Giá cả của sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam giai đoạn 2012 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 28)

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM

1.4.1. Giá cả của sản phẩm

Mỗi khách hàng có một “thị hiếu” khác nhau về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, nhưng họ đều có ít nhất một mục tiêu chung đó là “tính tốn và lựa chọn hướng đầu tư có lợi nhất”. Vì thế giá cả là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng.

Cạnh tranh bằng lãi suất là biện pháp cạnh tranh có tính chất truyền thống của các NHTM Việt Nam cũng như sự lựa chọn có tính chất truyền thống của người

Việt Nam, của khách hàng trong việc gửi tiền mà đến nay chưa thể thay đổi được. Hơn nữa, đây là quy luật của kinh tế thị trường, lãi suất là giá cả sử dụng vốn. Lãi suất có tác động điều hịa cung cầu vốn từ nơi này đến nơi khác, từ tổ chức này đến tổ chức khác… Do vậy, chính sách lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng hay giảm nguồn vốn huy động của ngân hàng. Lãi suất ln ln là vấn đề nóng bỏng khơng chỉ của ngành ngân hàng mà còn là vấn đề đáng quan tâm của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế. Hầu hết, các nhà quản trị ngân hàng đều gặp khó khăn trong việc định giá nguồn vốn huy động tiền gửi. Nếu ngân hàng phải trả một mức lãi suất để thu hút vốn và duy trì sự ổn định lượng tiền gửi của khách hàng thì có thể làm gia tăng chi phí, giảm thu nhập tiềm năng của ngân hàng. Lãi suất bị khống chế giữa mức tối đa (trần) theo quy định của nhà nước và mức tối thiểu (sàn) theo thị trường. Hiện nay, ngân hàng nhà nước đã áp đặt lãi suất trần đối với huy động tiền gửi tại các ngân hàng nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, tránh hiện tượng huy động lãi suất quá cao, ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh yếu tố lãi suất, phí dịch vụ cũng là nhân tố mà khách hàng hết sức quan tâm. Ngân hàng có chính sách giảm phí cho những khách hàng có doanh số giao dịch lớn, tức là ngân hàng sẵn sàng giảm doanh thu để thu hút khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả. Ngoài ra, ngân hàng rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, hồ sơ (cũng là hình thức rút ngắn chi phí cho khách hàng vì “thời giờ là vàng bạc), đây cũng là yếu tố cạnh tranh về giá cả để thu hút khách hàng giao dịch với ngân hàng.

1.4.2. Hình ảnh và thƣơng hiệu ngân hàng

Một ngân hàng có hình ảnh và thương hiệu mạnh cũng góp phần đáng kể trong việc thu hút khách hàng đến gửi tiền. Điều này xuất phát từ đặc thù của hoạt động ngân hàng là dựa trên nền tảng niềm tin của cơng chúng. Hình ảnh và thương hiệu mạnh mang lại niềm tin cho công chúng khiến họ không ngần ngại khi quyết định gửi tiền. Thực tế trên thị trường cho thấy, vẫn có một bộ phận dân cư gửi tiền tại các NHTM quốc doanh cho dù các ngân hàng này có lãi suất huy động thấp hơn

hay chất lượng dịch vụ không tốt bằng so với các NHTMCP. Chẳng hạn, đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mặc dù khơng có nhiều hình thức quảng bá thương hiệu cũng như đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm nhưng đã huy động được số vốn khổng lồ trong toàn ngành ngân hàng, thể hiện một giá trị thương hiệu rất mạnh mẽ.

Trong những năm gần đây, các NHTM Việt Nam bắt đầu chú ý nhiều đến việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của mình. Điều này một mặt xuất phát từ tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Mặt khác, trình độ quản trị ngân hàng ngày càng được nâng cao dần. Hầu hết các NHTM hiện nay đều biết sử dụng các sự kiện hoặc các hình thức tài trợ như đến tận trường đại học để tìm kiếm và tặng học bổng cho sinh viên giỏi, tham gia các chương trình từ thiện, tài trợ cho bóng đá…để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, có ngân hàng còn tuyển chọn nhân sự được đào tạo bài bản ở nước ngoài về phụ trách mảng nghiệp vụ này.

1.4.3. Chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng

Chất lượng dịch vụ là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ đó (Bộ Bưu Chính Viễn Thơng, TCN68-227:2006). Còn theo Lewis and Booms (1983) thì dịch vụ là một sự đo lường mức độ dịch vụ được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến đâu. Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng nghĩa là đáp ứng mong đợi của khách hàng một cách đồng nhất.

Như vậy chất lượng dịch vụ đều nhằm mục đích mang lại sự hài lịng cho khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng là thước đo chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ do khách hàng cảm nhận chứ không phải do ngân hàng áp đặt. Nhìn chung, khi đánh giá chất lượng dịch vụ của ngân hàng, khách hàng sẽ xem xét trên các mặt: sự đa dạng của các dịch vụ; cơ sở vật chất, mạng lưới chi nhánh và đội ngũ nhân sự của ngân hàng.

