Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 25 - 35)

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HỌAT ĐỘNG CHO THUÊ

1.3.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Từ cách tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel như trên, quy trình quản trị rủi ro tín dụng được thể hiện qua sơ đồ 1.3:

Sơ đồ 1.3: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nguồn: Chrinko R.S Guill (2000) “A framework for assessing credit risk in depository institution”.

Nội dung chính của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng gồm có 4 bước là: Nhận diện rủi ro tín dụng; đo lường rủi ro tín dụng; kiểm sốt và xử lý rủi ro tín dụng. Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽ với khâu trước sẽ định hướng cho khâu sau.

1.3.3.1. Nhận biết rủi ro Quản lý rủi ro Kiểm soát và xử lý rủi ro Nhận biết Đo lường

Đây là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại tổ chức. Nhận biết rủi ro tín dụng được xét trên hai góc độ:

 Về phía cơng ty CTTC: RRTD sẽ được phản ánh rõ nét thơng qua quy mơ tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phịng rủi ro. Cơng ty CTTC cần định kỳ thực hiện phân tích danh mục tín dụng nhằm nhận biết kịp thời những nguy cơ rủi ro phát sinh từ cơ cấu khách hàng, ngành nghề, loại tiền…

 Về phía khách hàng: Bất kỳ khách hàng hoặc khoản tài trợ nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp giảm tổn thất có thể đến mức thấp nhất. Phân tích đánh giá khách hàng là cả một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, thông tin, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay.

1.3.3.2. Đo lường rủi ro

Ngoài việc sử dụng các chỉ số về quy mô dư nợ, cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, dự phịng rủi ro tín dụng, cơng ty CTTC có thể áp dụng các mơ hình sau để đo lường rủi ro của các khoản tài trợ tín dụng:

Mơ hình chỉ số Z (Z-Score)

Mơ hình chỉ số Z - Hệ số dự đoán nguy cơ phá sản của doanh nghiệp trong vòng 2 năm tới được Edward I. Altman, Giáo sư Tài chính trường Đại học New York (Hoa Kỳ), công bố lần đầu vào tháng 9/1968 trên tạp chí Journal of Finance.

Z-Score được tính tốn dựa trên 5 chỉ số tài chính kết hợp với trọng số và được sử dụng để tiên đoán về khả năng phá sản của doanh nghiệp trong vòng 2 năm sắp tới.

Chi tiết cơng thức tính chỉ số Z được thể hiện trong Phụ lục 2 của luận văn.

Mơ hình 6C

Mơ hình 6C đi sâu phân tích các chỉ tiêu phi tài chính nhằm đánh giá thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm:

 Tư cách khách hàng thuê (Character)

 Năng lực của khách hàng thuê (Capacity)

 Bảo đảm khoản vay (Collateral)

 Các điều kiện (Conditions)

 Kiểm soát (Control)

Đây là mơ hình khá phổ biến và được thực hiện tại nhiều tổ chức tín dụng bởi nó tương đối đơn giản, dựa trên hồ sơ sẵn có, sử dụng các yếu tố khơng mang tính lượng hố. Tuy nhiên, hạn chế của mơ hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá và kiến chủ quan của cán bộ tín dụng.

Mơ hình xác định khả năng tồn thất tín dụng dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản

Theo Hiệp ước Basel II, các tổ chức tín dụng có thể áp dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản (Foudation Internal Retings Based – F-IRB) để xác định tổn thất có thể ước tính (Expected Loss – EL) như sau:

EL = PD x EAD x LGD

Trong đó, tổ chức tín dụng cần xác định trước các chỉ số sau:

 Xác xuất vỡ nợ (Probability of Default – PD): Đo lường khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tương ứng trong một khoản thời gian (thường là một năm). Theo yêu cầu của Basel II, để tính tốn được xác suất vỡ nợ trong vòng một năm của khách hàng, tổ chức tín dụng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vịng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:

o Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng.

o Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành,…

o Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mơ hình định sẵn, từ đó tính được xác xuất khơng trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mơ hình tuyến tính, mơ hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

 Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (Exposure At Default – EAD)

 Tổn thất do vỡ nợ (Loss Given Default – LGD): đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng khơng được thanh tốn và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổng thất ước tính có thể tính tốn theo cơng thức sau đây:

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD.

