BÁO RỦI RO TÍN DỤNG
3.1.1. Xây dựng chiến lược hoạt động phù hợp với chiến lược về rủi ro tín dụng
Đầu mỗi năm, trên cơ sở tình hình hoạt động của năm trước và nghiên cứu những triển vọng, thách thức của nền kinh tế, CILC cần soạn thảo chiến lược hoạt động cho cả năm và trình lên cơng ty mẹ ở Đài Loan phê duyệt. Chiến lược hoạt động cần được xây dựng trên cơ sở những định hướng chung như sau:
- Tăng trưởng tín dụng phải đi đơi với tăng cường năng lực giám sát, quản lý rủi ro để ngăn chặn sự gia tăng nợ xấu, và duy trì tổn thất có thể ước tính ở mức tối thiểu so với mức sinh lợi kỳ vọng.
- Kiên trì thực hiện chính sách cho th có chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng tài sản và đảm bảo an toàn vốn.
- Cập nhật tình hình kinh tế tài chính, thơng tin ngành, xu hướng thị trường để đầu tư đúng hướng.
- Đa dạng hoá danh mục tài trợ về đối tượng khách hàng thuê, lĩnh vực ngành nghề, thiết bị thuê,… nhằm phân tán rủi ro. Tuy nhiên, cần chú trọng tăng tỷ trọng dư nợ cho những ngành có tiềm năng, ổn định và ít rủi ro như vận tải, in ấn, bao bì, nhựa gia dụng,…; những tài sản thuê mà CILC có lợi thế so sánh như phương tiện vận tải đã qua sử dụng, thiết bị xây dựng cũ, máy CNC,… và giảm tỷ trọng dư nợ của những ngành có tính rủi ro cao, những tài sản th có tính thanh khoản thấp.
3.1.2. Hồn thiện mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và đề ra chính sách khách hàng phù hợp sách khách hàng phù hợp
Mơ hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại được cơng ty mẹ đưa sang áp dụng từ năm 2007, tuy nhiên, một số chỉ tiêu khơng thật sự có ý nghĩa cho công tác thẩm định và thống kê như: Ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế vĩ mô đến ngành kinh doanh của khách hàng; Triển vọng ngành; Triển vọng công ty;…..
Những chỉ tiêu này tương đối trừu tượng và được đánh giá tuỳ theo cảm quan của mỗi người, thông thường, nhân viên thẩm định sẽ chấm mức điểm trung bình cho những mục này, dẫn đến sự phân hố khơng cao. Những chỉ tiêu này cần được xem xét điều chỉnh hoặc thay bằng những chỉ tiêu khác có thể sàng lọc và phân loại khách hàng rõ ràng hơn. Để thực hiện điều này, CILC cần thống kê dữ liệu phân loại khách hàng trong những năm qua, đồng thời liên kết chặt chẽ với kết quả rủi ro và tổn thất tín dụng cho từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra những đề xuất lên công ty mẹ nhằm hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại.
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở quan trọng để đánh giá và phân định rủi ro khách hàng, từ đó có những chính sách khách hàng phù hợp, cụ thể được đề xuất như sau:
Xếp
hạng Phân loại rủi ro Chính sách khách hàng áp dụng
R1
Rủi ro rất thấp (Đa số là các tập đoàn đa
quốc gia lớn mạnh)
- Đáp ứng tối đa và kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng trên cơ sở đảm bảo các tỷ lệ an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật. - Khơng địi hỏi tính thanh khoản cao cho tài sản thuê.
- Không giới hạn tỷ lệ tài trợ trên giá trị tài sản thuê. (Tối đa 100%)
- Có thể cho th mà khơng cần áp dụng các biện pháp đảm bảo tín dụng (bảo lãnh cá nhân, ký quỹ,…)
- Ưu đãi cao về lãi suất, thuế, phí, dịch vụ.
R2, R3
Rủi ro tương đối thấp (Đa số là các tổng công ty hoặc các cơng ty nước
ngồi có quy mơ lớn, tình hình tài chính lành
mạnh và uy tín trong ngành)
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng.
- Khơng địi hỏi tính thanh khoản cao cho tài sản thuê.
- Tỷ lệ tài trợ cao trên giá trị tài sản thuê. - Áp dụng giới hạn các biện pháp đảm bảo tín dụng (bảo lãnh cá nhân, ký quỹ,…) - Ưu đãi về lãi suất, thuế, phí, dịch vụ.
R4, R5
Rủi ro trung bình (Đa số là các doanh nghiệp có quy mơ vừa, tình hình tài chính lành
mạnh)
- Duy trì và mở rộng quan hệ nhưng chỉ đáp ứng các nhu cầu phù hợp của khách hàng. - Tài sản th có tính thanh khoản tương đối tốt.
- Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào hình thành tài sản thuê từ 15 - 30%
- Áp dụng các biện pháp đảm bảo tín dụng (bảo lãnh cá nhân, ký quỹ,…)
- Mức lãi suất, thuế, phí trung bình, cạnh tranh so với các cơng ty cho th tài chính khác và NHTM.
R6, R7
Rủi ro cao (Đa số là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, tình hình tài chính tương
đối yếu)
- Chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn thực sự phù hợp, thực sự cần thiết cho việc cải thiện tình hình kinh doanh.
- Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào hình thành tài sản thuê tối thiểu 30%.
- Tài sản th có tính thanh khoản tốt và dễ dàng cho việc thu hồi.
- Áp dụng các biện pháp đảm bảo tín dụng (bảo lãnh cá nhân, ký quỹ), và các biện pháp
đảm bảo bổ sung khi cần thiết (thoả thuận mua lại từ nhà cung cấp, bảo lãnh của công ty khác, thế chấp thêm tài sản,…)
- Mức lãi suất, thuế, phí cao tương ứng với rủi ro.
R8
Rủi ro rất cao (Đa số là các doanh nghiệp có quy mơ cực nhỏ hoặc cá nhân, tình
hình tài chính yếu)
- Khơng tiếp thị, khơng cấp tín dụng đối với khách hàng mới.
- Đối với các khách hàng cũ cần theo sát tình hình thanh tốn để kịp thời xử lý.
- Chỉ tài trợ khi tài sản th có tính thanh khoản rất tốt và dễ dàng thu hồi.
- Áp dụng đồng thời các biện pháp đảm bảo tín dụng (bảo lãnh cá nhân, ký quỹ), và các biện pháp đảm bảo bổ sung (thoả thuận mua lại từ nhà cung cấp, bảo lãnh của công ty khác, thế chấp thêm tài sản,…)
- Mức lãi suất, thuế, phí cao tương ứng với rủi ro.