4.2.1. Các yếu tố cá nhân
Tình trạng sức khỏe là yếu tố mà trong y văn đã đề cập đến rất nhiều là có mối
liên quan chặt chẽ với stress ở đối tượng sinh viên. Trong nghiên cứu, yếu tố này có mối liên quan tương đối chặt chẽ với stress ở sinh viên ở cả mơ hình đơn biến và đa biến. Những sinh viên có tình trạng sức khỏe khơng tốt có nguy cơ bị stress cao gấp 3,14 lần so với những sinh viên có sức khỏe tốt (p<0,001). Kết quả này cũng tương đương với nghiên của Abdulghani (2011) và nghiên cứu Aleksandar M.Visnjic trên cùng nhóm đối tượng là sinh viên y khoa tại Ả Rập và Serbia. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng những người có sức khỏe khơng tốt có nguy cơ mắc stress cao gấp lần lượt 2,01 và 1,53 lần so với những người có sức khỏe tốt (p<0,001) [19, 22]. Trong nghiên cứu, yếu tố này có mối liên quan tương đối chặt chẽ với stress ở sinh viên ở cả mơ hình đơn biến và đa biến. Điều này cho thấy, để sinh viên có sức khỏe tinh thần tốt thì sức khỏe phải được đặt lên hàng đầu.
Đi làm thêm ngoài giờ học: hơn 80% sinh sống xa gia đình chủ yếu là sống ở ký
túc xá và nhà trọ. Các em phải tự lập trong cuộc sống và trong quản lý chi tiêu hàng tháng. Ngành Y dược là ngành có mức học phí cao nhất trong các nhóm ngành nghề đào tạo và đa phần sinh viên là dân tộc thiểu số chi phí sinh hoạt cao bắt buộc các em phải đi làm thêm để tăng thêm thu nhập phục vụ cho các nhu cầu cá nhân. Nghiên cứu
Anjali Deshpande (2014) ở sinh viên Nha khoa Ấn Độ cũng khẳng định chi phí liên quan đến học tập là một yếu tố nguy cơ dẫn đến stress ở sinh viên [23]. Do vậy, việc sinh viên đi làm thêm ngoài giờ học để kiếm thêm thu nhập là nguy cơ bị stress cao gấp 1,58 lần so với những sinh viên không đi làm thêm (p<0,05).
Kết quả học tập: Mơ hình hồi quy đơn biến chỉ ra rằng, sinh viên học lực trung
bình trở xuống bị stress cao gấp 1,43 lần so với những sinh viên học lực từ khá trở lên và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, mối liên quan giữa kết quả học tập và stress ở sinh viên lại khơng được thể hiện qua mơ hình đa biến, cho thấy kết quả học tập chưa thực sự có mối liên quan đến stress ở sinh viên. Kết quả này có sự tương đồng với nghiên cứu của Abdulghani (2011) và ở nghiên cứu này tác giả cũng chưa tìm thấy được mối liên quan giữa học lực với tình trạng stress [19].
Giới tính: Trong một số nghiên cứu ở Hy Lạp và Iran cho thấy giới tính có mối
liên quan tới stress ở sinh viên [23, 32, 46]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa stress với giới tính ở cả phân tích đơn biến và đa biến. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Muhamad Saiful B.Y (2009) ở Malaysia, Niemi PM (2006), Mostafa Amr (2006) ở Ai Cập đều khơng tìm thấy có mối liên quan giữa stress và giới tính trên cùng đối tượng là sinh viên y khoa (p>0,05) [33, 34, 36]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về stress, rối loạn trầm cảm trên sinh viên cũng chưa chỉ ra có mối liên quan này [9, 10, 11]. Sự khác nhau này có thể do xã hội ngày càng có sự bình đẳng giới, sinh viên nữ có những quyền lợi về học hành, sinh sống và được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe như sinh viên nam.
Năm học, ngành học: Theo những lý thuyết đã được biết qua quá trình tổng
quan tài liệu tổng quan tài liệu thì năm học là yếu tố có mối liên quan với stress ở sinh viên tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ tìm thấy mối liên này ở sinh viên năm thứ hai (p<0,05). Do chương trình học ở năm thứ hai có khối lượng thời gian học các môn chuyên ngành lớn và thường xuyên phải đi thực hành với trực đêm tại các bệnh viện Ngành học là yếu tố ít hoặc khơng có mối liên quan với stress. Trong nghiên cứu này
cũng chưa tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố này với stress ở cả phân tích đơn biến và đa biến.
4.2.2. Các yếu tố về gia đình
Phân tích đa biến cho thấy tình trạng hơn nhân và tần suất xảy ra cãi vã của cha mẹ là nguyên nhân dẫn đến stress ở sinh viên.
