Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam giai đoạn 2012 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 74)

2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn tại MSB

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.1. Mơi trƣờng kinh tế xã hội cịn nhiều biến động

Trong những năm qua, nền kinh tế trong nước diễn biến phức tạp khơng có lợi cho hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát trong nước ngày càng gia tăng tạo tâm lý e dè cho người dân, đặc biệt là lòng tin của người dân đối với đồng tiền trong nước và sự ổn định của hệ thống ngân hàng chưa cao, dẫn đến các ngân hàng rất khó thu hút được nguồn tiền gửi dài hạn từ dân cư. Bên cạnh đó, do người dân đang mất lòng tin vào đồng tiền trong nước, và quy định của NHNN cấm các hình thức huy động tiết kiệm bằng vàng dẫn đến rất nhiều khách hàng cất giữ vàng vật chất ở nhà và khơng có ý định mang đến ngân hàng để bán lấy VND, từ đó nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng chậm. Mặt khác, có một nghịch cảnh là tiền gửi kỳ hạn càng cao thì lãi suất càng thấp, càng cho thấy mức độ khơng ổn định của tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Bên cạnh đó, kỳ vọng lạm phát trong năm 2012 vẫn còn rất lớn, làm cho hoạt động huy động vốn VND trong các ngân hàng sẽ cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các ngân hàng có quy mơ trung bình như MSB.

Trong suốt năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, Chính phủ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả. Đồng thời, thị trường bất động sản trầm lắng, giá vàng và tỷ giá biến động mạnh đã làm xuất hiện việc tích tụ vốn vay lẫn nhau giữa các cá nhân và các doanh nghiệp, cho vay

nóng với lãi suất cao ngồi thị trường chợ đen dẫn đến nguồn vốn huy động của các NHTM nói chung và NHTMCP Hàng Hải nói riêng tăng nhưng có dấu hiệu khơng bền vững, người gửi tiền có thể rút bất cứ lúc nào. Từ năm 2008 đến nay, giá vàng, giá USD biến động khôn lường, làm ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền rất nhiều. Chỉ cần thấy dấu hiệu biến động của 2 yếu tố trên, là người gửi tiền lập tức rút tiền từ ngân hàng để đầu cơ mong hưởng lợi.

2.3.3.2. Hoạt động kinh doanh chịu sự điều hành khống chế của Nhà nƣớc

Trong hoạt động kinh doanh của mình, do phải chịu sự điều hành khống chế của Nhà nước, điển hình là việc các NHTM trong đó có MSB bị khống chế lãi suất trần cho một kỳ hạn nhất định, dẫn đến sự bất hợp lý khi ở mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau đều giống nhau và đều bằng lãi suất trần.

2.3.3.3. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng

Trong những năm gần đây, “làn sóng” các NHTMCP mở chi nhánh, phịng giao dịch rộng khắp đến hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, trong khi mạng lưới chi nhánh của MSB vẫn còn hạn chế, làm cho thị phần huy động vốn của MSB có nguy cơ bị thu hẹp lại. Trong quá trình cạnh tranh huy động vốn, mở rộng thị phần tiền gửi, một số NHTMCP đưa ra nhiều hình thức tiếp thị quyết liệt hơn, nhiều tiện ích thỏa mãn nhu cầu khách hàng hơn, chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Điều này đã giữ chân được khách hàng cũ và thu hút một lượng lớn khách hàng mới, càng làm cho thị phần huy đông vốn của MSB ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó, nhiều NHTMCP cịn cạnh tranh khơng lành mạnh về lãi suất, lách luật đẩy lãi suất lên vượt trần, gây ra sự rối loạn trên thị trường tiền tệ.

Ngoài sức ép cạnh tranh từ các NHTMCP trong nước, hoạt động huy động vốn của MSB cũng gặp nhiều khó khăn khi ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Với tiềm lực mạnh về tài chính, thương hiệu uy tín, cơng nghệ hiện đại, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là trong hoạt động thanh toán quốc tế…là những thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài với đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù mới gia nhập thị trường tài chính Việt Nam nhưng đến hết quý III

năm 2010, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã huy động vốn đạt 77.444 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 93.511 tỷ đồng, tăng 29,8% so với thời điểm cuối năm 2009. Các ngân hàng nước ngoài hiện rất quan tâm đến mảng ngân hàng bán lẻ, thường xuyên tung ra các sản phẩm dịch vụ với nhiều tiện ích như sản phẩm thẻ tín dụng, sản phẩm giao dịch trực tuyến hiện đại, các dịch vụ trọn gói hiện đại đi kèm sản phẩm…

