Thảo luận nhóm: 03 cuộc thảo luận với 3 nhóm sinh viên (năm thứ nhất, năm thứ hai, năm thứ ba). Mỗi cuộc thảo luận với 6 sinh viên: 2 sinh viên ngành điều dưỡng, 2 sinh viên ngành dược, 2 sinh viên ngành hộ sinh). Các sinh viên này được lựa chọn nhằm đảm bảo phân bố theo tuổi, giới, ngành học, năm học. Sắp xếp thời gian và mời sinh viên tham gia thảo luận nhóm.
2.5. Cơng cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu 2.5.1. Công cụ thu thập số liệu
Cấu phần định lượng: Phát vấn trực tiếp (Phụ lục 2) Công cụ: Bộ câu hỏi gồm 2 phần:
Phần một sử dụng thang đo DASS 21 để xác định tỉ lệ stress của sinh viên,đây là phiên bản rút gọn của DASS 42 nhằm tạo sự tiện lợi hơn cho người dùng. Thang đo DASS 21 đã được Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia biên dịch và thử nghiệm để sàng lọc tình trạng stress và đã được tiến hành trên một số đối tượng. DASS 21 gồm 21 tiểu mục chia thành 3 nhóm. Trong nghiên cứu này chỉ sử dụng các tiểu mục liên quan đến stress gồm có 7 câu.
Phần hai sử dụng bộ câu hỏi phát vấn bao gồm các câu hỏi về thông tin chung, yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu tố nhà trường và các yếu tố liên quan tới sức khỏe hành vi để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở sinh viên. Các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng dựa trên khung lý thuyết và bảng biến số về stress trong các tài liệu và có tham khảo trong các nghiên cứu khác.
Trước khi sử dụng bộ cơng cụ để thu thập số liệu, nhóm nghiên cứu tiến hành thử nghiệm trên 20 sinh viên của trường nhằm giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá
trình phát vấn và thu thập một cách đầy đủ thơng tin nhất như câu hỏi gây sự khó hiểu cho đối tượng, điều tra viên giải thích sai câu hỏi…....
Cấu phần định tính: Phiếu phỏng vấn sâu GVCN các khóa học và thảo luận nhóm sinh viên về thực trạng stress (Phụ lục 3 và 4)
2.5.2. Tổ chức thu thập thông tin 2.5.2.1. Thu thập thông tin định lƣợng
Bƣớc 1: Liên hệ địa phƣơng
- Nghiên cứu viên liên hệ với Phịng Đào tạo để được bố trí địa điểm tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu.
- Liên hệ với phòng Quản lý học sinh – sinh viên để được hỗ trợ trong quá trình thu thập số liệu như: Giấy triệu tập sinh viên tham gia vào nghiên cứu và danh sách sinh viên đính kèm theo từng lớp.
- Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp và lớp trưởng các lớp được chọn làm nghiên cứu về thời gian, địa điểm cụ thể để thu thập thông tin.
Bƣớc 2: Tập huấn điều tra viên
- Thành viên của nhóm nghiên cứu trực tiếp tham gia tập huấn điều tra viên (ĐTV).
- Đối tượng tập huấn: tổng số 6 điều tra viên là cán bộ có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học thuộc trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
- Nội dung tập huấn:
+ Giới thiệu công việc, bộ công cụ, kế hoạch thu thập số liệu.
+ Giải thích nội dung các câu hỏi. Lưu ý giải thích rõ các câu được đánh giá khó, dễ hiểu sai.
+ Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng điều tra và làm việc với sinh viên. + Thực hành phát phiếu điều tra.
Bƣớc 3: Thử nghiệm và hồn thiện bộ cơng cụ
- Tiến hành thử nghiệm bộ câu hỏi trên 20 đối tượng. Sau đó tiến hành chỉnh sửa nội dung câu hỏi điều tra cho phù hợp với đối tượng và in thành 750 bộ công cụ phục vụ cho tập huấn và thu thập thông tin. (Chi tiết nội dung chỉnh sửa
phiếu điều tra, xem phụ lục 6, trang 96)
- Đề xuất các phương hướng giải quyết khó khăn trong q trình thu thập.
