THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY TNHH CHO

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 44)

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHAILEASE

Bảng 2.5: Tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại CILC trong những năm gần đây

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2014 Dư nợ cuối kỳ 834,267 962,460 1,065,705 1,091,810 Nợ quá hạn 93,074 88,361 106,688 74,549 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 11.16% 9.18% 10.01% 6.83% Nợ xấu (Nhóm 3,4,5) 45,339 47,627 37,739 31,136 Tỷ lệ nợ xấu (%) 5.43% 4.95% 3.54% 2.85%

Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống dữ liệu của CILC

Nhìn vào số liệu ở bảng 2.5, tỷ lệ nợ quá hạn trung bình tại CILC trong những năm qua là 9,29% và tỷ lệ nợ xấu trung bình là 4,19%. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu trên đã được trừ đi phần xoá nợ trong năm nên chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng tại công ty. Nếu kết hợp cả phần dư nợ được xố, tình hình nợ q hạn và nợ xấu tại CILC được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6: Tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu (trước xoá nợ) tại CILC trong những năm gần đây

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng

2014

Dư nợ cuối kỳ (Trước xoá nợ) 854,972 992,423 1,138,623 1,173,837 Nợ quá hạn (Trước xoá nợ) 113,779 118,324 179,606 156,576 Tỷ lệ nợ quá hạn trước xoá nợ

(%) 13.31% 11.92% 15.77% 13.34%

Nợ xấu (Nhóm 3,4,5) (Trước

xố nợ) 66,044 77,590 89,951 113,162

Tỷ lệ nợ xấu trước xoá nợ (%) 7.72% 7.82% 7.90% 9.64%

Biểu đồ 2.3: Diễn biến Nợ quá hạn và nợ xấu tại CILC trong những năm gần đây

Diễn biến Nợ quá hạn và Nợ xấu tại CILC trong những năm gần đây 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% Nhóm 2 5.72% 4.23% 6.47% 3.98% Nhóm 3 1.47% 1.44% 0.66% 0.94% Nhóm 4 2.66% 2.51% 1.46% 0.64% Nhóm 5 1.30% 0.99% 1.43% 1.27% 2011 2012 2013 Cuối tháng 6/2014

Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống dữ liệu của CILC

Với đặc thù của ngành cho thuê tài chính là cho vay dựa trên động sản và khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chứa đựng nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại CILC trong những năm qua luôn ở mức tương đối cao và có xu hướng gia tăng. Xét về tình hình trước xố nợ, tỷ lệ nợ quá hạn trung bình là 13,59%, tỷ lệ nợ xấu trung bình là 8,27%, cao hơn nhiều so với mức nợ xấu trung bình tồn ngành ngân hàng là 3,63% vào cuối 2013 và 4.11% vào cuối tháng 7/2014.

Tình trạng kinh tế suy thối trong những năm qua phần nào lý giải cho nợ xấu tăng cao tại CILC. Bắt đầu từ năm 2011, sự trì trệ của tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cùng với lãi suất cao ngất ngưởng khiến doanh nghiệp sản xuất dù đã cố gắng co cụm, cắt giảm chi phí và khơng dám mở rộng đầu tư vẫn khó tồn tại nếu tiềm lực khơng đủ mạnh. Không chỉ vậy, với việc mạnh tay cắt giảm đầu tư cơng, ngay cả đối với các cơng trình xây dựng trọng điểm đã khiến ngành xây dựng trong cả nước đình trệ suốt thời gian dài, và chỉ phục hồi gần đây vào khoảng cuối năm 2013.

Khơng chỉ riêng CILC, mà tồn hệ thống ngân hàng cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề từ nợ xấu trong khoảng thời gian vừa qua.

Định kỳ hàng tháng, CILC đều tiến hành phân tích, xếp hạng, đánh giá lại tình trạng các khoản nợ xấu. Đối với những khoản nợ và lãi được đánh giá là khơng có khả năng thu hồi, CILC sẽ thực hiện xoá nợ và ghi nhận khoản lỗ trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, sau khi xố nợ và thanh lý những hợp đồng này, vẫn có khả năng thu được một phần nợ hoặc lãi. Số liệu về xoá nợ và thu hồi sau khi xoá nợ được thể hiện như bảng sau:

Bảng 2.7: Tình trạng xố nợ và thu hồi sau xoá nợ

Đơn vị: Triệu đồng

Năm xoá nợ Số tiền xoá nợ (Gốc + Lãi + Lãi phạt) Số tiền thu hồi được sau khi xoá nợ Tỷ lệ thu hồi sau xoá nợ

2011 10.361 8.726 84,22%

2012 9.257 5.470 59,09%

2013 42.956 3.694 8,60%

6 tháng 2014 9.108 0 0,00%

Tổng cộng 71.682 17.890 24,96%

Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống dữ liệu của CILC

Ngoài tỷ lệ nợ xấu theo quy định về phân loại nợ của các TCTD tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN như trên, CILC cịn xét một chỉ số khác, đó là Chỉ số tổn thất tín dụng (EL – Expected loss) theo tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp ước Basel 2. Chỉ số này được căn cứ trên ba biến số:

 EAD (Total Exposure at Default): Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng bị vỡ nợ. Tại CILC, thời điểm này được xác định khi khoản nợ quá hạn trên 30 ngày.