Tình trạng hơn nhân của cha mẹ và tần suất cha mẹ xảy ra cãi vã: Sự hỗ trợ tâm
lý từ phía gia đình rất quan trọng đối với sinh viên. Gia đình hạnh phúc khiến cho tinh thần của mỗi người được thoải mái, ln cảm thấy ấm áp và bình n. Cịn khi thiếu vắng cha/mẹ thì người cịn lại dù có cố gắng đến mấy cũng không thể bù đắp được sự thiếu hụt của người kia. Những sinh viên có cha mẹ khơng sống cùng nhau có nguy cơ bị stress cao gấp 3,02 lần so với những sinh viên có cha mẹ vẫn chung sống với nhau (p<0,05). Tuy nhiên có một thực tế là, đơi khi dù được sống cùng cha mẹ ruột nhưng nếu mối quan hệ của họ khơng tốt, ln có mâu thuẫn, cãi vã thì tinh thần của những đứa con sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nguy cơ bị stress ở sinh viên có cha mẹ thường xuyên xảy ra cãi vã cao gấp 1,89 lần so với những sinh viên khác (p<0,05). Nghiên cứu của Aleksandar trên sinh viên y khoa ở Serbia cũng cho thấy nguy cơ stress ở sinh viên sống trong gia đình có những bất đồng cao gấp 2,1 lần so với những sinh viên khác (p<0,05) [22]. Do vậy, có được sự hỗ trợ tốt từ phía cha mẹ ln giúp cho tâm lý của sinh viên được duy trì ổn định. Mối liên quan được tìm thấy ở hầu hết các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trên tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành ở mọi ngành nghề mà không chỉ riêng ở sinh viên y khoa.
Phân tích đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa số anh chị em trong gia đình và việc có người tâm sự khi có khó khăn cần giúp đỡ với tình trạng stress ở sinh viên. Tuy nhiên phân tích đa biến chỉ ra chưa đủ bằng chứng để kết luận có mối liên quan giữa các yếu tố này với stress ở sinh viên (p>0,05).
Anh chị em trong gia đình: Số đối tượng có từ 2 anh chị em trở lên chiếm 50%
có nghĩa là hơn một nửa sinh viên trong trường sống trong mơ hình gia đình có 3 con trở lên. Sinh viên sống trong gia đình đơng người có nguy cơ mắc stress thấp và nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sinh viên khơng có anh chị em có nguy cơ stress cao gấp 2,86 lần so với những sinh viên khác (p<0,05). Kết quả nghiên cứu cũng tương tự của Madhumita Nandi (2012) ở Ấn Độ có 44,5% sinh viên khơng có anh chị em trong gia đình bị stress và nguy cơ stress ở những đối tượng này cao gấp 1,27 lần so với những sinh viên có anh chị em [35]. Khi sinh sống trong gia đình có đơng người thì sự chú ý của cha mẹ khơng chỉ cịn tập trung cho bất kỳ ai được. Do vậy, sinh viên cũng sẽ ít bị quản lý hay phải chịu những áp lực bởi các kì vọng của bố mẹ về kết quả học tập hay những hoạt động thường ngày.
Người tâm sự khi có khó khăn: Khi phân tích đơn biến cho thấy khơng có ai để
tâm sự khi khó khăn ảnh hướng tới stress ở sinh viên (p<0,05). Tỷ lệ sinh viên khơng có ai để tâm sự là 14,7% và 34,8% sinh viên tìm đến bạn bè khi cần giúp đỡ điều này cho thấy mối liên kết giữa cha mẹ và con cái ở đây khá lỏng lẻo. Trong gia đình chủ yếu các em vẫn tìm tới mẹ nhiều hơn là tìm đến bố, tỷ lệ sinh viên tìm đến mẹ cao gấp 9 lần so với bố (28,9% và 3,1%). Vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa về mặt chia sẻ tình cảm giữa bố mẹ và con cái đặc biệt là người bố.
4.2.3. Các yếu tố về nhà trƣờng
Kết quả phân tích đơn biến và đa biến cho thấy áp lực với lịch học và sự quan tâm của thầy cơ giáo có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng stress ở sinh viên
Áp lực với lịch học: đặc thù của sinh viên y khoa là ngoài thời gian học ở trường
thì sinh viên còn phải tham gia học lâm sàng tại bệnh viện. Lý thuyết và thực hành luôn được sắp xếp học song song với nhau để sinh viên có điều kiện nắm vững các kỹ năng tốt nhất. Những áp lực chủ yếu mà sinh viên thường gặp là do lịch học kín mít các ngày trong tuần, sáng học lý thuyết, chiều học thực hành tại bệnh viện và tối lại đi trực làm cho các em khơng có thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động khác. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 81% sinh viên thường xuyên cảm thấy có áp lực với lịch học và những sinh viên này có nguy cơ bị stress cao gấp 2,21 lần so với những sinh viên khác (p<0,001). Tỷ lệ này tương đồng với báo cáo trong nghiên cứu của Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh có 80% sinh viên cảm thấy stress do khối lượng bài vở nhiều và căng thẳng với lịch học và trước mỗi kỳ thi [10]. Trong nghiên cứu của Zaid ZA và
Sherina ở 2 trường y khoa Malaysia cũng cho thấy, sinh viên phải chịu nhiều những áp
lực trong học tập có nguy cơ stress cao gấp 2,3 lần và 1,9 lần so với những sinh viên khơng có các áp lực học tập (p<0,001) [51]. Rõ ràng, đối với sinh viên thì áp lực học là một yếu tố chính làm cho sinh viên gặp stress và sinh viên y khoa thì áp lực học còn nhiều hơn so với sinh viên các ngành khác.
