Mơ hình hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu thực trạng stress ở sinh viên cao đẳng y và các yếu tố liên quan (Trang 58 - 65)

Sau khi phân tích hai biến và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số, số liệu được phân tích theo mơ hình hồi quy đa biến (Logistic Regression) để xác định mối liên quan giữa các yếu tố.

Có 15 biến số được đưa vào mơ hình dựa trên các mối liên quan đã được mơ tả trong phần kiểm định 2 biến. Mơ hình được trình bày là mơ hình phù hợp sau khi dùng

phương pháp Backward LR (15 biến số) và chạy lại bằng phương pháp Enter (9 biến số) nhằm tối đa hóa mẫu phân tích. Khơng có biến số nào có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định tính phù hợp của mơ hình (Hosmer and Lemeshow) có p = 0,856 > 0,05. Cho thấy đây là mơ hình phù hợp trong phân tích. Kết quả phân tích đa biến trong mơ hình cho thấy các yếu tố về sức khỏe của đối tượng, đi làm thêm ngồi giờ học, tình trạng hơn nhân của cha mẹ, tần suất cha mẹ cãi nhau, áp lực với lịch học và sự quan tâm của thầy cơ giáo là những yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với stress ở sinh viên.

Bảng 3.15. Mơ hình hồi quy đa biến giải thích một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên ở sinh viên

Yếu tố trong mơ hình OR

(CI 95%) Mức ý nghĩa (P) Tình trạng sức khỏe

Khỏe mạnh (*) 1 -

Không khỏe mạnh 3,14 (1,68 – 5,86) 0,000 Đi làm thêm ngồi giờ học

Khơng (*) 1 -

Có 1,58 (1,02 – 2,46) 0,043

Tình trạng hơn nhân của cha mẹ

Đang sống cùng nhau (*) 1 -

Tần suất bố mẹ xảy ra cãi vã

Hiếm khi/không bao giờ (*) 1 -

Thường xuyên/thỉnh thoảng 1,89 (1,26 – 2,83) 0,002 Áp lực với lịch học

Không bao giờ/ hiếm khi (*) 1 - Thỉnh thoảng/ Thường xuyên 2,21 (1,40 – 3,50) 0,001 Sự quan tâm của thầy cô giáo

Thỉnh thoảng/ Thường xuyên (*) 1 - Không bao giờ/ hiếm khi 1,48 (1,02 – 2,13) 0,038 Kết quả học tập

Từ khá trở lên (*) 1 -

Từ trung bình trở xuống 1,31 (0,90 – 1,85) 0,13

Thời gian trực tại bệnh viện trong tuần

Không đi trực (*) 1 -

Từ 1 buổi trở lên 1,64 (0,88 – 3,06 0,10

Sự quan tâm của bạn bè

Thỉnh thoảng/ Thường xuyên (*) 1 - Không bao giờ/ hiếm khi 1,22 (0,77 – 1,93) 0,39

Kết quả bảng 3.15 cho thấy, những sinh viên có tình trạng sức khỏe khơng tốt có nguy cơ bị stress cao gấp 3,14 lần so với những sinh viên có sức khỏe tốt (CI: 1,68 –

5,86; p < 0,001). Nguy cơ stress ở sinh viên có đi làm thêm ngoài giờ học cao gấp 1,58 lần những sinh viên không đi làm thêm (CI: 1,02 – 2,46; p < 0,05).

Về những yếu tố liên quan đến gia đình, những sinh viên có cha mẹ ly hơn/ly thân/góa có nguy cơ stress cao gấp 3,02 lần so với những sinh viên có cha mẹ đang chung sống với nhau (CI: 1,48 – 6,18; p < 0,05). Cha mẹ thường xuyên xảy ra cãi vã cũng làm cho nguy cơ stress ở sinh viên cao gấp 1,89 lần so với những sinh viên có cha mẹ ít xảy ra cãi nhau (CI: 1,26 – 2,83; p < 0,05).

