Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thuận thảo , luận văn thạc sĩ (Trang 73)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ

3.2.1. Giải pháp về tài chính

Kiểm sốt chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể sử dụng hợp lý chi phí, sau cùng là tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Điều này sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán và tỷ suất lợi nhuận so với tổng chi phí. Do đó, kiểm sốt và sử dụng hợp lý các khoản mục chi phí là một trong những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty.

Đối với chi phí nhân cơng: Cơng ty cần quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động. Hiệu quả của Cơng ty phụ thuộc lớn vào trình độ văn hố, chuyên môn, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn vậy, phải tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong cơng việc bằng hình thức khuyến khích về vật chất và tinh thần. Tổ chức lao động hợp lý, phải sắp xếp lao động sao cho đúng người đúng việc, không để tình trạng nơi thừa lao động, nơi thiếu lao động. Tập huấn cho cán bộ quản lý về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành an toàn lao động trong tập thể người lao động và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Công ty cần kiên quyết xử lý, quy rõ trách nhiệm vật chất và hành chính đối với những cá nhân khơng hồn thành trách nhiệm quản lý, để xảy ra những vi phạm an tồn lao động. Mặt khác cơng ty cần xây dựng đơn giá tiền lương, thường xuyên kiểm tra định mức lao động, đơn giá tiền lương, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu nhập thực tế có một quan hệ phù hợp. Thu nhập bình qn của người lao động là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ phát triển của cơng ty. Ngồi ra, nó cịn thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Ban lãnh đạo Công ty đối với đời sống của người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động càng cao chứng tỏ công ty đang làm ăn phát đạt, lợi nhuận tăng. Đồng thời cũng nói lên mức độ quan tâm của cơng ty đến đời sống của người lao động ngày càng cao, đây là điều kiện thuận lợi để khuyến khích người lao động hăng say làm việc, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, công ty phải áp dụng các biện pháp kiểm

soát để tránh chi quỹ lương không đúng mục đích. Cụ thể, để tiết kiệm chi tiêu quỹ lương, công ty cần quản lý quỹ tiền lương trên cơ sở quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng lao động, đơn giá tiền lương gắn liền với kết quả kinh doanh cuả công ty. Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty khơng đạt mục tiêu, vì vậy địi hỏi Cơng ty phải cơ cấu lại đội ngũ lao động theo hướng tinh giảm nhân sự thừa để tiết kiệm chi phí như sau:

- Dự kiến hàng năm sẽ cắt giảm 94 lao động còn lại 834 người (số lao động trong năm 2012 là 928 người) tương đương giảm 10,1% so với năm 2012 và tăng thu nhập người lao động bình quân từ 48 triệu đồng lên 50.4 triệu đồng/năm. Sau khi tinh giảm tiết kiệm được 2,525.4 triệu đồng:

+ Tiền lương: 94người x 50.4triệu/năm = 2,525.4 triệu đồng

Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: trong năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp cịn khá cao (38,808 triệu đồng), dự kiến cắt giảm 3,2% chi phí quản lý doanh nghiệp thông qua cắt giảm các khoản chi tiền mặt cho tiếp khách, giao dịch hội họp, chi đối ngoại; chi phí văn phịng phẩm…. và Cơng ty cần xây dựng định mức chi tiêu và quy chế quản lý sử dụng hợp lý. Các khoản chi phải có chứng từ hợp lệ, phải gắn với kết quả kinh doanh và không được vượt quá mức khống chế tối đa (theo quy định nhà nước là 10%) theo tỷ lệ tính trên chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Dự kiến mức giảm chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với năm 2012 là: 38,808 triệu đồng x 3,2% = 1,242 triệu đồng

Đối với chi phí bán hàng: Các khoản chi hoa hồng, môi giới phải căn cứ vào hiệu quả môi giới mang lại. Đồng thời, Công ty cần xây dựng ý thức tiết kiệm trong tồn thể cán bộ cơng nhân viên. Đây là biện pháp vơ cùng ý nghĩa góp phần làm giảm chi phí.

Đối với chi phí lãi vay: Cơng ty cũng cần phải chú ý đến chi phí lãi vay. Bất kỳ một công ty nào tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn. Do đó, phải huy động thêm vốn bằng nhiều cách như vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín

dụng... Vì vậy, cơng ty cần tính tốn vay lượng vốn bao nhiêu là chi phí lãi vay khơng q lớn, nhất là trong điều kiện hiện nay mức lãi suất vay ngân hàng tương đối cao. Ngồi ra, cơng ty cần cố gắng tránh tình trạng khơng bị chiếm dụng vốn. Khi đó, vịng quay vốn nhanh đủ phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà không phải đi vay, khơng phải gánh chịu chi phí trả lãi.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong Công ty là việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Cơng ty có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, thời gian huy động, chi phí huy động vốn sao cho vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Nếu xác định nhu cầu vốn quá cao sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, vốn luân chuyển chậm, phát sinh nhiều chi phí liên quan đến việc tăng giá thành, gây sức ép lớn cho giá bán giảm sức cạnh tranh của Công ty. Nhưng xác định vốn quá thấp sẽ gây ra bất lợi cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không đảm bảo sản xuất liên tục, khơng có khả năng thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Do đó, việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Cụ thể như:

- Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ.

- Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của cơng ty: ổn định và hợp lý hố các chỉ tiêu tài chính, thanh tốn các khoản nợ đúng hạn

- Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới.

- Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại cơng ty.

- Nếu phát sinh nhu cầu bất thường, cơng ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh.

- Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn.

Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kịên cũng như xu hướng thay đổi cung cầu trên thị trường.

Công ty hiện nay đang gặp khó khăn về vốn. Vốn góp phần rất quan trọng vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp. Trong cơ chế mới rõ ràng công ty không thể chờ vốn nhà nước. Hiện nay tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn của cơng ty cịn cao điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, cơng ty cần phải tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên bằng cách hàng năm trích một phần lợi nhuận vào vốn chủ sở hữu, để giảm vốn vay tiết kiệm chi phí trả lãi, làm tăng lợi nhuận.

Do thiếu vốn như vậy, cơng ty phải huy động vốn từ mọi nguồn có thể được và có biện pháp để sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn mới cơng ty có thể huy động bằng nguồn vốn vay trả chậm, các tổ chức, đơn vị kinh tế khác. Để sử dụng vốn có hiệu quả, công ty phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác. Giải phóng hàng tồn kho khơng dự kiến bằng cách giảm giá bán hoặc tìm kiếm khách hàng trên các thị trường ngoại tỉnh. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú ý đầu tư chiều sâu, đầu tư vào những hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh.

Cần tổ chức một cách hợp lý các kênh tiêu thụ, đi liền với nó và các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng. Về tình hình thanh tốn cơng nợ cơng ty cần sử dụng các biện pháp sao cho có thể thu hồi các khoản nợ một cách nhanh nhất nhằm tăng nguồn vốn lưu động cho cơng ty để nhanh chóng mở rộng thị trường. Nếu công ty thực hiện được các biện pháp này thì sẽ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn góp phần nâng cao hiệu quả của cơng ty.

Tóm lại, với điều kiện hiện nay để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thì cơng ty cần phải có các biện pháp huy động vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn bằng cách giảm các chi phí thu mua, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời nhằm giảm thời gian dự trữ nguyên vật liệu, tránh được tình trạng ứ đọng vốn.

Ngồi việc sử dụng vốn có hiệu quả, cơng ty cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí trong chi phí hành chính, tập trung vốn có trọng điểm.

3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Sau khi dự kiến tinh giảm số nhân sự cịn lại là 834 người: trong đó đội ngũ quản lý là 42 người chiếm 5%, đội ngũ người lao động là 792 người chiếm 95% trong tổng số nhân sự.

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Con người luôn là yếu tố quan trọng nhất để quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Con người tác động đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.... Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lược phát triển của bất kỳ công ty nào cũng không thể thiếu con người.

Công ty cần tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, tăng cường sự đồn kết tập thể, tạo khí thế sơi nổi, hăng say lao động sản xuất.

Chính sách đào tạo: Căn cứ vào nhu cầu phát triển cơng ty sẽ bố trí đào tạo và đào tạo lại cho CBCNV nhằm nâng cao hiệu quả cơng việc. Chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi: Để khuyến khích và cải thiện thu nhập của người lao động, công ty đã xây dựng thường xuyên cập nhật các quy chế lương, thưởng, nội quy lao động và thỏa ước lao động. Ngồi ra, cơng ty còn thực hiện các chế độ chính sách khác cho người lao động như mua Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn con người. Đảm bảo nguyên tắc phân phối lao động theo mức độ đóng góp của từng vị trí cơng tác trong cơng ty, gắn tiền lương

với năng suất, khuyến khích người lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, khuyến khích mọi người nâng cao hiệu suất cơng tác.

Chính sách khác: Hàng năm, công ty kết hợp với cơng đồn khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo đúng tiêu chuẩn chức danh công việc.

Để thực hiện chương trình trên Công ty dự kiến chi phí bỏ ra hàng năm để đưa người lao động đi học các lớp nghiệp vụ nâng cao tay nghề:

- Số lao động dự kiến được đào tạo 20% trong tổng số người lao động là 158 người (20% x 792 người lao động).

- Chi phí bỏ ra đào tạo hàng năm là 317 triệu đồng ( 2 triệu đồng x 158 người).

3.2.2.2. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp

Quản trị là một q trình nhằm đạt đến sự thành cơng trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là một quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn kết các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề cùng chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư, tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất.

Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh phải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động.

Khi con người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc, người ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi người. Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có thể khơng đem lại kết quả. Nhưng nếu người ta biết tổ chức hoạt động và những việc quản trị khác thì triển vọng đạt được kết quả sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ cịn ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác.

Mục tiêu của hoạt động quản trị là nhằm giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cũng như mục tiêu phục vụ không lợi nhuận.

Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, biện pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp.

Tổ chức doanh nghiệp là q trình gắn kết, phân cơng và phối hợp các thành viên vào cùng làm việc, nhằm thực hiện mục tiêu chung; trong đó bao gồm tổ chức con người, tổ chức công việc, phân bố các nguồn lực... Chính nhờ chức năng này mà nhà quản trị quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu trúc của tổ chức.

Lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là thu hút, lôi cuốn, động viên, thuyết phục, hướng dẫn, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm việc đáp ứng theo yêu cầu công việc.

Kiểm tra, kiểm sốt trong q trình kinh doanh là việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết, các nhà quản trị cần theo dõi các hoạt động đang diễn ra, so sánh kết quả với tiêu chuẩn. Các biện pháp nâng cao năng lực quản trị trong công ty bao gồm:

Nâng cao năng lực quản trị nhân sự trong công ty

Trong tương lai, cơng ty cần tiếp tục kiện tồn bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần thuận thảo , luận văn thạc sĩ (Trang 73)