2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên
2.2.1 Các yếu tố mơi trường bên ngồi
2.2.1.1 Môi trường vĩ mô
* Yếu tố kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, chuyển từ quy mô nhỏ, manh mún sang quy mô lớn. Năm 2013, giá trị công nghiệp - xây dựng chiếm 35,5% trong cơ cấu GDP; nông - lâm - thủy sản chiếm 26,6%; dịch vụ chiếm 37,9%. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong từng ngành, lĩnh vực cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,2 triệu đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 110,0 triệu USD; Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.936 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 11.082,0 tỷ đồng. Theo đánh giá, xếp hạng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Phú Yên khá thấp, chỉ đạt 54,48 điểm, xếp thứ 51/63 tỉnh, thành phố.
Phú Yên hiện có 3 khu cơng nghiệp (KCN) tập trung là : KCN Hoà Hiệp, KCN An Phú; KCN Đông Bắc Sông Cầu với tổng số 74 doanh nghiệp đăng ký đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp này đều là khách hàng lớn và đem lại nguồn doanh thu
ổn định cho VNPT Phú Yên. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên trong năm 2013 một số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng và buộc phải cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm các khoản chi phí sản xuất, chi phí quản lý. Điều này, làm ảnh hưởng nhu cầu sử dụng dịch vụ VT-CNTT do VNPT Phú Yên cung cấp đối với các khách hàng là doanh nghiệp cũng như hàng nghìn khách hàng cá nhân người lao động tại các KCN này bị mất việc làm.
* Yếu tố chính trị, pháp luật
Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị tại địa phương luôn được giữ vững; cơng tác cải cách hành chính tiếp tục có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đây được coi là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư.
Chính sách mở cửa thị trường dịch vụ VT-CNTT trong nước và hội nhập quốc tế theo lộ trình cam kết khi Việt Nam chính thức tham gia WTO từ ngày 07/11/2006 đã mở ra cơ hội và thách thức đối với VNPT nói chung và VNPT Phú Yên nói riêng. Việc thực hiện các cam kết WTO tất yếu dẫn tới thị trường viễn thông Việt Nam bị chia sẻ và cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đòi hỏi VNPT Phú Yên phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có đủ sức cạnh tranh được với các Tập đồn viễn thơng nước ngồi tại thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, với vai trị là doanh nghiệp chủ đạo, có thị phần lớn trong hầu hết các dịch vụ VT-CNTT như dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, dịch vụ thuê kênh viễn thông, dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, dịch vụ di động. Do đó, theo uyết định số 39/2007/ Đ-TTg ngày 21/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ, VNPT chịu sự quản lý trực tiếp về giá cước của Bộ Thông tin Truyền thơng đối với các dịch vụ có thị phần khống chế nói trên nhằm hạn chế sự độc quyền và bảo hộ cho các doanh nghiệp mới phát triển. Trong khi một số doanh nghiệp khác lại được chủ động tự quyết định giá cước. ua đó có thể thấy lợi thế cạnh tranh của các nhà cung cấp khác về giá cước bởi trong thực tế thời gian qua, các doanh nghiệp khác chủ yếu cạnh tranh với hình thức giảm giá cước để thu hút khách hàng.
VNPT được giao xây dựng, vận hành mạng truyền số liệu chuyên dùng sử dụng riêng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng và
Nhà nước. Đây là điều kiện thuận lợi của VNPT Phú Yên trong việc cung cấp đa dịch vụ cho các cơ quan thuộc hệ thống chính trị tại địa phương.
Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn tỉnh, ngoài việc tổ chức kinh doanh có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao, VNPT Phú Yên còn gánh vác nhiệm vụ hết sức nặng nề là giữ vững thông tin liên lạc, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Để làm được điều này, VNPT Phú Yên đã phát triển mạng viễn thông tới tận những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh, những nơi mà nếu xét về hiệu quả kinh tế chắc chắn sẽ khơng có doanh nghiệp nào thực hiện đầu tư.
* Yếu tố văn hóa, xã hội
Phú Yên là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với dân số trung bình là 872.000 người, mật độ dân số là 172 người/km2. Tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên là 498.710 người, trong đó, tỷ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp là 295.236 người chiếm 59,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng là 81.789 người chiếm 16,4%; khu vực dịch vụ là 121.685 người chiếm 24,4% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Phú Yên có số lượng dân sinh sống ở nơng thơn lớn với trên 670 nghìn người, chiếm 77% dân số toàn tỉnh, sau các mùa vụ số lượng lao động có nhu cầu tìm việc làm rất cao song với số doanh nghiệp trên địa bàn ít, chủ yếu là doanh nghiệp có qui mơ nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm nên số người di cư vào các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… để tìm việc rất lớn. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhu cầu sử dụng dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn, đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động; Bên cạnh đó, với cơ cấu dân số vùng nông thôn chiếm tỷ trọng cao nên nhu cầu sử dụng các dịch vụ internet, dịch vụ 3G trên nền di động tại địa bàn tỉnh cũng thấp so với các tỉnh khác.
