TÍN DỤNG
3.2.1. Thiết lập hệ thống thơng tin khách hàng tập trung
Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng mở và tập trung đảm bảo cho việc cập nhật dữ liệu được nhanh chóng và dễ dàng. Nguồn thông tin khách hàng đầy đủ và chuẩn xác sẽ hỗ trợ rất nhiều khơng chỉ trong q trình tiếp cận, phân tích khách hàng, ra quyết định tài trợ, mà cho cả quá trình thu hồi, xử lý nợ quá hạn. Một hệ thống thơng tin khách hàng hồn chỉnh cần thể hiện được tối thiểu những nội dung sau đây:
Thông tin pháp lý về khách hàng: Tên công ty; Mã số thuế; Địa chỉ đăng ký kinh doanh; Ngày thành lập; Vốn pháp định; Người đại diện theo pháp luật (Họ tên, số CMND, địa chỉ);…
Thông tin liên lạc: Người phụ trách, số điện thoại liên hệ, địa chỉ liên hệ. Số liệu tài chính cơ bản: Vốn điều lệ; Vốn chủ sở hữu; Tổng tài sản; Doanh
thu; Lợi nhuận rịng; Nợ vay; Chỉ số tài chính cơ bản. Xếp hạng tín dụng nội bộ tại CILC.
Lịch sử thuê tài chính tại CILC: Lịch sử phê duyệt tài trợ; Thông tin chi tiết các hợp đồng thuê đã và đang thực hiện; Lịch sử thanh toán nợ và gốc; Lịch sử cơ cấu lại lịch trình thanh tốn (nếu có).
3.2.2. Phát triển cơ sở dữ liệu phục vụ cho nhu cầu về quản trị rủi ro tín dụng của tổ chức của tổ chức
Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong đo lường và đánh giá rủi ro đòi hỏi tổ chức phải đầu tư, nâng cấp cho hệ thống thơng tin nội bộ để có thể thống kê nhanh và chính xác các số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng, từ đó có cơ sở phân tích đánh giá những biến động nhằm phát hiện các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra để có chính sách điều chỉnh, chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra.
CILC cần mở rộng dữ liệu đo lường theo nhiều tiêu chí khác nhau nhằm xác định rủi ro tín dụng cho những loại hình doanh nghiệp khác nhau (Thương mại, Sản xuất, Dịch vụ), những ngành kinh doanh khác nhau (Vận tải, Nông Nghiệp, Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Xây dựng,…), những quy mô doanh nghiệp khác nhau (Lớn, Vừa, Nhỏ)….
Hiện tại CILC đã xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ và dễ dàng trích xuất để phục vụ cho những nhu cầu thông tin khác nhau của người dùng. Tuy nhiên, việc tổng hợp số liệu đa số vẫn phải thực hiện thủ công bằng Excel bởi các bộ phận do hệ thống chưa thể kịp thời xử lý và cập nhật những thay đổi, bổ sung trong mẫu biểu, chính sách, cũng như nhu cầu sử dụng của người cần dữ liệu. Do đó, cần sớm phân loại và thống nhất những mục tiêu chung, đầu tư nâng cấp hệ
thống nội bộ, xây dựng phần mềm phù hợp nhằm làm giảm khối lượng công việc thủ cơng, tránh sai sót, và đáp ứng kịp thời cho mọi nhu cầu.
3.2.3. Tăng cường bảo mật cho hệ thống thơng tin nội bộ
Tính bảo mật là yêu cầu tối quan trọng của một hệ thống trong tổ chức tín dụng. Cơng ty cần đầu tư nâng cấp thường xuyên cho tường lửa và bộ lọc dữ liệu nhằm ngăn chặn kịp thời nguy cơ bị tấn cơng từ bên ngồi, và nguy cơ rị rỉ, thất thốt thơng tin từ bên trong.
3.3. NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
3.3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Thẩm định và phân tích tín dụng khách hàng là cơ sở cho quyết định tài trợ và cũng là bước đầu tiên của quy trình quản trị rủi ro tín dụng - Nhận diện rủi ro.
Mục tiêu của thẩm định và phân tích tín dụng là tìm hiểu, đánh giá những khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng có thể gây ra những rủi ro cho việc hồn trả nợ vay. Những rủi ro này có thể nhận biết từ thực trạng tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, hoặc từ tư cách, thái độ của người lãnh đạo doanh nghiệp, qua đó, đưa ra những dự đốn về nguy cơ và tổn thất có thể xảy ra và đưa ra những đề xuất nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro khi cho th tài chính.
Q trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Một bản báo cáo tín dụng hồn chỉnh u cầu phải đầy đủ những nội dung sau:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi thuê của khách hàng cho CILC trong suốt thời gian thuê.
Nhận định những tiềm năng và rủi ro khi cho thuê.