 LGD (Loss Given Default): Được xác định là khoản tổn thất do vỡ nợ:

LGD =

EAD – Số tiền có thể thu hồi EAD

“Số tiền có thể thu hồi” có thể do khách hàng thanh tốn, có thể từ thanh lý bán tài sản thuê, tài sản thế chấp, hoặc từ khoản ký quỹ ban đầu của khách hàng.

 PD (Probability of Default): Khả năng vỡ nợ:

PD =

Các biến số trên sẽ thay đổi theo thời gian, nên khi xác định EL, ta cần số liệu cho khoản thời gian từ 3-5 năm trở lên để phản ánh chính xác tình hình thực tế tại thời điểm cần khảo sát.

Bảng 2.8: Chỉ số tổn thất tín dụng tại CILC trong những năm qua

Năm PD EAD LGD EL Tỷ lệ hoàn

thành 2007 16,13% 33,43% 16,02% 0,86% 100,00% 2008 20,95% 30,52% 1,16% 0,07% 100,00% 2009 28,08% 48,21% 3,74% 0,51% 99,62% 2010 33,70% 51,68% 11,41% 1,99% 95,65% 2011 27,53% 60,04% 32,46% 5,37% 67,61% 2012 10,61% 64,07% 11,01% 0,75% 22,35% 2013 3,58% 73,79% 2,19% 0,06% 4,04% 6 tháng 2014 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% Tổng 16,28% 51,18% 16,07% 1,34% 49,87%

Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống dữ liệu của CILC

Như vậy, so với tỷ lệ nợ xấu được xác định theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN, chỉ số EL cho thấy tình hình khả quan hơn về tình trạng tín dụng tại CILC. Chỉ số này khơng chỉ thể hiện rủi ro vỡ nợ mà cịn cho thấy các khoản bù đắp có thể thu hồi và tổn thất cuối cùng do nợ xấu gây ra. Với việc xác định chỉ số này, CILC có thể cân đối được mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận so với mức sinh lời kỳ vọng theo Nguyên tắc 1 của Ủy Ban Basel 2 về quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo

Số hợp đồng giải ngân trong năm bị vỡ nợ Tồng số hợp đồng giải ngân trong năm

tổn thất tín dụng tại CILC ở mức tương đối thấp, chỉ riêng trong năm 2011, EL tăng đến 5,37% đến từ 4 hợp đồng lớn: Việt Nhật, Chúc Phương, Sing Sing, Trang Hùng. Những tài sản thuê của các hợp đồng này có giá trị thị trường tương đối thấp do chỉ sử dụng cho ngành đặc thù (máy nghiền đá, dây chuyền sản xuất bánh, dây chuyền xeo giấy, lị nung), thêm vào đó, những khách hàng này đã ngưng hoạt động do khơng có đơn hàng, và khơng cịn khả năng thanh toán cho CILC. Tuy nhiên, CILC vẫn đang tiến hành một số thủ tục pháp lý cho việc khởi kiện và hi vọng chỉ số tổn thất sẽ giảm xuống sau khi mọi quy trình hồn tất.

Ngồi việc áp dụng Chỉ số tổn thất tín dụng cho tồn cơng ty, CILC cịn xác định chỉ số này cho từng loại tài sản thuê nhằm xác định mức độ rủi ro và có chiến lược tài trợ hợp lý cho từng loại tài sản.