Với nhiệm vụ cung cấp thông tin liên lạc, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, cung cấp các dịch vụ viễn thơng cơng ích phục vụ cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... nên chi phí đầu tư rất tốn kém, doanh thu từ các vùng này rất thấp, khơng đủ bù đắp chi phí. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tập trung đầu
tư ở các vùng thành phố, thị xã, trung tâm huyện và khu vực tập trung đông dân cư… nơi có thể dễ dàng phát triển khách hàng và đem lại lợi nhuận cao.
* Yếu tố tự nhiên
Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên khoảng 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hịa, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đơng giáp biển Đơng. Phú n có bờ biển dài 189km, có hệ thống giao thơng thuận lợi nằm cạnh trục quốc lộ 1A và trục đường sắt Bắc- Nam, có quốc lộ 25 và đường ĐT 645 kết nối với các tỉnh Tây Nguyên, tạo điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Phú Yên có 09 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Tuy Hịa là trung tâm tỉnh lỵ và 8 huyện, thị xã. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, SXKD tại địa phương, VNPT Phú Yên tổ chức bộ máy tương ứng với mỗi đơn vị hành chính là một đơn vị trực thuộc (riêng địa bàn huyện Phú Hòa do TTVT Tuy Hòa quản lý, địa bàn huyện Tây Hịa và Đơng Hịa do TTVT Đơng-Tây Hịa quản lý). Điều này tạo điều kiện để các đơn vị thuận lợi trong việc tạo mối quan hệ với chính quyền địa phương, bám sát thị trường nhằm triển khai các chính sách kinh doanh có hiệu quả…
Tỉnh Phú Yên có 2 huyện Đồng Xn và Sơng Hinh được Chính phủ xếp vào danh sách thuộc 23 huyện nghèo và khó khăn nhất cả nước được hưởng các cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững. ua đó cho thấy điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của tỉnh có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn.
* Yếu tố công nghệ
Trong những năm qua, công tác phát triển, ứng dụng khoa học, CNTT ở tỉnh Phú Yên đã có nhiều tiến bộ, đóng góp quan trọng trong cơng tác quản lý, chỉ đạo điều hành hoạt động của các cấp, các ngành và doanh nghiệp, bước đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận.
Về phía tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển VT- CNTT định hướng đến năm 2020 với mục tiêu chung là xây dựng hai lĩnh vực này thành các ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế và tạo việc làm ở Phú Yên. Đồng thời, UBND tỉnh Phú Yên cũng đã thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT, có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương, giải pháp
ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp duy trì và nâng cao chỉ số về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh; giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, giải pháp chiến lược nhằm triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và các chương trình đề án, kế hoạch của tỉnh để đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT nhằm đưa ra những biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của ngành cơng nghệ viễn thông, xu hướng sử dụng điện thoại smartphone, máy tính bảng ngày càng phát triển mạnh, theo đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ công nghệ cao như truy cập internet, dịch vụ GTGT trên nền di động 3G cũng tăng cao.
2.2.1.2 Môi trường Vi mô
* Áp lực từ nhà cung ứng
Với hệ thống mạng lưới VT-CNTT rộng lớn, bao gồm các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, mạng ngoại vi, hệ thống BTS, nhà cửa, vật kiến trúc… trị giá gần 600 tỷ đồng. Trong đó, các thiết bị tổng đài, cơng nghệ phần mềm phải nhập hầu như toàn bộ từ các đối tác nước ngoài là các hãng viễn thông lớn trên thế giới như Huawei, Sisco, Siemen, Ericson, Alcatel, Intel ... do đó VNPT Phú Yên bị phụ thuộc rất nhiều bởi các nhà cung ứng nhất là trong điều kiện công nghệ về VT-CNTT ngày càng phát triển và thay đổi thường xun, địi hỏi doanh nghiệp phải ln đổi mới công nghệ để cung cấp các dịch vụ phù hợp với xu thế thế giới. Việc thay đổi công nghệ mới hơn trên cơ sở phù hợp và có khả năng tích hợp với hệ thống thiết bị mạng lưới hiện có sẽ khiến cho VNPT Phú Yên phải chịu nhiều áp lực từ phía các nhà cung cấp thiết bị, sản phẩm trên thế giới.
