1.3. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
1.3.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, với
mục đích tăng cường kiểm sốt và bảo tồn vốn phát triển. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng doanh nghiệp.
Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn. Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp với cơ cấu của vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể. Chỉ tiêu này được tính như sau:
- Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:
- Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có một đồng doanh thu thuần thì mất bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao, đó là nhân tố mà các nhà kinh doanh huy động vốn vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau:
1.3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp đánh giá thích hợp. Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư. Các chỉ tiêu thường sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản như sau:
- Sức sinh lời của tài sản
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư một đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:
- Số vịng quay của tài sản
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp,
nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:
- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:
- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
1.3.2.3. Sức sinh lời của Doanh thu thuần (Doanh lợi bán hàng)
Chỉ tiêu này mang ý nghĩa cứ một đồng doanh số bán hàng sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau
thuế
1.3.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí (Doanh lợi chi phí)
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí quản lý khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thường xác định các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này được tính như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý.
- Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính như sau:
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được đánh giá là một yếu tố đặc biệt quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân cơng lao động thích hợp chắc chắn mang lại hiệu quả cao. Lao động là yếu tố không kém phần quan trọng so với vốn và cũng góp phần mang lại hiệu quả cho q trình kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng lao động là chỉ tiêu phản ánh sự tác động của một số biện pháp đến lao động về mặt số lượng và chất lượng với mục đích cuối cùng là tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng lao động được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
1.3.3.1. Năng suất lao động
Đây là chỉ tiêu thường được đề cập, quyết định sự phát triển của một đơn vị sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này thường được tính như sau (Nguyễn Thị Mỵ, 2008):
1.3.3.2. Mức sinh lợi của lao động
Chỉ tiêu này cho biết trong một thời gian kinh doanh trung bình một lao động có thể làm được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tóm tắt chương 1
Chương 1 nêu ra những khái niệm, bản chất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở đó hệ thống hóa lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải bảo đảm được lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động và lợi ích mang lại về mặt kinh tế xã hội.
Từ hệ thống lý luận đó đã đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến ngành và doanh nghiệp như: Vốn kinh doanh; nguồn nhân lực; trình độ quản lý, công nghệ; cơ cấu sản phẩm dịch vụ; chi phí kinh doanh; chiến lược kinh doanh; nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm; hoạt động marketing; mơi trường chính trị, chính sách pháp luật; kinh tế vĩ mô; môi trường tự nhiên; khoa học công nghệ; thị trường; đối thủ cạnh tranh.
Hệ thống lý luận này là nền tảng để phân tích hiệu quả kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Thuận Thảo và từ đó đề xuất giải pháp trong chương 3.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN THUẬN THẢO
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thuận Thảo
2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thuận Thảo
Tên giao dịch Tiếng Việt : Công ty Cổ phần Thuận Thảo Tên giao dịch tiếng Anh : Thuan Thao Corporation
Địa chỉ : Số 03 Hải Dương - Tp Tuy Hòa -
Phú Yên - Việt Nam
Số điện thoại : (84-57) 3 824 229
Số Fax : (84-57) 3 823 466
Website : www.thuanthao.com.vn
Mã Cổ phiếu : GTT
Logo Công ty :
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số : 4400123162
Vốn điều lệ : 435.030.000.000 đồng
Vốn đầu tư của chủ sở hữu : 435.030.000.000 đồng
Công ty Cổ phần Thuận Thảo tiền thân là Doanh nghiệp Vận tải và Thương mại Thuận Thảo được thành lập vào năm 1997. Ngày 05/10/2007 Công ty chuyển đổi hình thức hoạt động thành Cơng ty TNHH Vận tải và Thương mại Thuận Thảo. Ngày 28/12/2009 Cơng ty chuyển đổi hình thức hoạt động thành Cơng ty Cổ phần Thuận Thảo. Ngày 30/6/2010 Cơng ty chính thức niêm yết Cổ phần trên sàn giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh.
Những sự kiện quan trọng:
1985 –1996: Tổng đại lý phân phối hàng hóa của hơn 20 Cơng ty trong nước và Cơng ty liên doanh với nước ngồi tại địa bàn tỉnh Phú Yên và các tỉnh lân cận.
1997: Thành lập Doanh nghiệp tư nhân với tên gọi: Doanh nghiệp Vận tải và Thương mại Thuận Thảo, kinh doanh trên hai lĩnh vực chính là: Vận tải và Thương mại.
2000: Đầu tư nâng cấp Thương xá Thuận Thảo thành Siêu thị Thuận Thanh - Siêu thị tư nhân đầu tiên tại tỉnh Phú Yên. Đầu tư xây dựng Trung tâm Giải trí và Sinh thái Thuận Thảo. Xây dựng Tổng kho hàng hóa Thuận Thảo
2005 và 2006: Tiếp tục đầu tư mở rộng Trung tâm Giải trí và Sinh thái Thuận Thảo diện tích hơn 30 ha. Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba cho tập thể và cá nhân bà Võ Thị Thanh.
