1.4.1. Phân tích theo cấu trúc thị trường
Theo phương pháp này, năng lực cạnh tranh của DN được xem xét theo năm yếu tố của môi trường vi mơ theo mơ hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter đó là các đối thủ cạnh tranh; các sản phẩm, dịch vụ thay thế; các DN cung cấp các yếu tố đầu vào; sức mạnh của người mua; các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
1.4.2. Phân tích trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh
Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi phí hay khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm. Một trong những lợi thế so sánh này là lợi thế về chi phí thấp. Chi phí thấp mới chỉ là một trong các yếu tố để có thể cạnh tranh. Sự phát triển kinh doanh năng động sẽ tận dụng được lợi thế so sánh về chi phí, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh về chất. Các kỹ năng tổ chức, quản lý của nhà kinh doanh trong chu trình SXKD: từ giai đoạn trước sản xuất (xác định và thiết kế sản phẩm, mua công nghệ và nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu và dự trữ), đến bản thân quá trình sản xuất (sử dụng lao động, nâng cao kỹ năng lao động và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng), và sau sản xuất (bao gói, nhãn hiệu, giao nhận kịp thời có chất lượng, chăm sóc khách hàng…) cũng là những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.4.3. Phân tích theo quan điểm tổng thể
Phương pháp phân tích theo quan điểm tổng thể nhằm làm rõ các vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những nhân tố có đóng góp tích cực hoặc hạn chế, gây cản trở cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một mặt phụ thuộc vào các yếu tố do doanh nghiệp tự quyết định, nhưng mặt khác cũng phụ thuộc vào những nhân tố do chính phủ quyết định. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với mơi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động và nó chịu sự tác
động của các yếu tố từ môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mơi trường bên trong doanh nghiệp chính là các yếu tố nội lực của doanh nghiệp, có vai trị quyết định trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bên ngồi của doanh nghiệp bao gồm mơi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế vi mô.
1.4.4. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm : các thông tin kinh tế - xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, cơng nghệ, thị trường... Ma trận EFE được thực hiện theo 5 bước:
- Bước 01: Thiết lập danh mục các yếu tố bên ngồi chủ yếu có vai trị quyết định đối với sự thành cơng như đã nhận diện trong q trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài, bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.
- Bước 02: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 ( rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của các yếu tố đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1,0.
- Bước 3: Phân loại từ 1 (phản ứng ít) đến 4 (phản ứng tốt) cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này.
- Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm phân loại tương ứng của nó để xác định số điểm quan trọng.
- Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của các yếu tố đối với ngành. Số điểm trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng nhỏ hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng yếu đối với môi trường và lớn hơn 2,5 cho thấy khả năng phản ứng tốt, tích cực, bằng 2,5 cho thấy khả năng phản ứng trung bình.
Tổng số điểm quan trọng mà một DN có thể nhận cao nhất là 4.0, trung bình là 2.5, thấp nhất là 1.0. Điểm số này mang ý nghĩa đánh giá mức độ phù hợp của chiến lược hiện tại mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với các cơ hội và nguy cơ của môi trường .
Bảng 1.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE).
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu
Mức quan
trọng Phân loại Số điểm quan trọng
Yếu tố 1 Yếu tố 2 …….. Yếu tố n
Tổng cộng 1,00 xxx
“Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp – Phạm Văn Nam (2006)”
1.4.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Trình tự các bước thực hiện thiết lập và tính điểm các danh mục của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong giống như thực hiện thiết lập ma trận các yếu tố bên ngoài. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là công cụ dùng để đánh giá các mặt mạnh, yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng của doanh nghiệp.
Bảng 1.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Ma trận IFE).
Các yếu tố bên trong Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Yếu tố 1 Yếu tố 2 …….. Yếu tố n Tổng cộng 1,00 xxx
“Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp – Phạm Văn Nam (2006)”
1.4.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)
Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước:
- Bước 1: Lập danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan
trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.
- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất
- Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi
yếu tố tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là trên mức trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu.
- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để
xác định điểm số của các yếu tố.
- Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của
ma trận.
1.5. Vai trị của cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thơng ở Việt Nam
Với chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành VT-CNTT Việt Nam làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế xã hội, trong những năm qua ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong lĩnh vực VT-CNTT ra đời, thị trường ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt. Trong điều kiện cạnh tranh đó đã đem lại những hiệu quả to lớn cho nền kinh tế xã hội, thể hiện:
- Kích thích, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ. Nhờ có cạnh tranh, các doanh nghiệp viễn thơng ở Việt Nam ln tích cực nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đưa ra nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Nhờ có cạnh tranh mà rất nhiều công nghệ mới đã có mặt ở Việt Nam như công nghệ di động GPRS, 3G; Internet cáp quang, internet Wifi; truyền hình qua giao thức IP...
- Năng lực mạng lưới không ngừng được đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường không những giành được thị phần của các doanh nghiệp cũ mà còn khai thác, mở rộng được những thị trường mới.
- Chính sách giá cước linh hoạt và có xu hướng ngày càng giảm, các dịch vụ ngày càng đa dạng và hướng tới nhu cầu thị hiếu khách hàng nhiều hơn.
- Sự phát triển của công nghệ mới khiến vòng đời sản phẩm dịch vụ viễn thơng ngày càng trở nên ngắn hơn, do đó người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các các dịch vụ, công nghệ mới nhiều hơn.