Đề xuất phương án thuê phù hợp nhằm hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận được, hoặc đề xuất từ chối hồ sơ thuê nếu tình hình khách hàng thật sự khơng khả quan.
Để nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng, CILC cần làm tốt những công tác sau:
Tuyệt đối tn thủ các quy trình, chính sách tín dụng của cơng ty. Nhân viên kinh doanh và nhân viên tín dụng cần nắm rõ quy trình, chính sách của cơng ty để áp dụng trong quá trình tác nghiệp của mình nhằm mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng. Các chính sách về giới hạn tín dụng, xếp hạng nội bộ và phân quyền phê duyệt là công cụ giúp cơng ty hạn chế rủi ro; Các chính sách về định giá tài sản thuê, tài sản thế chấp, chính sách về quy trình cấp tín dụng là kim chỉ nam cho các cán bộ khi thực hiện nghiệp vụ.
Phối hợp phân tích định tính và định lượng trong q trình thẩm định, trong đó, chú trọng phân tích định lượng nhằm lượng hố mức độ rủi ro của từng khách hàng. Phân tích định tính được thực hiện thơng qua phân tích mơi trường vĩ mơ, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng với CILC và ngân hàng, tiềm năng ngành,… cần được kết hợp với việc phân tích và đánh giá các số liệu, chỉ số tài chính để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó. Thơng qua phân tích định lượng, mức độ rủi ro sẽ được phản ánh một cách rõ ràng hơn, từ đó, CILC sẽ có cơ sở để xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho CILC ln ở thế chủ động và có giải pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.
Xây dựng những tiêu chí thẩm định cụ thể, mang tính chất chuyên sâu cho những ngành nghề mà CILC đã có kinh nghiệm và muốn đẩy mạnh cho thuê như vận tải, in ấn, nhựa gia dụng… Thiết lập cơ sở dữ liệu chung để tiện cho
việc tham khảo khi cần thiết sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ khi xét duyệt hồ sơ và khơng bị bỏ sót những chi tiết quan trọng.
Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về chun mơn và cả những kỹ năng cần thiết. Thẩm định là cơng việc địi hỏi cả về kiến thức tài chính lẫn kinh nghiệm khi đánh giá năng lực khách hàng, nếu không được trang bị đầy đủ những nền tảng cần thiết, nhân viên tín dụng sẽ khơng thể bao quát được hết những rủi ro khi phân tích, gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài.
3.3.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản thuê và hiệu quả hoạt động của khách hàng sau khi giải ngân
Nếu phân tích thẩm định là chốt chặn đầu tiên của quy trình quản trị rủi ro tín dụng thì việc kiểm sốt, giám sát sau giải ngân là màng lọc nhằm nhận biết sớm những nguy cơ xảy ra vỡ nợ từ việc sử dụng và kinh doanh trên tài sản thuê không hiệu quả.
Trong suốt thời gian thuê tài chính, tài sản thuê là đại diện cho vốn kinh doanh được CILC tài trợ cho bên thuê và cũng là nguồn thanh tốn khi xảy ra vỡ nợ, do đó, cần được định kỳ kiểm tra về khả năng hoạt động, hư hao và vận hành đúng mục đích. Đối với tài sản là phương tiện vận tải, CILC nên yêu cầu khách hàng lắp đặt thiết bị định vị để theo dõi hoạt động và kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố.
Sau khi tài trợ cho khách hàng thuê, CILC cần đánh giá hiệu quả kinh doanh khai thác được từ tài sản thuê nói riêng và hoạt động kinh doanh của khách hàng nói chung nhằm đảm bảo cho khả năng thanh toán nợ gốc và lãi vay hàng tháng. Sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra nhiều hơn. Đối với những khách hàng có tiền sử trả nợ xấu, cần kiểm tra thường xuyên, ít nhất 1 tháng 1 lần để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm cần chú ý giúp phát hiện ra những rủi ro bất thường để kịp thời ứng phó:
- Thường xuyên chậm trễ thanh toán nợ vay và lãi khi đến hạn.
- Khó khăn trong việc liên lạc và gửi thơng báo thanh tốn hàng tháng.
- Bất hợp tác khi được yêu cầu cung cấp những hồ sơ cập nhật nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và dịng tiền của khách hàng.
- Đầu tư liên tục và mở rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn nhưng doanh thu và lợi nhuận không tăng tương xứng với giá trị đầu tư, chứng tỏ việc tài trợ không mang lại hiệu quả như dự kiến.
- Đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần mà khơng có lý do chính đáng.
- Dư nợ từ những tổ chức tín dụng khác sụt giảm hoặc gia tăng bất thường. - Thay đổi thường xuyên cơ cấu quản trị và điều hành.
- Những thay đổi về chính sách kinh tế nhà nước và các yếu tố kinh tế vĩ mơ (Lãi suất, tỷ giá, tình hình giao thương…) có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của khách hàng.