Bƣớc 4: Tiến hành thu thập số liệu
- Điều tra viên nhận phiếu điều tra, phát cho sinh viên trong danh sách mà mình phụ trách, hướng dẫn đối tượng cách điền phiếu điều tra và trả lời các thắc mắc của các em. Sinh viên được hướng dẫn đọc phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu và ĐTV khẳng định rằng phiếu điều tra không ghi tên, các câu hỏi khơng có vấn đề nhạy cảm, các thông tin mà các em điền trong phiếu được bảo mật. Nếu ĐTNC đồng ý tham gia nghiên cứu, đề nghị ĐTNC đọc và ký xác nhận vào Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu.
- ĐTV bố trí ĐTNC tham gia vào nghiên cứu ngồi ở các bàn riêng trong lớp học để đảm bảo 2 sinh viên ngồi cạnh nhau khơng thể nhìn được thơng tin trong phiếu của nhau.
- Giới thiệu cho ĐTNC về bộ công cụ (bộ câu hỏi phỏng vấn)
- Sau khi sinh viên điền xong, ĐTV tới tận nơi để thu phiếu, rà soát lại các câu hỏi đã được điền đầy đủ chưa và phiếu nào đã điền đầy đủ thì đánh dấu mã số phiếu cịn phiếu nào chưa điền hết thì yêu cầu đối tượng điền bổ sung.
Bƣớc 5: Thu thập phiếu điều tra
Nghiên cứu viên kiểm tra phiếu điều tra về số lượng, chất lượng bộ câu hỏi và kiểm tra xác suất 10% phiếu.
Bƣớc 6: Tổng hợp và làm sạch phiếu
GSV tổng hợp phiếu theo từng ngày. Kiểm tra thông tin ghi trong phiếu. Phiếu thông tin không đạt yêu cầu sẽ được loại bỏ.
2.5.2.2. Thu thập thông tin định tính
Sau khi thực hiện các thỏa thuận tham gia nghiên cứu, với sự đồng ý tham gia của các đối tượng nghiên cứu. Tổ chức 03 cuộc PVS (03 giáo viên chủ nhiệm), 03 cuộc TLN (mỗi cuộc gồm 6 sinh viên trong đó 02 sinh viên điều dưỡng, 02 sinh viên hộ sinh, 02 sinh viên dược được chia theo 3 năm đào tạo). Các cuộc PVS, TLN được ghi âm với sự cho phép của đối tượng nghiên cứu và được thực hiện dựa trên các nội dung/chủ đề trong các hướng dẫn PVS, TLN đã được xây dựng (phụ lục 3,4). Đặc biệt một số biến khó thu thập thơng tin một cách hiệu quả như biến về mối quan hệ với bố mẹ, thầy cô hay với người yêu, các biến liên quan tới áp lực thi cử, học tập được khai thác sâu trong phần này. Thời điểm thảo luận là thời gian rỗi của mỗi đối tượng (có hẹn trước). Mỗi cuộc TLN và PVS sâu tiến hành từ 20 - 30 phút.
Kết thúc buổi phỏng vấn, nghiên cứu viên nghe lại quá trình phỏng vấn qua băng ghi âm, ghi lại những nội dung chính liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và rút kinh nghiệm để điều chỉnh bản hướng dẫn phỏng vấn cho các đối tượng tiếp theo.
2.6. Các biến số nghiên cứu, thƣớc đo và tiêu chuẩn đánh giá 2.6.1. Các biến số trong nghiên cứu định lƣợng (Phụ lục 5) 2.6.1. Các biến số trong nghiên cứu định lƣợng (Phụ lục 5) 2.6.2. Các chủ đề trong nghiên cứu định tính
- Một số các yếu tố liên quan tới thực trạng stress ở sinh viên (yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội)
- Một số biện pháp nhằm giảm stress ở sinh viên.