Từ các biến số PD, EAD và LGD, cơng ty CTTC có thể xác định tổn thất dự kiến (EL). Đây là một chỉ tiêu quan trọng vì nó cho biết thực tế mức độ rủi ro của từng khoản nợ xấu, từ đó, cơng ty CTTC có thể nhìn nhận đúng hơn về thực trạng rủi ro tín dụng tại cơng ty để có phương hướng giải quyết kịp thời.

1.3.3.3. Quản lý rủi ro

Sau khi nhận biết và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro tín dụng cần được quản lý và theo dõi thường xuyên. Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an tồn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

Các ngun tắc xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp:

- Nguyên tắc 1: Tổ chức cần xây dựng chiến lược về rủi ro tín dụng (chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu) và các chiến lược hoạt động của tổ chức. Chiến lược này phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của tổ chức với mức sinh lời nhất định mà tổ chức kỳ vọng.

- Nguyên tắc 2: Ban Giám đốc cần có trách nhiệm thực hiện chiến lược chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu được HĐQT phê duyệt, phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm sốt nợ xấu. Các chính sách và thủ tục này cần nhằm vào rủi ro nợ xấu phát sinh trong mọi hoạt động của tổ chức, ở cấp độ từng khoản tín dụng cũng như toàn bộ danh mục đầu tư.

- Nguyên tắc 3: Các tổ chức cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đối với các sản phẩm và hoạt động mới, tổ chức cần xây dựng biện pháp quản lý rủi ro và kiểm soát phù hợp trước khi đưa vào sử dụng hoặc triển khai và phải được HĐQT phê duyệt.

Các nguyên tắc thực hiện cấp tín dụng lành mạnh:

- Nguyên tắc 4: Các tiêu chí cấp tín dụng của tổ chức phải rõ ràng, và phải chỉ rõ thị trường mục tiêu. Đồng thời, phải hiểu biết rõ về khách hàng thuê cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng.

- Nguyên tắc 5: Cần xây dựng các hạn mức (giới hạn) tín dụng cho từng khách hàng và nhóm khách hàng thuê để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trong sổ sách kế toán. - Nguyên tắc 6: Cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các

khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại, gắn trách nhiệm của cán bộ liên quan trong các khâu của quy trình tín dụng vào cơng việc để bảo đảm việc ra quyết định tín dụng đúng đắn.

- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đặc biệt là đối với các khoản tín dụng cho các cơng ty và cá nhân có liên quan phải được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ, cần được theo dõi cẩn thận và triển khai các bước cần thiết để kiểm soát nhằm loại trừ rủi ro. Vì trong trường hợp này, rủi ro đạo đức có thể phát sinh trong q trình cấp tín dụng.

Các nguyên tắc duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp:

- Nguyên tắc 8: Các tổ chức cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng.

- Ngun tắc 9: Cần có hệ thống theo dõi điều kiện từng khoản tín dụng, bao gồm việc xác định mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ.

- Nguyên tắc 10: Áp dụng hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng.

- Ngun tắc 11: Cần có hệ thống thơng tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục đầu tư tín dụng, bao gồm cả việc xác định sự tập trung rủi ro.

- Nguyên tắc 12: Cần phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của tồn bộ danh mục đầu tư tín dụng.

- Nguyên tắc 13: Cần tính đến các thay đổi trong tương lai về các điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng, và phải đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện phức tạp.

Các nguyên tắc nhằm bảo đảm kiểm soát đầy đủ đối với nợ xấu:

- Nguyên tắc 14: Cần xây dựng hệ thống đánh giá cập nhật và độc lập về các quá trình quản lý rủi ro tín dụng.

- Nguyên tắc 15: Cần xây dựng hệ thống và tăng cường kiểm soát nội bộ và các hoạt động khác nhằm phát hiện các lĩnh vực có yếu kém trong q trình quản lý rủi ro tín dụng, và báo cáo kịp thời cho các cấp lãnh đạo về các vi phạm chính sách, thủ tục và giới hạn tín dụng.

- Nguyên tắc 16: Cần có hệ thống khắc phục sớm đối với khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

- Nguyên tắc 17: Các cơ quan giám sát cần tiến hành đánh giá độc lập về chiến lược, chính sách, thủ tục liên quan đến việc cấp tín dụng và quản lý liên tục danh mục đầu tư. Sau đó thơng báo cho Ban lãnh đạo biết về sự

yếu kém của hệ thống, sự tập trung rủi ro quá mức, việc phân loại các khoản tín dụng có vấn đề và ước tính các khoản dự phịng bổ sung và ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tổ chức.