Bên cạnh đó, trong qúa trình SXKD, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, các nhà cung cấp vật tư, thiết bị đầu cuối cũng có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của VNPT như modem, router dùng cho dịch vụ MyTV, Internet; dây cáp, dây sub thuê bao các loại; Set top Box, máy điện thoại Gphone … để lắp đặt dịch vụ cho khách hàng, do phụ thuộc vào cơng nghệ và chỉ có một số ít nhà cung cấp đáp ứng u cầu kỹ thuật và giá nên VNPT Phú Yên phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng này, bởi vậy trong các đợt khuyến mại tập trung thường xảy ra tình trạng thiếu hụt
vật tư, thiết bị đầu cuối, làm chậm tiến độ lắp đặt dịch vụ, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Ngồi ra, với vai trị là đại lý cấp một tại địa bàn tỉnh Phú Yên, chuyên cung cấp các dịch vụ VT-CNTT để hưởng hoa hồng cho việc bán các sản phẩm dịch vụ cho nhà cung cấp là các Công ty chủ dịch vụ như Vinaphone, VDC, VASC, VTN, VTI, Bưu điện trung ương nên VNPT Phú Yên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các đơn vị này về chính sách kinh doanh, giá cước, chất lượng dịch vụ…, đôi khi làm hạn chế năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trên địa bàn.
* Áp lực từ khách hàng
Có hai nhóm khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của VNPT Phú Yên đó là hệ thống các điểm bán lẻ dịch vụ và nhóm khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng.
Các điểm bán lẻ
Hiện nay VNPT Phú Yên có tổng số 491 điểm bán lẻ phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, thực hiện phân phối các sản phẩm, dịch vụ mà chủ yếu là dịch vụ Vinaphone đến người tiêu dùng. Nhóm này phần lớn là các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động, cửa hàng bán tạp hóa, tiệm internet công cộng, quán cafe… Thông thường các điểm bán lẻ không chuyên bán các sản phẩm, dịch vụ viễn thông mà họ kết hợp bán cùng với nhiều sản phẩm tiêu dùng khác. Các điểm bán lẻ quan tâm nhiều đến các chính sách ưu đãi về tỉ lệ hoa hồng, chiết khấu cao; giá bán hợp lý, chính sách chăm sóc tốt… ua số liệu thống kê hiện nay các điểm bán lẻ phân phối đến 78,6% doanh thu bán thẻ Vinaphone trực tiếp đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Người tiêu dùng cuối cùng
Đây là nhóm khách hàng trực tiếp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của VNPT Phú Yên cung cấp, đem lại nguồn doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2013, VNPT Phú Yên có tổng số 75,848 khách hàng ký hợp đồng sử dụng các dịch vụ điện thoại cố định, Gphone, internet, điện thoại di động trả sau Vinaphone, MyTV, kênh thuê riêng … (chưa bao gồm khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động trả trước Vinaphone). VNPT Phú Yên phân nhóm khách hàng để thực hiện cơng tác quản lý, chăm sóc khách hàng như sau :
- Khách hàng hạng kim cương 2,840 khách hàng, đem lại nguồn doanh thu tương ứng 17,2 tỷ đồng, chiếm 15.9% tổng doanh thu cước.
- Khách hàng hạng vàng 3,598 khách hàng, đem lại nguồn doanh thu tương ứng 12,9 tỷ đồng, chiếm 12.1% tổng doanh thu cước.
- Khách hàng hạng bạc 9,627 khách hàng, đem lại nguồn doanh thu tương ứng 23,1 tỷ đồng, chiếm 21.7% tổng doanh thu cước.
- Khách hàng bình thường : 59,566 khách hàng.
- Ngồi ra, có 217 khách hàng thuộc nhóm khách hàng đặc biệt và khách hàng doanh nghiệp đặc biệt có mức độ đóng góp doanh thu và tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp …
- Trong số 75.848 khách hàng, có đến 72% khách hàng đã gắn bó sử dụng dịch vụ từ 5 năm trở lên, họ là những khách hàng trung thành với VNPT Phú Yên.
- Có hơn 80% tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn đang sử dụng dịch vụ của VNPT Phú Yên. Đây cũng là lợi thế rất lớn, đảm bảo nguồn doanh thu ổn định của VNPT Phú Yên mà các đối thủ khác khơng có được.
Khách hàng tiêu dùng cuối cùng quan tâm nhiều đến chất lượng dịch vụ (sóng tốt, đường truyền ổn định, tốc độ truy cập nhanh...), giá cả hợp lý, được khuyến mại nhiều, được chăm sóc tốt … Chính vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp khác trên địa bàn đang triển khai rất nhiều các chính sách ưu đãi, khuyến mại với giá gói cước rẻ nhằm lôi kéo, vận động khách hàng của VNPT Phú Yên sang sử dụng dịch vụ của họ. Trong những năm gần đây, số lượng khách hàng rời mạng để chuyển sang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác khá nhiều, thị phần đang dần bị chia sẻ, đặc biệt đối với dịch vụ internet, di động.
* Áp lực từ đối thủ cạnh tranh