2.3.3.4. NHNN chƣa thực hiện tốt vai trị của mình

Thực tế trong các năm vừa qua và những tháng đầu năm 2011 cho thấy, thị trường cho vay qua đêm chưa phát huy được vai trò là kênh bù đắp thiếu hụt vốn thanh toán tạm thời cho các NHTM mà chỉ giải quyết “tình huống đột xuất” về thanh khoản của các NHTM. Mức lãi suất cho vay qua đêm (thuộc thị trường sơ cấp) đơi khi cịn cao hơn mức lãi suất cho vay tốt nhất đối với khách hàng của một số ngân hàng TMCP. Hơn nữa, trên thị trường liên ngân hàng, về nguyên lý NHNN là người đi vay và cho vay cuối cùng can thiệp nhu cầu vốn, từ đó can thiệp lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường này chủ yếu do các NHTM giao dịch vay mượn vốn trực tiếp lẫn nhau, NHNN không nắm cụ thể và kịp thời doanh số giao dịch của thị trường và hầu như cũng ít có hoạt động cho vay hay đi vay cuối cùng can thiệp.

2.3.3.5. Sản phẩm còn chƣa đa dạng

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của MSB vẫn còn giống rất nhiều so với các sản phẩm tiết kiệm của các ngân hàng TMCP lớn khác. Sản phẩm tiền gửi thanh toán tuy đã có 2 loại sản phẩm M-account và M- business dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, nhưng hiện đã có rất nhiều ngân hàng có các sản phẩm tương tự như 2 sản phẩm này. Và hiện tại, MSB chưa có thêm sản phẩm tiền gửi thanh tốn nào khác biệt so với các ngân hàng khác.

Một số dịch vụ thông dụng đi kèm sản phẩm tiền gửi thanh toán vẫn chưa được MSB áp dụng như: bảo hiểm đi kèm thẻ ATM; thanh tốn hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, internet, nhắn tin nạp card điện thoại…

Biểu đồ 2.13: So sánh của khách hàng về tính đa dạng sản phẩm của MSB so với các ngân hàng khác

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát

2.3.3.6. Hệ thống cơng nghệ cịn nhiều bất cập

Hệ thống intenet banking, SMS banking thường bị lỗi. Khách hàng thường xuyên không tự thực hiện giao dịch trên internet được. Thỉnh thoảng đường truyền dữ liệu từ máy chủ bị ngắt, khách hàng phải chờ đợi lâu mới được thực hiện giao dịch.

Đường truyền dữ liệu để phục vụ nhu cầu về sổ phụ của khách hàng còn chậm, thường hay bị lỗi. Khách hàng có nhu cầu in liệt kê hoạt động tài khoản thường không được cung cấp kịp thời vì, khách hàng đã rất khó chịu vì phải chờ đợi lâu. Nhiều công ty mới mở tài khoản doanh nghiệp, nhưng nhu cầu sổ phụ trong ngày của khách hàng không được ngân hàng đáp ứng kịp thời, vì vậy khách hàng phàn nàn rất nhiều. Do đó, khách hàng vẫn ưa chuộng và duy trì tài khoản ở một số NHTMCP có cơng nghệ hiện đại, cung cấp kịp thời số liệu cho khách hàng hơn.

2.3.3.7. Về đội ngũ nhân sự, chính sách đào tạo nhân sự

Năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự cịn chưa thật sự chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên chưa thật sự tự tin khi giao tiếp với khách hàng do một số nhân viên còn chưa được đào tạo về nghiệp vụ, đặc biệt là kiến thức về ngân hàng hiện đại, vi tính, ngoại ngữ.

Ngân hàng chưa có chính sách đào tạo nghiệp vụ cho nhân sự thật sự hiệu quả, đặc biệt là đối với những nhân sự mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc. Nhân sự mới vào chỉ được học kiến thức chung, chưa được học sâu về nghiệp vụ cụ thể. Vì vậy, khi họ tự làm 1 mình, thường rất rụt rè, thiếu tự tin, tạo ấn tượng xấu đối với khách hàng.