 Trong những năm gần đây, các NHTM đã chú ý hơn vào sự đa dạng hóa các

(home banking), dịch vụ qua internet (internet banking), dịch vụ qua điện thoại (mobile banking, SMS banking), dịch vụ thanh tốn hóa đơn điện thoại, truyền hình cáp, dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ quản lý tài sản…để phục vụ khách hàng tốt nhất. Thực tế cho thấy, khi NHNN siết chặt mức trần lãi suất huy động, thì mức lãi suất huy động vốn của các ngân hàng là như nhau. Hơn nữa, khi ngân hàng nào có sản phẩm huy động vốn mới thì những ngân hàng khác lập tức có các sản phẩm tương tự. Do đó, những ngân hàng nào có các dịch vụ đi kèm sản phẩm phong phú, chất lượng thì sẽ có lợi thế thu hút khách hàng, từ đó gia tăng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

 Cơ sở vật chất và mạng lưới chi nhánh cũng là một yếu tố quan trọng trong

việc thu hút nguồn vốn huy động của ngân hàng. Một ngân hàng có trụ sở bề thế, khang trang cùng trang thiết bị và công nghệ hiện đại tạo cho khách hàng cảm giác an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. Hơn nữa, trụ sở của ngân hàng thường phải nằm ở những địa điểm thuận lợi như khu vực kinh doanh nhộn nhịp, khu dân cư tập trung để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền. Bên cạnh việc hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, các ngân hàng cũng khơng ngừng cạnh tranh mở rộng mạng lưới góp phần gia tăng thương hiệu và uy tín của ngân hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng. Cạnh tranh phát triển mạng lưới tạo sự thuận tiện trong giao dịch cho khách hàng, nhất là đối với người già, người về hưu, sinh viên, cơng nhân phải làm ca kíp và ở xa gia đình. Hiện nay, nhiều NHTM đang mở rộng và phát triển các chi nhánh mới tại các tỉnh, thành phố, khu dân cư, khu đô thị mới, khu cơng nghiệp… có nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cịn mở nhiều chi nhánh, phòng giao dịch có thời gian giao dịch ngồi giờ hành chính, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho khách hàng. Mạng lưới này là kênh huy động vốn rất quan trọng và hiệu quả mà không cần phải tăng cao lãi suất trên thị trường tiền gửi. Một dạng khác cũng có thể được xem là cạnh tranh và mở rộng mạng lưới đó là phát triển mạng lưới máy rút tiền tự động ATM, tham gia liên minh rút tiền liên ngân hàng (banknet, smartlink, VNBC). Mạng lưới máy ATM của nhiều ngân hàng hầu như có mặt ở tất cả các tỉnh thành trên tồn quốc. Tính đến tháng 06/2011, cả nước có 37

triệu thẻ với 250 thương hiệu thẻ do 47 tổ chức phát hành. Số lượng máy ATM là 12.000 máy, 58.000 POS được vận hành.

 Chất lượng dịch vụ của ngân hàng còn được đánh giá thông qua đội ngũ

nhân sự của ngân hàng. Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, yếu tố con người là yếu tố hết sức quan trọng. Một ngân hàng dù có nguồn vốn lớn, cơng nghệ hiện đại mà khơng có một đội ngũ nhân viên vừa có tâm, vừa giỏi nghiệp vụ, nắm vững công nghệ, quản trị được rủi ro thì khơng thể tồn tại trong cơ chế thị trường và cũng không thể tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng. Đặc trưng hoạt động của ngân hàng là gắn liền với “tiền” – lĩnh vực rất nhạy cảm, rất dễ tha hóa con người, nên chuẩn mực đạo đức của nhân viên phải được chú ý xây dựng. Hiện nay, phần lớn các ngân hàng đều chuyển sang cơ chế giao dịch “một cửa” nghĩa là khách hàng đến gửi tiền chỉ cần tiếp xúc và làm việc với duy nhất một giao dịch viên. Điều này sẽ tạo tâm lý thoái mái cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu giao dịch viên không nắm rõ các sản phẩm, không hiểu biết hết các nghiệp vụ, không phục vụ khách hàng nhanh chóng, khơng thấu hiểu được khách hàng sẽ làm cho khách hàng khơng hài lịng. Và khách hàng đó sẽ khơng ngần ngại mở tài khoản và giao dịch với ngân hàng khác có sản phẩm tương tự nhưng họ cảm thấy hài lịng vì được phục vụ tốt.

1.4.4. Các chính sách của ngân hàng

Các chính sách của ngân hàng như chính sách tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách ngân quỹ… là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, trình độ của những nhà quản lý ngân hàng. Một ngân hàng luôn đề ra được những chính sách đúng đắn sẽ được khách hàng tin tưởng, từ đó thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền.

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng tùy thuộc mục tiêu riêng theo từng bối cảnh và thời điểm, song điểm chung là khơng ngừng hồn thiện các tiện ích phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các NHTM Việt Nam đang có những bước đi và đối sách cụ thể để giữ chân khách hàng và mở rộng thị phần. Cạnh tranh lành mạnh

là động lực để ngân hàng tự hoàn thiện và các đơn vị thiếu định hướng sẽ bị đào thải.