Bảng 2.9: Chỉ số tổn thất tín dụng tại CILC theo từng loại tài sản thuê

Đơn vị: % Năm giải ngân PD EAD LGD EL Xà lan Thiết bị xây dựng Máy móc sản xuất Phươ ng tiện vận tải Xà lan Thiết bị xây dựng Máy móc sản xuất Phươ ng tiện vận tải Xà lan Thiết bị xây dựng Máy móc sản xuất Phươ ng tiện vận tải Xà lan Thiết bị xây dựng Máy móc sản xuất Phương tiện vận tải 2007 0,00 9,09 15,15 22,22 0,00 10,42 50,77 14,66 0,00 0,00 22,48 -8,26 0,00 0,00 1,73 -0,27 2008 33,33 26,32 16,67 22,73 45,36 15,24 34,40 32,61 -4,03 -12,87 8,03 -10,20 -0,61 -0,52 0,46 -0,76 2009 83,33 21,88 28,17 27,15 59,01 39,92 55,54 41,96 28,45 -9,00 3,83 -10,86 13,99 -0,79 0,60 -1,24 2010 88,89 51,92 27,27 26,67 76,47 51,14 44,20 39,08 25,06 9,44 7,85 -2,55 17,04 2,51 0,95 -0,27 2011 0,00 35,71 22,73 30,51 0,00 56,88 64,22 59,15 0,00 22,78 53,95 -4,61 0,00 4,63 7,87 -0,83 2012 0,00 21,74 10,56 8,08 0,00 75,79 59,92 69,65 0,00 10,75 11,08 11,12 0,00 1,77 0,70 0,63 2013 0,00 0,00 4,63 2,93 0,00 0,00 76,01 71,40 0,00 0,00 7,21 -3,56 0,00 0,00 0,25 -0,07 2014 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 Tổng 77,78 27,66 13,22 15,04 67,15 51,30 53,67 40,99 24,65 14,37 24,93 -5,08 12,88 2,04 1,77 -0,31

Nguồn: Tổng hợp từ hệ thống dữ liệu của CILC

Với bảng 2.9, ta có thể thấy rủi ro cao nhất đến từ tài trợ xà lan: PD của xà lan là 77,78% cho biết cứ 100 hợp đồng tài trợ xà lan thì có 77,78 hợp đồng vỡ nợ, và tổn thất tín dụng sau cùng là 12,88%. Nguyên nhân của tổn thất này là do trước năm 2011, CILC tài trợ một số hợp đồng mua xà lan với tải trọng lớn cho khách hàng vận chuyển cát được khai thác từ Campuchia về Việt Nam cung cấp cho các cơng

trình xây dựng. Tuy nhiên, từ năm 2011, Chính phủ Campuchia nghiêm cấm khai thác cát dưới lịng sơng để tránh tình trạng sạt lở, do đó, các cơng ty khai thác và vận chuyển cát bị buộc ngưng hoạt động và khơng thể thanh tốn nợ vay. Thêm vào đó, ngành xây dựng giai đoạn này chỉ hoạt động cầm chừng và không được cấp thêm ngân sách, khiến cho các khách hàng của CILC càng thêm khó khăn dẫn đến mất khả năng chi trả. Sau khi xảy ra vỡ nợ, CILC đã tiến hành thu hồi hàng loạt xà lan, tuy nhiên, giá thị trường của những tài sản này cũng giảm mạnh so với thời điểm ký kết hợp đồng th và khó khăn khi tìm người mua. Chính vì những ngun nhân trên, từ năm 2011, CILC đã xếp xà lan vào hạng mục tài sản thuê có rủi ro cao và hạn chế tối đa tài trợ xà lan cho khách hàng, chỉ trừ trường hợp khách hàng th có tình hình tài chính thật sự tốt.

Xét về tài sản thuê là phương tiện vận tải, EL của loại tài sản này là -0,31% do LGD đạt mức -5,08%. Thực tế cho thấy khi thanh lý tài sản là phương tiện vận tải, giá trị thu về tương đối tốt hơn so với dư nợ gốc và lãi tại thời điểm thanh lý, và việc tìm người mua cũng dễ dàng hơn so với các loại tài sản khác, xét vì tính phổ biến và đa năng của loại tài sản này. Vì vậy, trong những năm qua, CILC đã chú trọng tăng cường cho vay đối với phương tiện vận tải với những yêu cầu về tình hình tài chính khách hàng tương đối thấp.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CƠNG TY TNHH

CHO TH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHAILEASE

Trong hoạt động CTTC của mình, CILC đã áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tuy nhiên những biện pháp này vẫn chưa được hệ thống hoá thành một quy trình khép kín như lý thuyết của Chrinko R.S Guill trong “A framework for assessing credit risk in depository institution”. Để đánh giá đầy đủ những tồn tại và vướng mắc trong quy trình quản trị rủi ro tại CILC, tác giả đã tiến hành phương pháp phỏng vấn chuyên gia cụ thể như sau:

 Đối tượng phỏng vấn: Ông Dennis Jen – Phó tổng giám đốc công ty, kiêm trưởng phịng tín dụng; Ơng Nguyễn Hồng Tân – Trưởng phòng kế hoạch;

Ơng Nguyễn Đăng Khoa – Trưởng phịng thu hồi nợ và phòng pháp chế; Bà Nguyễn Thị Thúy Hằng – Cựu trưởng phịng tín dụng.

