Mối liên quan giữa stress và đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu thực trạng stress ở sinh viên cao đẳng y và các yếu tố liên quan (Trang 57 - 59)

Yếu tố Stress OR (95%CI) p (n, %) Không (n, %) Mối quan hệ với

cán bộ y tế tại nơi thực tập (n = 360) Không tốt 2 (33,3) 4 (66,7) 0,45 (0,08 – 2,50) 0,350 Tốt/Bình thường 186 (52,5) 168 (47,5) Mức độ an toàn về an ninh xã hội (n=678) Không tốt 74 (57,4) 55 (51,5) 1,55 (1,05 – 2,29) 0,026 Tốt/Bình thường 255 (46,4 294 (53,6)

Trong 678 đối tượng tham gia nghiên cứu có 360 đối tượng có tiếp xúc với các cán bộ y tế nơi thực tập và người bệnh, người nhà người bệnh và chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng stress ở sinh viên (p>0.05). Tuy nhiên, qua phỏng vấn định tính thì các em lại cho rằng việc tiếp xúc với cán bộ y tế tại nơi thực tập cũng là nguyên nhân gây căng thẳng.

Trong nghiên cứu định tính, chủ yếu là các em sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba cho rằng cảm thấy stress với những mối quan hệ ở nơi thực tập.

“Có những khoa, chỉ tiêu xin khó lắm vì bác sĩ và điều dưỡng họ khơng cho làm hay đi trực thì cũng vạ vật ở ngoài hành lang” (TLN 1, nữ, 20 tuổi, sinh viên điều dưỡng năm thứ hai)

“Ở viện có nhiều cán bộ y tế rất khó tính và u cầu cao nên đối với sinh viên cao đẳng chúng em thường bị quát mắng và không cho thực hiện thao tác hơn các bạn ở ngoài đại học” (TLN 2, nữ, 19 tuổi, sinh viên hộ sinh năm thứ hai)

Có 129 sinh viên trả lời rằng mức độ an tồn về an ninh xã hội ở nơi mình sinh sống là chưa tốt và trong đó có tỷ lệ sinh viên bị stress chiếm 57,4%. Nguy cơ stress ở những sinh viên không được đảm bảo tốt về an ninh xã hội cao gấp 1,55 lần so với những sinh viên có mức độ an ninh xã hội tốt (CI: 1,05 – 2,29; p<0,05).

Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, các em sinh viên đều cho rằng an ninh trật tự nơi các em sống đặc biệt là ở các khu nhà trọ, kí túc xá là nguyên nhân dẫn tới stress.

“Xóm trọ của em xảy ra mất trộm nên đi học lúc nào cũng phải mang theo hết tiền và máy tính theo để bảo quản. Đi ngủ phải cài mấy cái khóa cửa vì sợ trộm” (TLN 2, nữ, 20 tuổi, sinh viên hộ sinh năm thứ ba)

“Ở trong kí túc xá em bị mất tiền 2 lần nên lúc nào cũng phải cảnh giác và giờ em chuyển về ở với nhà chú thím” (TLN 1, nữ, 18 tuổi, sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất)

3.4. Mơ hình hồi quy đa biến

Sau khi phân tích hai biến và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến số, số liệu được phân tích theo mơ hình hồi quy đa biến (Logistic Regression) để xác định mối liên quan giữa các yếu tố.

Có 15 biến số được đưa vào mơ hình dựa trên các mối liên quan đã được mơ tả trong phần kiểm định 2 biến. Mơ hình được trình bày là mơ hình phù hợp sau khi dùng

phương pháp Backward LR (15 biến số) và chạy lại bằng phương pháp Enter (9 biến số) nhằm tối đa hóa mẫu phân tích. Khơng có biến số nào có hiện tượng đa cộng tuyến.

Kiểm định tính phù hợp của mơ hình (Hosmer and Lemeshow) có p = 0,856 > 0,05. Cho thấy đây là mơ hình phù hợp trong phân tích. Kết quả phân tích đa biến trong mơ hình cho thấy các yếu tố về sức khỏe của đối tượng, đi làm thêm ngồi giờ học, tình trạng hơn nhân của cha mẹ, tần suất cha mẹ cãi nhau, áp lực với lịch học và sự quan tâm của thầy cơ giáo là những yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với

Một phần của tài liệu thực trạng stress ở sinh viên cao đẳng y và các yếu tố liên quan (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)