2.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá
Cách cho điểm và đánh giá stress theo thang đo DASS 21:
- Cách cho điểm:
Câu Không đúng Đúng một phần Đúng phần nhiều Hoàn toàn đúng
1 -> 7 0 1 2 3
- Cách đánh giá: Điểm cho mỗi câu hỏi là từ 0 đến 3 điểm, tùy thuộc vào mức độ
và thời gian xuất hiện triệu chứng. Điểm của stress được tính bằng cách cộng điểm 7 câu hỏi rồi nhân hệ số 2. Tổng số điểm sẽ được ghi nhận (từ 0 đến 42 điểm). Điểm cắt 14 thường được sử dụng để sàng lọc các đối tượng có dấu hiệu stress [16].
Mức độ Stress Bình thường 0 - 14 Nhẹ 15 - 18 Vừa 19 - 25 Nặng 26 - 33 Rất nặng >= 34 2.7. Xử lý và phân tích số liệu 2.7.1. Thông tin định lƣợng - Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1
- Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0 với các test thống kê
thơng thường như tính tỷ lệ %, sử dụng kiểm định Khi bình phương, giá trị OR, mơ hình hồi quy logistics để xem xét các yếu tố liên quan.
2.7.2. Thơng tin định tính
Các kết quả phỏng vấn sâu và thảo ln nhóm được phân tích, chọn lọc những thơng tin có tác dụng hỗ trợ và được trích dẫn để làm rõ hơn kết quả của phần định lượng.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu tuân theo quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế Công cộng và chỉ được triển khai khi được sự thông qua và cho phép của Hội đồng.
Trong khi thu thập thông tin, đối tượng được giải thích rõ ràng và đầy đủ về mục đích và nội dung của nghiên cứu. Nghiên cứu khơng có các vấn đề tế nhị, nhạy cảm của người tham gia nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu được phát Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu. Do đó, ĐTNC hồn tồn có quyền quyết định tự nguyện tham gia
nghiên cứu hay không. Nghiên cứu sử dụng phiếu điều tra khuyết danh nên thông tin cá nhân cũng như thơng tin về tình trạng stress của ĐTNC hoàn toàn được giữ kín. Trong q trình thu thập thơng tin, ĐTNC có quyền từ chối trả lời câu hỏi không phù hợp hoặc dừng trả lời câu hỏi nếu cần thiết, sự từ chối tham gia nghiên cứu không ảnh hưởng đến các quyền lợi của ĐTNC.
Kết quả nghiên cứu được thông báo cho trạm y tế của Trường, phịng Cơng tác Học sinh sinh viên và Ban giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin và đưa ra những khuyến nghị cho việc làm giảm tình trạng stress và nâng cao sức khỏe cho sinh viên.
2.9.1. Sai số
- Thu thập thông tin hồi cứu rất dễ mắc sai số nhớ lại.
- Thu thập thơng tin trong lớp dễ xảy ra tình trạng học sinh trao đổi, sao chép kết
quả của nhau.
- Thu thập thông tin qua bộ câu hỏi phát vấn mới có đánh giá chủ quan từ sinh
viên nên dễ bỏ sót thơng tin.
- Sai số do điều tra viên không hiểu rõ câu hỏi, điều tra viên giải thích sai câu hỏi và sai số trong quá trình nhập liệu như nhìn nhầm hoặc nhập sai đáp án
2.9.2. Biện pháp khắc phục
- Tập huấn kỹ cho điều tra viên và thực hành điều tra
- Thiết kế bộ câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, trước khi tiến hành điều tra có điều tra
thử và chỉnh sửa bộ câu hỏi cho hợp lý
- Sinh viên tự điền được sắp xếp vị trí chỗ ngồi, có sự giám sát của điều tra viên để tránh sự trao đổi thông tin, các vấn đề chưa rõ có thể hỏi trực tiếp điều tra viên.
