Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH PHÚ YÊN (Trang 73 - 74)

Khi đánh giá chất lƣợng tín dụng của một tổ chức tín dụng, ngƣời ta thƣờng căn cứ vào tình hình nợ quá hạn. Nơi nào có nợ quá hạn cao thì thể hiện chất lƣợng tín dụng thấp, ngƣợc lại nơi nào có nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lƣợng tín dụng cao. Chính vì vậy có một số tổ chức tín dụng để đạt đƣợc thành tích mà che dấu đi khuyết điểm bằng cách quyết toán nợ cũ và chuyển thành dƣ nợ mới, nhƣ vậy sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó vấn đề đặt ra cho Ngân hàng là phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, chuyển nợ quá hạn một cách nghiêm túc và thực hiện việc xử lý nợ quá hạn một cách triệt để. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dƣới 1%/tổng dƣ nợ.

Nợ quá hạn không chỉ do Ngân hàng gây nên mà còn do nhiều nguyên nhân khác nhƣ từ chính sách của Nhà nƣớc đến những vấn đề bất khả kháng từ phía khách hàng. Do đó cần phải phân tích kỹ từng khoản nợ quá hạn và phân loại nợ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc trễ hạn, từ đó có biện pháp thu hồi hợp lý, giảm chi phí thu nợ xuống mức thấp nhất.

Ngân hàng giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thu hồi các khoản công nợ từ các doanh nghiệp khác có quan hệ với ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ đối với khách hàng.

Ngân hàng hƣớng dẫn ngƣời vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu đƣợc lợi nhuận. Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, gia hạn nợ, giảm quy mô hoàn trả trƣớc mắt, hoặc cho vay thêm vốn để doanh nghiệp tăng sức mạnh tài chính, khôi phục sản xuất kinh doanh. Ngân hàng đề nghị khách hàng quản lý chặt chẽ ngân quỹ, có thể bán bớt một số tài sản có giá mà ít ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp, giảm lƣợng hàng tồn kho, thanh lý bớt các tài sản không sử dụng…

Nếu nguyên nhân của các khó khăn là do các rủi ro thiên tai, hoả hoạn dẫn đến khách hàng không trả đƣợc nợ hoặc trả không đủ, không đúng hạn.. thì ngân hàng có thể gia hạn nợ, điều chỉnh hợp đồng cho vay nhƣ chuyển khoản nợ sang thành cho vay

SVTH: Nguyễn Minh Đường 72

trung hạn, buộc khách hàng bổ xung thêm tài sản cầm cố thế chấp để ngân hàng tăng thời hạn cho vay. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này cần chú ý một số điểm sau: :

- Tài sản cầm cố thế chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng nhằm có cơ sở để thanh lý tài sản sau này

- Doanh nghiệp vẫn đang sản xuất kinh doanh, có nguồn thu có khả năng trả nợ.

- Doanh nghiệp có thiện trí trả nợ, trong quá trình sử dụng vốn đã trả đƣợc một phần gốc, trả lãi hàng tháng đều đặn.

- Ngân hàng yêu cầu ngƣời vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ và có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả .

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH PHÚ YÊN (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)