2010: Chứng khốn GTT chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM (Hose). Bắt đầu triển khai thực hiện dự án đưa 25 xe giường nằm thế hệ mới nhất của hãng Hyundai vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 62,5 tỷ đồng. Triển khai xây dựng dự án Nhà ni chim yến với diện tích xây dựng 1.080m2. Tăng vốn Điều lệ của Công ty lên 435.030.000.000 đồng. Công ty đã ký biên bản ghi nhớ với Ban quản lý khu kinh tế Phú Yên về Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đông Bắc Sơng Cầu diện tích 100ha với tổng mức đầu tư ước tính khoảng 200 tỉ đồng.
2012 Tiếp tục đầu tư mới 2 xe tải Hino 15 tấn và 02 xe tải nhỏ 1,4 tấn với tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ đồng. Nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các trang thiết bị, nhà cửa tại Trung tâm Hội nghị và Sinh thái Thuận Thảo với vốn đầu tư trên 7 tỷ đồng. Đầu tư mới các dịch vụ vui chơi giải trí tại Trung tâm Hội nghị và Sinh thái Thuận Thảo với tổng vốn đầu tư trên 3,3 tỷ đồng. Đầu tư, nâng cấp hệ thống sản xuất đá tinh khiết và thay thế dây chuyền sản xuất nước tinh khiết Suga với tổng giá trị đầu tư trên 500 triệu đồng. Ký Hợp đồng với Công ty TNHH Tư vấn Trần Đình Cửu với mục tiêu Tái cấu trúc hệ thống quản lý Công ty, tổng giá trị Hợp đồng 1,6 tỷ đồng.
Thành tích Cơng ty
Năm 2005: Được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Năm 2006: được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Giải thưởng Sao vàng Đất Việt.
Năm 2007: Giải thưởng vì sự cống hiến cho Miền Trung; Cúp vàng “Thương hiệu-Nhãn hiệu”.
Năm 2008: Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ; Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Giải thưởng Sao vàng khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; Giải thưởng vì sự cống hiến cho Miền trung (lần hai); Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng; Cúp
vàng “Thương hiệu-Nhãn hiệu”; Danh hiệu: dịch vụ xe khách được hài lòng nhất (Báo SGTT).
Năm 2009: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt; Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng; Cúp vàng “Thương hiệu-Nhãn hiệu”; Kỷ niệm chương cúp vàng “Thương hiệu-Nhãn hiệu”.
Năm 2010: Danh hiệu: dịch vụ xe khách được hài lòng nhất (Báo SGTT); Bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch.
Năm 2011: Danh hiệu: Doanh nhiệp Tín nhiệm, Danh hiệu: Dịch vụ xe khách được hài lòng nhất (Báo SGTT); Giấy khen của Hội Doanh nghiệp trẻ Phú Yên; Giải thưởng kiến trúc Quốc gia cho Khách sạn 5 sao CenDeluxe; Giải thưởng quốc tế International Quality Crown Award. Top 100 Nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam năm 2011.
Năm 2012: Bằng khen của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Bằng khen của Hội doanh nhân trẻ tỉnh Phú Yên; Giấy chứng nhận cơ quan văn hóa; Bằng khen của Cơng an Tỉnh Phú Yên; Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên.
2.1.3. Đặc điểm kinh doanh của công ty
Bán buôn, bán lẻ bằng ô tô. Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định. Vận tải hành khách bằng xe buýt. Vận tải hành khách theo hợp đồng và taxi. Vận tải hàng hóa bằng ơ tơ. Hoạt động kho bãi. Dịch vụ kho vận, dịch vụ bến xe. Đóng gói lẻ. Dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện. Dịch vụ chuyển tiền. Dịch vụ điện thoại. Sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai. Sản xuất nước đá tinh khuyết. Sản xuất cà phê.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, nhà hàng. Kinh doanh khách sạn. Kinh doanh tua du lịch lữ hành, điều hành tua du lịch. Đại lý tua du lịch. Đại lý mua bán vé máy bay.
Kinh doanh phòng hát Karaoke. Dịch vụ cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Dịch vụ tắm hơi, massage. Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cho nam và nữ. Hoạt động sinh hoạt văn hóa (tổ chức gặp mặt, giao lưu). Hoạt động nghệ thuật sân khấu, âm nhạc. Kinh doanh khu vui chơi, giải trí, trị chơi dân gian có thưởng, hoạt động của cơ sở thể thao, hoạt động bơi lội. Tổ chức hội chợ triển lãm thương mại. Quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa.
Mua bán: thực phẩm, thiết bị, dụng cụ hệ thống điện, thiết bị văn phòng, lương