- Sau khi sinh viên tự điền phiếu câu hỏi, ĐTV kiểm tra rà sốt lại xem có bỏ sót
thơng tin nào khơng nếu điền đầy đủ mới thu lại phiếu
- Trong quá trình điều tra, giám sát viên phải giám sát chặt chẽ việc thu thập
thông tin của điều tra viên để kịp thời khắc phục và tiến hành kiểm tra nhập liệu (nhập lại ngẫu nhiên 10% số phiếu để kiểm tra sự chính xác)
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số có 678 sinh viên tham gia vào nghiên cứu định lượng và 21 đối tượng tham gia nghiên cứu định tính bao gồm: 03 giáo viên và 18 sinh viên của các hệ cao đẳng điều dưỡng, cao đẳng hộ sinh và cao đẳng dược của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên. Qua phát vấn các ĐTNC chúng tôi thu được một số thông tin sau:
3.1. Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC (N=678)
Yếu tố Giới tính Tổng n=678 (n, %) Nam n=106 (n, %) Nữ n=572 (n, %) Tuổi (TB ± SD) 20,3 ± 1,05 20,2 ± 0,91 20,3 ± 0,93 Dân tộc Kinh 49 (46,2) 342 (59,8) 391 (57,7) Thiểu số 57 (53,8) 230 (40,2) 287 (42,3) Nơi ở hiện tại Ký túc xá 25 (23,6) 212 (37,1) 237 (35,0) Nhà trọ 68 (64,2) 240 (42,0) 308 (45,4) Nhà riêng 9 (8,5) 95 (16,6) 104 (15,3) Nhà họ hàng 4 (3,8) 25 (4,4) 29 (4,3) Tình trạng sức khỏe Khỏe mạnh 97 (91,5) 509 (89,0) 606 (89,4) Không khỏe mạnh 9 (8,5) 63 (11,0) 72 (10,6) Đi làm thêm Có 20 (18,9) 103 (18,0) 123(18,1) Không 86 (81,1) 469 (82,0) 555 (81,9) Thời gian làm thêm (n=124) < 3h/ ngày 5 (25,0) 30 (28,8) 35 (28,2) ≥ 3h/ ngày 15 (75,0) 74 (71,2) 89 (71,8) Chi phí sinh hoạt hàng tháng Dưới 3 triệu 76 (71,7) 444 (77,6) 520 (76,7) Từ 3 triệu trở lên 30 (28,3) 128 (22,4) 158 (23,3)
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là sinh viên nữ (572/678) cao gấp 5 lần so với sinh viên nam. Độ tuổi trung bình của sinh viên là 20,3 (tuổi nhỏ nhất là 19, cao nhất là 24 tuổi). Phần lớn sinh viên là dân tộc Kinh (nam 46,2% và nữ 59,8%) và chủ yếu sinh sống ở nhà trọ (nam 64,2% và nữ 42,0%).
Phần lớn sinh viên đều cho rằng bản thân hồn tồn bình thường và khỏe mạnh để học tập. Có 18,1% sinh viên đang đi làm thêm ngoài giờ học chủ yếu là sinh viên nữ và đa số (71,8%) làm việc với thời gian trên 3 giờ/ngày. Hơn hai phần ba (76,7%) số sinh viên có mức chi phí sinh hoạt học tập, ăn ở là dưới 3 triệu/tháng trong đó 77,6% ở nữ và 71,7% ở nam.
Bảng 3.2. Đặc điểm về ngành học, năm học, kết quả học tập của ĐTNC (N=678) (N=678) Yếu tố Giới tính Tổng n=678 (n, %) Nam n=106 (n, %) Nữ n=572 (n, %) Năm học Năm thứ nhất 32 (30,2) 183 (32,0) 215 (31,7) Năm thứ hai 44 (41,5) 188 (32,9) 232 (34,2) Năm thứ ba 30 (28,3) 201 (35,1) 231 (34,1) Ngành học Điều dưỡng 66 (62,3) 237 (41,4) 303 (44,7) Hộ sinh 3 (2,8) 136 (23,8) 139 (20,5) Dược 37 (34,9) 199 (34,8) 236 (34,8) Kết quả học tập năm học trước Từ khá trở lên 24 (22,6) 234 (40,9) 258 (38,1) Từ trung bình trở xuống 82 (77,4) 338 (59,1) 420 (61,9)
Kết quả bảng 3.2 cho thấy, về loại hình đào tạo: số sinh viên năm thứ nhất