 Nội dung phỏng vấn: Đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại cơng ty theo quy trình quản trị khép kín trong lý thuyết của Chrinko R.S Guill. Chi tiết được thể hiện cụ thể như sau:

2.4.1. Đánh giá về công tác Nhận biết rủi ro tín dụng tại CILC

2.4.1.1. Về phía CILC:

Định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm, CILC đều thực hiện phân tích danh mục giải ngân trong kỳ bao gồm: Cơ cấu khách hàng, loại tiền, ngành nghề,…

CILC chủ động đa dạng hoá danh mục tài trợ nhằm phân tán rủi ro, tránh tình trạng ảnh hưởng dây chuyền đến tồn bộ danh mục. Phạm vi đa dạng hoá được chia thành nhiều lĩnh vực:

 Theo quốc tịch của khách hàng thuê : Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc…

 Theo ngành sản xuất kinh doanh : Vận tải, xây dựng, sản xuất, thương mại.

 Theo loại hình doanh nghiệp : Cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân…

 Theo loại tài sản thuê : Phương tiện vận tải, Thiết bị xây dựng, máy móc phục vụ cho sản xuất…

2.4.1.2. Về phía khách hàng:

Việc sàng lọc khách hàng thuê được xem là chốt chặn đầu tiên và cần thiết để hạn chế rủi ro nên luôn được CILC chú trọng triển khai xuyên suốt quá trình hoạt động. Để nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng, nhân viên tín dụng được yêu cầu phải thực hiện đầy đủ theo quy trình sau:

 Thăm nhà xưởng

 Phân tích tình hình tài chính

 Phân tích hoạt động kinh doanh

 Phân tích nguồn vốn và dịng tiền

 Phân tích ngành

Ngồi ra, CILC cịn xây dựng cho mình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm kiểm soát tốt hơn chất lượng nguồn khách hàng. Trong đó, mức xếp hạng khách hàng thuê dựa trên kết quả chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng, và được thực hiện trong quá trình thẩm định của nhân viên tín dụng: R1 là mức tốt nhất, và giảm dần đến R8 là mức tệ nhất, với chi tiết được thể hiện ở Phụ lục 3.

2.4.2. Đánh giá về cơng tác Đo lường rủi ro tín dụng tại CILC

2.4.2.1. Đo lường rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế

Với việc áp dụng phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản (F-IRB) để xác định tổn thất có thể ước tính (EL), CILC đã và đang xây dựng cho mình cơ sở dữ liệu mang tính ứng dụng cao trong suốt q trình hoạt động. Cơ sở dữ liệu này chính là nền tảng để cơng ty đề ra những định hướng và chiến lược cho hoạt động cho th tài chính của mình:

- Thông thường các NHTM sẽ từ chối cấp tín dụng cho những đối tượng khách hàng có rủi ro cao như: Báo cáo tài chính lỗ, khơng có bất động sản thế chấp, công ty mới thành lập,… Tuy nhiên, đây lại chính là đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tượng khách hàng mục tiêu của CILC. Những doanh nghiệp này tuy có mức rủi ro cao nhưng thực tế cho thấy sau hơn 7 năm tài trợ cho đối tượng khách hàng này, tỷ lệ tổn thất tín dụng - EL của CILC chỉ là 1,34%, thấp hơn nhiều khi so với tỷ lệ nợ xấu theo phương pháp phân loại tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Để có thể chấp nhận tỷ lệ tổn thất này, theo Nguyên tắc 1 của Ủy ban Basel về quản trị rủi ro tín dụng, CILC đã áp dụng chính sách giá khác nhau cho những phân khúc khách hàng khác nhau, thể hiện mức độ chấp nhận rủi ro của công ty so với mức sinh lời nhất

định mà công ty kỳ vọng. Đối với những khách hàng với xếp hạng tín dụng thấp (từ R6 đến R8), công ty sẽ từ chối cấp hạn mức hoặc đưa ra mức lãi suất cao và yêu cầu những đảm bảo tín dụng khác như ký quỹ, bảo lãnh từ bên thứ ba, thế chấp,… và ngược lại.

- Trên cơ sở xác định tổn thất tín dụng cho từng loại tài sản thuê, trong những năm qua CILC đã đẩy mạnh tài trợ phương tiện vận tải, thu hẹp cho vay trên tài sản là xà lan hoặc thiết bị xây dựng. Trong cơ cấu giải ngân của

CILC trong năm 2013, tài trợ cho phương tiện vận tải đã tăng mạnh 102% so

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại công ty TNHH cho thuê tài chính quốc tế chailease (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)