1.3.3.4. Kiểm soát và xử lý rủi ro

Kiểm sốt rủi ro

Việc kiểm sốt rủi ro tín dụng cần được tiến hành liên tục trước, trong và sau khi cho thuê nhằm đảm bảo tồn bộ quy trình hoạt động tín dụng được thực hiện đúng pháp luật, hiệu quả và an tồn :

 Kiểm sốt trước khi cho th: Kiểm sốt q trình xây dựng quy trình, chính sách tín dụng; kiểm sốt việc thu thập hồ sơ, thẩm định, ra quyết định cho thuê và chuẩn bị các hồ sơ giải ngân.

 Kiểm soát trong khi cho thuê: Trong suốt quá trình thuê tài chính, cần xem xét tài sản th có được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả khơng; kiểm tra q trình thanh tốn lãi và gốc có đúng hạn khơng.

 Kiểm soát sau khi cho thuê: Đánh giá lại chính sách tín dụng, các quy định và quy trình cho th để có sự điều chỉnh phù hợp.

Xử lý rủi ro

Khi xảy ra tình trạng quá hạn, cơng ty CTTC có thể lựa chọn tiếp tục thực hiện hoặc thanh lý hợp đồng CTTC:

Tiếp tục thực hiện hợp đồng CTTC:

- Chuyển nhóm nợ

- Gia hạn, cơ cấu nợ sao cho phù hợp với khả năng hoàn trả của khách hàng

Thanh lý hợp đồng CTTC:

- Yêu cầu người bảo lãnh trả nợ: Trên cơ sở thoả thuận ban đầu về bảo lãnh của bên thứ ba cho hợp đồng thuê, công ty CTTC sẽ yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay.

- Xử lý tài sản thuê/ tài sản thế chấp: Tài sản thuê và tài sản thế chấp sẽ được chuyển quyền sở hữu hoặc rao bán để thu hồi vốn hồn trả cho phần nợ gốc và lãi cịn lại.

- Xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro: Dư nợ quá hạn được trừ khỏi Bảng cân đối kế tốn trên cơ sở trích lập dự phịng từ trước.

- Xử lý theo quy định pháp luật: Công ty CTTC tiến hành khởi kiện khi cần thiết để nhanh chóng xử lý nợ quá hạn.

- Bán nợ: Cơng ty CTTC có thể chuyển giao khoản nợ cho đơn vị khác nhằm giảm dư nợ xấu và thu hồi vốn cho hoạt động khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Khái niệm về rủi ro tín dụng, phân loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, các thiệt hại gây ra do rủi ro tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Trong đó, tác giả đã đưa vào các nội dung của Hiệp ước Basel II như một chuẩn mực để áp dụng cho hoạt động xây dựng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại các tổ chức cho thuê tài chính.

Cơ sở lý luận được hệ thống hoá trong chương này là tiêu chuẩn để đánh giá và phân tích về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của Cơng ty TNHH Cho thuê tài chính quốc tế Chailease.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY TNHH CHO THUÊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHAILEASE

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY TNHH CHO TH TÀI CHÍNH

QUỐC TẾ CHAILEASE

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cơng ty TNHH Cho Th Tài Chính Quốc Tế Chailease (CILC) là cơng ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngồi, trực thuộc Chailease Holdings - cơng ty tài chính hàng đầu ở Đài Loan với hơn 35 năm kinh nghiệm và có hoạt động kinh doanh tại các quốc gia thuộc lãnh thổ Trung Quốc, Đài Loan, Châu Á Thái Bình Dương và Hoa Kỳ.

Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y thành lập theo giấy phép số 09/GP-NHNN vào ngày 06 Tháng 10 năm 2006 với vốn đăng ký 200 tỷ đồng, CILC có trụ sở chính tại Cao ốc Trung Tâm Thương Mại Sài Gòn, Phường Bến Nghé, Quận 1, với địa bàn hoạt động chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang….). Đến năm 2012, CILC chính thức đặt văn phịng đại diện tại Quận Từ Liêm, Hà Nội nhằm cung cấp dịch vụ CTTC cho các khách hàng có nhu cầu tại khu vực phía Bắc.

Phạm vi hoạt động của CILC thuộc các lĩnh vực sau:

(i) Vay vốn ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;

(ii) Phát hành các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)