Về yếu tố liên quan tới nhà trường, nguy cơ stress ở những sinh viên thường xuyên cảm thấy có áp lực với lịch học cao gấp 2,21 lần so với những sinh viên không cảm thấy áp lực (CI: 1,40 – 3,50; p < 0,05). Sự quan tâm chia sẻ của thày cô giáo cũng là một yếu tố liên quan, những sinh viên không bao giờ hoặc hiếm khi nhận được sự quan tâm của thầy cơ giáo có nguy cơ stress cao gấp 1,48 lần so với những sinh viên thường xuyên nhận được sự quan tâm (CI: 1,02 – 2,13; p < 0,05).

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN

Tổng số đối tượng tham gia vào nghiên cứu là 678 sinh viên và có độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 20,3. Tuổi lớn nhất là 24 tuổi và nhỏ nhất là 19 tuổi. Độ tuổi trung bình thấp hơn trong những nghiên cứu về stress ở sinh viên y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh như nghiên cứu của Lê Minh Thuận (24,4 tuổi) và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (21,2 tuổi) [10, 11]. Sự khác biệt này có thể giải thích do nghiên cứu của chúng tơi được tiến hành trên nhóm sinh viên cao đẳng có hệ đào tạo 3 năm còn trong nghiên cứu của Lê Minh Thuận nghiên cứu sinh viên khoa Y năm thứ 4 và nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh là nghiên cứu sinh viên ở cả 4 năm có độ tuổi nhỏ nhất là 19 tuổi.

Tỷ lệ sinh viên nữ tham gia vào nghiên cứu (84,4%) cao hơn so với tỷ lệ sinh viên nam (15,6%). Tỷ lệ này có sự tương đồng với các nghiên cứu tại Việt Nam hay trên thế giới. Nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh cho thấy tỷ lệ sinh viên nữ tham gia vào nghiên cứu là 68,1% và tỷ lệ sinh viên nam là 31,9% [10]. Nghiên cứu của Super AN trên sinh viên y khoa của cả 3 năm tại trường Cao đẳng Y khoa Seth G.S cho thấy có 53,7% sinh viên tham gia nghiên cứu là nữ và 46,3% là nam [47]. Điều này có thể do đặc thù của ngành điều dưỡng và hộ sinh ln có sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam lựa chọn theo học.

Sinh viên là người dân tộc thiếu số chiếm 42,3% cao hơn so với nghiên cứu của Lê Minh Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh (77,4% dân tộc Kinh, 22,6% dân tộc thiểu số) [11]. Giải thích điều này là do đặc điểm trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên là một trong những cơ sở đào tạo nhân lực y tế khá lớn cho các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc do vậy sinh viên của trường là người dân tộc thiểu số chiếm gần 50% là điều hoàn toàn phù hợp. Cũng do đặc điểm là sinh viên đến từ nhiều địa phương khác nhau nên sinh viên sống ở ký túc xá và nhà trọ chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 35% và 45,4%

kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (21,4% sống ở ký túc xá và 34,1% ở nhà trọ) [10].

Về gia đình, sinh viên có bố mẹ làm nơng nghiệp khá cao (59,6% sinh viên có bố và 60,3% có mẹ là nơng dân), họ không phải chịu áp lực về số con được sinh như cán bộ viên chức do vậy có hơn 50% sinh viên sống trong gia đình có đơng con. Mặc dù có nhiều anh chị em nhưng vẫn còn 14,7% sinh viên khơng có ai để tâm sự và 34,8% sinh viên tìm đến bạn bè khi có khó khăn cần giúp đỡ.

4.1. Thực trạng stress ở sinh viên

Để đánh giá tình trạng stress ở sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng thang đo DASS 21 gồm 21 tiểu mục trong đó có 7 tiểu mục liên quan đến stress. Kết quả đánh giá stress theo thang đo DASS 21 có Cronbach‟s Alpha là 0,826 cho thấy rằng các mục hỏi là đáng tin cậy và đo lường tốt mức độ stress ở sinh viên trong nghiên cứu này.

