Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường tài sản thương hiệu của ngân hàng thương mại nghiên cứu tại TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)

2.2 Mơ hình nghiên cứu

3.2.1 Thu thập dữ liệu

Để dữ liệu đủ lớn cho phân tích thống kê, một biến quan sát cần tương ứng 5 mẫu quan sát (Hair & ctg, 2010). Tuy nhiên, do chưa có nhiều nghiên cứu đo lường TSTH ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam nên quy mô mẫu khảo sát chính thức cho nghiên cứu này cần tương đối lớn nhằm đảm bảo dự liệu mẫu được ổn định. Cụ thể, cỡ mẫu tối thiểu được xác định là 380, tương ứng với 10 lần tổng số 38 phát biểu trong bảng câu hỏi.

Q trình khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức đều được tiến hành trên địa bàn TP. HCM. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là học viên các lớp nghiệp vụ ngắn hạn hoặc học viên cao học, sinh viên văn bằng 2, sinh viên tại chức thuộc 3 khối ngành kinh tế, xã hội và kỹ thuật tương ứng với 3 trường: Đại học Kinh tế TP. HCM và Đại học Xã hội & Nhân Văn TP. HCM, Đại học Nông Lâm TP. HCM. Đáp viên phù hợp là những người đang sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Địa điểm khảo sát là các lớp học ngoài giờ hành chánh của 3 trường đại học nêu trên. Tác giả tiếp cận đối tượng khảo sát vào thời gian trống trước tiết học hoặc vào giờ giải lao để phát phiếu khảo sát và chọn thời điểm thích hợp nhận lại phiếu khảo sát trong cùng buổi học đó. Q trình khảo sát tiếp tục cho đến khi đạt được số phiếu hợp lệ như mong muốn. Đợt khảo sát diễn ra từ ngày 27/9 đến 31/10/2013.

Vì kết quả nghiên cứu sơ bộ rất khả quan nên toàn bộ dữ liệu của khảo sát sơ bộ được sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Do đó, bước khảo sát chính thức chỉ cần thêm 380 – 157=223 phiếu trả lời hợp lệ. Số phiếu hợp lệ thu về từ 500 phiếu phát bổ sung là 296, đạt tỷ lệ 59.2%. Tính tổng cộng, dữ liệu mẫu chính thức cho nghiên cứu là 453.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường tài sản thương hiệu của ngân hàng thương mại nghiên cứu tại TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)