Sự kết giữa các giải pháp về công nghệ thông tin, nâng cao trình độ nhân viên với dự báo xu hƣớng vận động của nền kinh tế để có những quyết định đúng đắn trong việc cho vay.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra tình hình vận hành vốn cho vay để đánh giá khả năng thu hồi nợ. Chất lƣợng cho vay cao, khi công tác thu nợ tốt, ngân hàng hạn chế đƣợc tối đa rủi ro có thể xảy ra và việc xử lý nợ quá hạn kịp thời và hiệu quả. Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thu nợ, cán bộ cho vay cần nắm rõ thời hạn nợ của từng đối tƣợng khách hàng để nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Ngân hàng cần tổ chức phân tích tình hình dƣ nợ đến từng cán bộ cho vay và từng đối tƣợng khách hàng. Quá trình phân tích này cần xác định rõ món vay có vần đề, nợ quá hạn theo từng mức độ khác nhau (đƣợc xếp vào 5 nhóm nợ, từ nhóm đến nhóm 5), xác định địa bàn cho vay trọng tâm, khách hàng trọng điểm.
Với việc phân tích và xử lý nợ xấu: Ngân hàng cần xem xét từng trƣờng hợp cụ với những nguyên nhân khác nhau dẫn đến nợ xấu để có biện pháp tháo gỡ khó khăn thích hợp cho khách hàng cũng nhƣ tạo tiền đề cho ngân hàng thu hồi vốn. Đối với nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai, dịch bệnh; cán bộ cho vay cần tƣ vấn cho khách hàng xin gia hạn nợ trƣớc thời hạn trả nợ; đối với những nguyên nhân chủ quan, cán bộ cho vay cần phân tích nguyên nhân, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng nhƣ tƣ vấn để chuyển hƣớng kinh doanh, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc giảm lãi suất để khách hàng có thể trả đƣợc nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nếu sau thời gian gia hạn nợ, khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ, cán bộ tín dụng cần tiến hành phát mãi tài sản để thu hồi vốn cho ngân hàng.