Sự quan tâm của thầy cô giáo: Thời gian chủ yếu trong ngày là các em sinh viên
ở tại trường học, việc tiếp xúc với các thầy cơ giáo và sự quan tâm của thầy cơ có tác động tới tâm lý của các em rất lớn. Nguy cơ stress ở những sinh viên ít nhận được sự quan tâm của thầy cô giáo cao gấp 1,48 lần so vói những sinh viên thường xuyên nhận được sự quan tâm (p<0,05). Nguy cơ này thấp hơn so với nguy cơ được báo cáo trong nghiên cứu của Zaid ZA (2007) ở Malaysia: sinh viên ít nhận được sự quan tâm của thầy cơ giáo có nguy cơ bị stress cao gấp 2,5 lần những sinh viên khác (p<0,05) [51]. Trong nghiên cứu của Mostafa Amr (2006) ở Ai Cập cũng chỉ ra rằng nguy cơ bị stress ở các sinh viên nam có mối quan hệ không tốt với thầy cô cao gấp 2,65 lần so với những sinh viên khác (p<0,05) [34]. Điều này cho thấy, giáo viên có vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên trong học tập, giải đáp những vướng mắc và đặc biệt là hỗ trợ tâm lý.
Phân tích đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa thời gian học/trực tại bệnh viện, phương pháp giảng dạy của giảng viên và sự quan tâm của bạn bè với tình trạng stress ở sinh viên. Tuy nhiên phân tích đa biến chỉ ra chưa đủ bằng chứng để kết luận có mối liên quan giữa các yếu tố này với stress ở sinh viên (p>0,05).
Thời gian học/trực tại bệnh viện: Mô hình hồi quy đơn biến chỉ ra rằng nguy cơ
bị stress ở sinh viên phải đi trực và học lâm sàng tại bệnh viện lần lượt cao gấp 2,05 và 2,06 lần so với những sinh viên không phải đi trực. kết quả tương đồng với nghiên cứu ở sinh viên y khoa trường đại học Tehran ở Iran cũng chỉ ra rằng sinh viên học lâm sàng bị stress chiếm 46% và cao gấp 2,25 lần so với sinh viên học chương trình cơ bản [46]. Có thể so với sinh viên ngành khác thì sinh viên y khoa phải tiếp xúc với bệnh viện cả ban ngày và ban đêm và môi trường bệnh viện là một trong những môi trường làm việc căng thẳng nhất, ở đó ln phải chứng kiến sự sống và cái chết của con người và cịn là mơi trường lây nhiễm của các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao và bên cạnh đó, thiếu ngủ do phải thức đêm khi đi trực cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần [9].
Phương pháp giảng dạy của giảng viên: để sinh viên có thể học tập đạt kết quả
tốt thì phương pháp giảng dạy của giảng viên là một phần rất quan trọng. Mơ hình đơn biến đã chỉ ra phương pháp giảng dạy khó hiểu, cứng nhắc có mối liên quan với stress ở sinh viên. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Abdel RahmAn ở Ả Rập, Zaid ZA ở Malaysia và trong nghiên cứu của Somaieh ở Iran còn chỉ ra các nguyên nhân thường xuyên gây ra căng thẳng ở sinh viên chủ yếu do khơng hài lịng với bài giảng của giảng viên (44%), không nhận được sự hướng dẫn của giảng viên trong học tập (53%) và không được cung cấp tài liệu học tập đầy đủ (55%) [17, 46].
Sự quan tâm của bạn bè: mơi trường trường học ngồi các mối quan hệ với thầy
cơ thì sinh viên cịn có mối quan hệ với bạn bè. Kết quả phân tích đơn biến cho thấy, mối quan hệ này khơng tốt thì nguy cơ stress của sinh viên tăng cao có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiên cứu của Sherina ở sinh viên y khoa Malaysia cũng đưa ra được mối liên quan này có ý nghĩa thống kê [44]. Những tác động từ phía bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của sinh viên đặc biệt là những sinh viên sống ở ký túc xá và nhà trọ vì thời gian chủ yếu họ học tập và sinh sống cùng với bạn bè.
4.2.4. Các yếu tố về lối sống và hành vi sức khỏe
Các yếu tố về lối sống và hành vi sức khỏe của đối tượng nghiên cứu gồm chơi
thể thao, uống rượu bia và hút thuốc lá. Đây là những yếu tố nguy cơ mà y văn cũng như một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan với tình trạng stress ở sinh viên [48]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi chưa chứng minh được có mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tơi có trên 80% là sinh viên nữ và văn hóa người Việt Nam thì nữ giới cũng hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá hơn so với các nước trên thế giới.