Thực trạng stres sở sinh viên

Một phần của tài liệu thực trạng stress ở sinh viên cao đẳng y và các yếu tố liên quan (Trang 43 - 47)

Đánh giá độ tin cậy khi sử dụng thang đo DASS 21 trên nhóm đối tượng cho chỉ số Cronbach‟s Alpha = 0,826 (phụ lục 7 – trang 97). Như vậy, thang điểm là phù hợp để sử dụng trên mẫu nghiên cứu. Dưới đây là bảng mô tả chi tiết các nội dung về stress (7 nội dung) trong thang đo DASS 21 ở nhóm đối tượng nghiên cứu theo mức độ từ khơng đúng đến hồn tồn đúng.

Bảng 3.5. Kết quả stress trong thang đo DASS 21 (N=678)

Câu Nội dung

Không đúng (n,%) Đúng phần nào (n,%) Đúng phần nhiều (n,%) Hồn tồn đúng (n,%)

1 Thấy khó thoải mái

được 171 (25,2) 315 (46,5) 116 (17,1) 76 (11,2) 2 Có xu hướng phản

ứng thái quá với mọi tình huống

327 (48,2) 244 (36,0) 78 (11,5) 29 (4,3)

3 Thấy đang suy nghĩ

quá nhiều 84 (12,4) 241 (35,5) 188 (27,7) 165 (24,3) 4 Thấy dễ bị kích thích 283 (41,7) 211 (31,1) 113 (16,7) 71 (10,5) 5 Thấy khó thư giãn được 178 (26,3) 248 (36,6) 147 (21,7) 105 (15,5) 6 Không chấp nhận

được việc có cái gì đó xen vào cản trở

249 (36,7) 236 (34,8) 129 (19,0) 64 (9,4)

7 Khá dễ phật ý, tự ái 281 (41,4) 234 (34,5) 95 (14,0) 68 (10,0)

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, mức độ đúng phần nào (thỉnh thoảng gặp phải) là mức độ phổ biến nhất ở sinh viên (trên 30%) ở cả 7 nội dung của thang đo DASS trong đó tình trạng cảm thấy khó thoải mái chiếm tỷ lệ nhiều nhất (46,5%), tiếp theo là cảm thấy khó thư giãn (36,6%) và có phản ứng thái quá với mọi tình hống (36%)....Ở mức độ đúng phần nhiều, có 27,7% sinh viên cảm thấy đang phải suy nghĩ quá nhiều, 21,7% cảm thấy khó thư giãn được... Ở mức độ hồn tồn đúng (thường xun gặp phải), có 24,3% sinh viên cảm thấy đang suy nghĩ quá nhiều, 15,5% cảm thấy khó thư giãn, 11,2% sinh viên cảm thấy khó thoải mái được....Trong 7 nội dung của thang đo DASS, các nội dung được sinh viên gặp phải nhiều nhất là cảm thấy khó thoải mái, khó thư giãn hay suy nghĩ quá nhiều.

Điểm trung bình thang đo DASS 21 của mẫu nghiên cứu là 15,32 ± 9,39, thấp nhất là 0 điểm và cao nhất là 42 điểm. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng điểm cắt là 14 điểm theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia để phân loại tình trạng stress ở sinh viên thành 2 nhóm có stress và khơng có stress.

Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ sinh viên bị stress theo giới tính

Biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ sinh viên trong nghiên cứu có stress là 48,5% trong đó sinh viên nữ có tỷ lệ stress là 48,4% và tỷ lệ stress ở sinh viên nam là 49,1%.

Bảng 3.6. Thực trạng stress ở sinh viên theo ngành học và năm học (N=678)

Đặc điểm Stress Tổng n = 678 n=329 (n, %) Khơng n=349 (n, %) Ngành học Điều dưỡng 154 (50,8) 149 (49,2) 303 Hộ sinh 71 (51,1) 68 (48,9) 139 Dược 104 (44,1) 132 (55,9) 236 Năm học Năm thứ nhất 91 (42,3) 124 (57,7) 215 Năm thứ hai 129 (55,6) 103 (44,4) 232 Năm thứ ba 109 (47,2) 122 (52,8) 231

Kết quả bảng 3.6 cho thấy, về ngành học: Tỷ lệ stress ở sinh viên ngành điều dưỡng là 50,8%; Tỷ lệ stress ở sinh viên ngành hộ sinh là 51,1% và tỷ lệ stress ở sinh viên ngành dược là 44,1%.

Tất cả các giáo viên chủ nhiệm và sinh viên của trường được phỏng vấn trong nghiên cứu định tính đều nhận định rằng sinh viên cả 3 ngành đào tạo đều có nguy cơ mắc stress cao nhưng sinh viên ngành điều dưỡng và hộ sinh là đối tượng mắc stress cao nhất.

“Ngành điều dưỡng và hộ sinh so với dược thì học vất vả hơn vì các em phải đi học bên bệnh viện và đi trực đêm. Số lượng học phần mà các em học cũng nhiều hơn” (PVS 1, GVCN ).

“Học ở viện bây giờ chúng em phải hoàn thành theo sổ chỉ tiêu nên nếu khơng chăm chỉ ở viện thì sẽ khơng hồn thành được chỉ tiêu để đủ điều kiện qua mơn học lâm sàng đó. Có những khi khơng phải buổi trực của em nhưng em vẫn phải đi vì chỉ tiêu của em chưa đủ so với quy định” (TLN 1, nữ 20 tuổi, sinh viên điều dưỡng năm thứ hai).

Về năm học: Tỷ lệ stress ở sinh viên năm thứ nhất là 42,3%; Tỷ lệ stress ở sinh viên năm thứ hai là 55,6%; Tỷ lệ stress ở sinh viên năm thứ ba là 47,2%. Kết quả này cũng được đề cập tới trong nghiên cứu định tính.

“Sinh viên năm nhất chủ yếu là stress do thay đổi môi trường sống, thay đổi cách học tập còn đến năm thứ hai là do bắt đầu phải đi viện, trực đêm thường xuyên và ở năm cuối thường do áp lực về ra trường và xin việc ở đâu” (PVS 1, GVCN).

“Sinh viên ngành Y so với những ngành khác khơng chỉ có học ở mỗi trên trường mà các em còn phải học ở bệnh viện cũng như là đi trực thường xuyên và thời điểm bắt đầu thường là ở năm thứ hai. Đi sang viện học các em phải làm quen với môi trường mới, áp lực về thời gian, áp lực của nhân viên ở viện và của bệnh nhân. Ban đầu khi chưa quen các em sẽ thấy khơng thích ứng kịp nhất là sắp xếp thời gian thế nào giữa học ở trường, học ở viện và các sinh hoạt cá nhân” (PVS 2, GVCN).

Một phần của tài liệu thực trạng stress ở sinh viên cao đẳng y và các yếu tố liên quan (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)