- Nhờ có cạnh tranh, cơng tác chăm sóc khách hàng ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng. Trong thị trường viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn để giữ chân khách hàng và phát triển khách hàng mới. Các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Viettel, Mobifone, Vinaphone rất chú trọng công tác chăm sóc
khách hàng, tăng cường nhân viên tổng đài callcenter phục vụ khách hàng nhanh nhất và chính xác nhất, cơng tác chăm sóc khách hàng được thực hiện ở cả 3 khâu: trước, trong và sau bán hàng.
- Cạnh tranh trong viễn thông đi liền với sức ép mở cửa thị trường cho các nước khác được tham gia kinh doanh. Cạnh tranh có yếu tố nước ngồi, khơng tránh khỏi việc san sẻ thị phần cho doanh nghiệp viễn thơng nước ngồi. Đó là các doanh nghiệp có ưu thế nổi trội trong quản lý, tổ chức quản lý, có khả năng tài chính vững mạnh. Trong bối cảnh đó, vai trò điều tiết của Nhà nước là hết sức quan trọng. Chính sách phù hợp sẽ thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích các lợi ích của cạnh tranh, tạo mơi trường kinh doanh minh bạch và công bằng cho các doanh nghiệp.
Kết luận Chương 1
Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp; các nhân tố mơi trường bên trong, bên ngồi có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; vấn đề xác định chuỗi giá trị, năng lực lõi của doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng chiến lược, nâng cao năng lực cạnh tranh; các tiêu chí đánh giá, phương pháp phân tích và mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời, luận văn cũng đã đề cập đến vai trò của cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam hiện nay.
Chương tiếp theo tác giả sẽ đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên trên cơ sở thu thập, phân tích các nguồn dữ liệu từ doanh nghiệp, từ ngành và từ môi trường kinh doanh trên địa bàn; kết hợp với việc khảo sát lấy ý kiến các chuyên gia nhằm có cơ sở để đánh giá toàn diện năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT PHÚ YÊN
2.1 Giới thiệu tổng quan về VNPT Phú Yên 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
VNPT Phú Yên là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch tốn phụ thuộc Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 665/ Đ- TCCB/HĐ T ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở tách ra từ Bưu điện tỉnh Phú Yên cũ và chính thức hoạt động theo mơ hình tổ chức mới kể từ ngày 01/01/2008.
VNPT Phú Yên là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, hoạt động kinh doanh và hoạt động cơng ích cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây chuyền công nghệ viễn thơng liên hồn thống nhất cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ viễn thông để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do Tập đoàn giao;
Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quả to lớn của Bưu điện tỉnh Phú Yên trước đây trong suốt quá trình hình thành và phát triển; Với bề dày kinh nghiệm và mạng lưới cung cấp các sản phẩm, dịch vụ rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, VNPT Phú Yên hiện là đơn vị cung cấp dịch vụ VT – CNTT lớn trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay. Các sản phẩm, dịch vụ của VNPT Phú Yên ngày càng trở nên gần gũi, thân thuộc và hữu ích với cộng đồng, góp phần phục vụ cơng tác chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nối dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.
- Tên giao dịch: Viễn thông Phú Yên - Tên viết tắt : VNPT Phú Yên.
- Tên giao dịch quốc tế : PhuYen Telecommunicatinons
- Địa chỉ: đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường 9, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. - Điện thoại : 057.3823482 Fax: 057.3819110
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh :
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT Phú Yên ban hành kèm theo quyết định số 666/ Đ-TCCB-HĐ T ngày 06/12/2013 của Hội đồng quản trị Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, VNPT Phú n hoạt động SXKD và phục vụ chuyên ngành VT-CNTT các lĩnh vực sau:
- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị VT-CNTT theo yêu cầu SXKD của đơn vị và nhu cầu của khách hàng.
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các cơng trình VT-CNTT. - Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng.
- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam cho phép và phù hợp với qui định của pháp luật.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
- VNPT Phú Yên tổ chức theo mơ hình trực tuyến chức năng, các phòng ban chức năng đóng vai trị tham mưu, các đơn vị trực thuộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc :
- Ban Giám đốc gồm có Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
- Các phòng chức năng của VNPT Phú Yên bao gồm: Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động, Phịng Hành chính-Tổng hợp, Phịng Kế tốn-Thống kê-Tài chính, Phịng Kế hoạch - Đầu tư, Phòng Kinh doanh – Tiếp thị, Phòng Quản lý mạng.
- Các đơn vị trực thuộc bao gồm: Trung tâm Dịch vụ khách hàng; các Trung tâm viễn thơng : Tuy Hịa, Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hịa, Sơng Hinh, Đơng - Tây Hịa.
Về nhân sự, tổng số lao động của VNPT Phú Yên tính đến ngày 31/12/2013 là 356 người, trong đó
- Về giới tính : có 272 lao động nam, 84 lao động nữ.
- Về cơ cấu, có 112 lao động quản lý, phụ trợ; 244 lao động trực tiếp sản xuất. - Về trình độ, có 5 lao động trình độ trên đại học; 208 lao động có trình độ đại học, cao đẳng; 140 lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp; 3 lao động chưa qua đào tạo.
Hình 2.1 : Mơ hình tổ chức VNPT Phú Yên
“Nguồn : Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động, VNPT Phú Yên”
2.1.4 Các sản phẩm dịch vụ
Các dịch vụ VT-CNTT cơ bản do VNPT Phú Yên cung cấp bao gồm : - Dịch vụ điện thoại cố định, Gphone, di động Vinaphone.
- Dịch vụ Internet MegaVNN, FiberVNN. - Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu MyTV. - Dịch vụ Truyền số liệu.
- Dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế xã hội 1080.
- Dịch vụ thông tin trả lời tự động (hộp thư thông tin, quà tặng âm nhạc, kết quả điểm thi, bình chọn giải trí…).