1.4.5. Tình hình kinh tế - chính trị

Tình hình kinh tế - chính trị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của từng người dân, đặc biệt là thu nhập của họ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tích lũy của họ. Nếu nền kinh tế phát triển, sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, từ đó các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán hay vay ngân hàng nhiều hơn. Ngược lại, nếu kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, lượng tiền trong lưu thơng vượt xa mức cần thiết. Một trong các biện pháp chống lạm phát là nâng lãi suất để hút tiền về. Lãi suất tiền gửi tăng cao kéo theo lãi suất cho vay, đến mức nào đó vượt quá sức chịu đựng của người đi vay, đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn. Khi lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn và ngăn chặn vốn từ ngân hàng này chạy sang các ngân hàng khác, phải nâng lãi suất huy động sát mức thị trường vốn.

1.4.6. Chính sách tiền tệ của NHTƢ và chính sách tài khóa của Chính phủ

Khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng các biện pháp như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, bán chứng khoán trên thị trường mở… sẽ làm giảm cung tiền tệ, từ đó làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ. Lãi suất tăng đến lượt nó lại tạo ra các hiệu ứng như tăng tiết kiệm, giảm tiêu dùng… từ đó thu hút được nhiều người gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại, khi NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm lãi suất, thơng qua đó làm giảm tiết kiệm, tăng tiêu dùng, làm giảm nguồn vốn huy động của các NHTM. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của NHTM cũng chịu tác động của chính sách tài khóa của Chính phủ. Khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách gia tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc bằng biện pháp giảm thuế sẽ làm tăng tổng cầu, kết quả là lãi suất tăng. Lãi suất tăng sẽ kéo theo tiết kiệm tăng, đầu tư tư nhân giảm, góp phần tăng khả năng thu hút tiền gửi vào ngân hàng. Ngược lại, khi Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp sẽ làm giảm lãi suất gây ra sự sụt giảm trong nguồn vốn huy động của các NHTM.

1.4.7. Thu nhập của ngƣời gửi tiền

Thông thường, khi thu nhập của người dân tăng lên thì tiêu dùng và tiết kiệm đều tăng, nhưng tiêu dùng có khuynh hướng tăng chậm hơn thu nhập, còn tiết kiệm tăng nhanh hơn. Tiết kiệm tăng sẽ góp phần làm gia tăng nguồn tiền gửi của dân cư vào ngân hàng.

Tóm lại, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM có vai trị hết sức quan trọng đối với các nhà quản trị ngân hàng, từ đó giúp họ có thể đưa ra những giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn huy động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân ngân hàng.

1.5. Bài học kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM

1.5.1. Kinh nghiệm gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam nƣớc ngồi tại Việt Nam

Theo thơng tin từ website của Tạp chí The Asian Banker, trong các NHTM hoạt động tại Việt Nam, khơng có ngân hàng trong nước nào đoạt giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, ngân hàng TNHH 1 thành viên ANZ (Việt Nam) được Tạp chí này trao giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong các năm 2003, 2004, 2007, 2008 và 2009. The Asian Banker trao giải này dựa trên tiêu chí là ngân hàng đã tạo được doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc tế và nội địa) về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về số lượng khách hàng.

Vậy tại sao các ngân hàng nước ngồi như ANZ lại được cơng nhận là ngân hàng bán lẻ tốt nhất? Kinh nghiệm từ ANZ cho thấy: chất lượng dịch vụ được nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng ngắn hơn đã giúp ngân hàng ANZ được đánh giá là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa. Đồng thời, ngân hàng này cũng đã xây dựng được hệ thống kiểm soát rủi ro rất thành công và xem đây cũng là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ đã phát triển đội ngũ tư vấn để hỗ trợ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng. Ngồi ra, ANZ cũng khơng ngừng giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ ngân

hàng cập nhật nhất như: Tài khoản Thông minh, Tài khoản Đắc lợi Trực tuyến cho các khách hàng Việt Nam, tài khoản doanh nghiệp trọn gói dịch vụ. Cùng với việc đầu tư lớn vào quản trị rủi ro, ngân hàng này đã triển khai nhiều quy trình và hệ thống mới. Bất chấp lạm phát cao, tăng trưởng tín dụng nóng và khủng hoảng tài chính, chất lượng quản trị rủi ro của ANZ Việt Nam được đánh giá tốt theo tiêu chuẩn Australia. ANZ cũng chủ động tăng cường lực lượng bán hàng và đặc biệt chú trọng đến cơng tác đào tạo và chun mơn hố đội ngũ nhân viên. Phân khúc dịch vụ tự phục vụ như internet banking và ATM được mở rộng. Bổ sung thêm máy ATM với nhiều chức năng hơn và chất lượng cao hơn của trung tâm chăm sóc khách hàng đã mở rộng quy mô của ngân hàng một cách đáng kể. Hệ thống quản lý hàng đợi cũng tạo thuận lợi hơn cho khách hàng và hiệu quả của chi nhánh ngân hàng.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm tăng cƣờng huy động vốn của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam giai đoạn 2012 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 28)