Với thang đo DASS 21 và sử dụng điểm cắt 14 chúng tôi xác định được tỷ lệ sinh viên bị stress là 48,5%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu các nghiên cứu trên sinh viên y khoa ở một số nước như: Malaysia (46,2%), Ai Cập (43,9%) và Ả Rập (28,9%) [18, 19, 51]. Tuy nhiên kết quả lại thấp hơn so với các nghiên cứu khác cũng trên cùng đối tượng: ở Singapore (57%), Ấn Độ (73%) và Iran (83%) [46]. Tại Việt Nam, kết quả của nghiên cứu cũng có những sự chênh lệch với 2 nghiên cứu về stress ở sinh viên y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh: thấp hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh trên sinh viên Y tế công cộng (24,2%) nhưng cao hơn so với nghiên cứu của Trần Kim Trang trên sinh viên răng hàm mặt (71,4%) [10, 12]. Điều này được lý giải rằng, nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối tượng là sinh viên cao đẳng y có thời gian đào tạo (3 năm) ít hơn so với các sinh viên ở nghiên cứu khác là sinh viên đại học (trên 4 năm), sinh viên chủ yếu đến từ các địa phương miền núi, các vùng khó

khăn và các nghiên cứu cũng sử dụng những thang đo khác nhau để đo lường mức độ stress ở sinh viên.

Về năm học, tỷ lệ stress ở sinh viên năm thứ hai là cao nhất (55,6%), sau đó là sinh viên thứ nhất (42,3%) và sinh viên năm cuối (47,2%) Kết quả này cũng tương đồng so với các nghiên cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới [10, 12, 21, 23, 36]. Có thể giải thích là do ở năm thứ hai là năm phần lớn các môn học là mơn chun ngành có thời gian học nhiều cả lý thuyết và thực hành tại bệnh viện, áp lực học và thi các mơn chun ngành khá lớn cịn sinh viên năm cuối thường là cũng đã phát triển các kỹ năng để quản lý thời gian học tập phù hợp và chịu đựng được các áp lực trong học tập tốt hơn so với các sinh viên năm khác. Bên cạnh đó, sinh viên năm thứ nhất vẫn cịn sự thoải mái, thư giãn và mới lạ sau các cuộc thi đầu vào nhiều căng thẳng. Ngoài ra khoảng thời gian này, chương trình học là những môn học cơ sở gắn liền với những kiến thức đã được học trong quá trình thi tuyển vào trường mà chưa phải đối mặt với những môn học chuyên ngành và thời gian trực bệnh viện.

Về ngành học, tỷ lệ stress ở sinh viên ngành điều dưỡng (50,8%) và hộ sinh (51,1%) cao hơn tỷ lệ stress ở ngành dược (44,1%). Điều này có thể là do khối lượng mơn học và thời gian học của 2 ngành điều dưỡng và hộ sinh nhiều hơn so với ngành dược. Theo thông tư số 11/2010 TT-BGDĐT quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu cho 3 khối ngành cao đẳng của trường thì ngành điều dưỡng, hộ sinh có khối lượng là 160 đơn vị học trình (ĐVHT) nhiều hơn ngành dược (150 ĐVHT). Trong số đó, số lượng tối thiểu khối kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành thì ngành dược chỉ phải học 70 ĐVHT còn 2 ngành kia phải học 85 ĐVHT. Hiện nay trường đang chuyển dần từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng khối lượng kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành ở 2 ngành điều dưỡng và hộ sinh vẫn nhiều hơn so với ngành dược

Về kết quả rèn luyện, trong học kỳ I năm học 2015 – 2016, tỷ lệ sinh viên đạt học lực khá trở lên chỉ chiếm 38,1% còn lại là học lực trung bình trở xuống. Trong số

sinh viên có học lực khá giỏi và học lực trung bình trở xuống thì tỷ lệ sinh viên bị stress lần lượt là 43% và 51,9%. So sánh với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh thì tỷ lệ sinh viên đạt học lực khá trở lên trong nghiên cứu của chúng tơi có tỷ lệ cao hơn nhưng tỷ lệ sinh viên bị stress ở cả 2 nhóm học lực thì lại cao hơn 2-3 lần [10]. Do khác nhau ở khung chương trình học và điều kiện thi đầu vào, trường cao đẳng có khối lượng mơn học ít hơn ở đại học nên tỷ lệ sinh viên có học lực khá có cao hơn nhưng so với sinh viên đại học thì sinh viên cao đẳng có điểm thi tuyển đầu vào thấp hơn nên kỹ năng học tập có thể kém hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng stress ở sinh viên cao đẳng y và các yếu tố liên quan (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)