2.3.3.8. Về chiến lƣợc kinh doanh, quy trình của ngân hàng

Năm 2010, Ngân hàng mới đổi chiến lược kinh doanh chia thành nhiều ngân hàng chuyên doanh như ngân hàng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng cá nhân, ngân hàng các doanh nghiệp lớn, ngân hàng các định chế tài chính. Mục đích của việc phân chia các ngân hàng chuyên doanh là để hoạt động chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, do đổi mới cơ cấu mới chỉ hơn 1 năm nên còn nhiều bất cập, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các ngân hàng chuyên doanh với nhau để tạo thành một khối vững mạnh. Có những lúc khách hàng phải di chuyển từ quầy này sang quầy khác chỉ vì vừa giao dịch tài khoản doanh nghiệp, vừa giao dịch tài khoản cá nhân. Hoặc khách hàng đang giao dịch bên trung tâm khách hàng doanh nghiệp nhưng muốn tìm hiều thêm về tính năng của một vài sản phẩm bên trung tâm khách hàng cá nhân thì họ phải di chuyển tới quầy khác, điều này gây phiền hà cho khách hàng, có thể khách hàng nghĩ nhân viên ngân hàng này khơng nắm vững nghiệp vụ. Vì vậy có tới 32% khách hàng đánh giá quy trình thủ tục của MSB kém hơn các ngân hàng khác. Do đó, ảnh hưởng tới uy tín ngân hàng, ảnh hưởng tới cơng tác huy động vốn của ngân hàng.

Biểu đồ 2.14: Đánh giá của khách hàng về quy trình thủ tục của MSB so với các ngân hàng khác

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát

Quy trình nghiệp vụ chưa có sự giám sát chặt chẽ. Cùng một quy trình nhưng mỗi chi nhánh lại có cách hiểu khác nhau, dẫn đến thực hiện nghiệp vụ khác nhau. Do đó, nhiều khi khách hàng mang chứng từ tới chi nhánh này thì khơng hợp lệ nhưng mang tới chi nhánh khác lại hợp lệ, tạo sự thiếu đồng nhất và không chuyên nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Từ đó ảnh hưởng đến cơng tác huy động vốn của ngân hàng.

Chưa có các văn bản, cơng văn hướng dẫn cụ thể công việc hỗ trợ nhau giữa các chi nhánh. Khách hàng của chi nhánh này muốn thay đổi thơng tin thì phải đến chi nhánh đó thực hiện. Trong khi khách hàng vẫn có thể đến chi nhánh gần nhà, nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể nên nhân viên chi nhánh khác không dám tiếp nhận khách hàng vì sợ phiền hà, mất chứng từ. Hay như nếu khách hàng muốn mua séc thì phải tới chi nhánh mở tài khoản. Điều này tạo hình ảnh khơng chun nghiệp, làm mất thời gian công sức của khách hàng. Do đó, ảnh hưởng rất nhiều đến cơng tác mở tài khoản và huy động vốn của MSB.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã phân tích thực trạng huy động vốn của MSB. Đồng thời chương 2 đã nêu lên những mặt tích, những tồn tại cần khắc phục trong cơng tác huy động vốn tại MSB thông qua thực trạng và bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

3.1. Dự báo tình hình huy động vốn của các ngân hàng trong thời gian tới 3.1.1. Tình hình huy động vốn sẽ cịn rất khó khăn đối với các ngân hàng 3.1.1. Tình hình huy động vốn sẽ cịn rất khó khăn đối với các ngân hàng trong thời gian tới

Tính đến 20/06/2011, tổng số dư tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 1,04% so với cuối tháng năm và tăng 2,88% so với cuối năm 2010. Trong đó huy động VND tăng tương ứng là 2,32% và 1,42%. Huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 3,62% so với cuối tháng trước và tăng 8,94% so với cuối năm 2010. Huy động vốn bằng ngoại tệ giảm mạnh là do chính sách áp trần và siết trần lãi suất huy động USD đối với tiền gửi dân cư. Mức giảm này phản ánh mức lãi suất huy động tối đa 2%/năm đối với USD kém hấp dẫn đối với người gửi tiền, đồng thời phản ánh xu hướng chuyển đổi từ USD sang VND để hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn.

Vấn đề huy động vốn trên thị trường có xu hướng ngày càng căng thẳng gây sức ép đến an toàn thanh khoản trên thị trường ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng. Theo NHNN, tính đến 10/06/2011, huy động vốn của hệ thống chỉ tăng 2,37%, trong đó huy động vốn bằng VND tăng 1,15%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 8,89%. Trong khi tính đến thời điểm 10/06/2011, tăng trưởng tín dụng khoảng 7,05%, trong đó tín dụng bằng VND tăng 2,72%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 22,2%. Vấn đề này cho thấy đồng tiền bơm ra đã không quay trở lại hệ thống ngân hàng. Thời gian qua, dù lãi suất huy động vốn ở mức cao, song người dân, các doanh nghiệp vẫn không gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Lượng vốn huy động tăng chậm và không ổn định làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động vốn. Trên thực tế có một số tổ chức tín dụng gần đây đã dùng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng để giải ngân tín dụng.

Theo các chuyên gia, tình hình lạm phát trên thế giới và Việt Nam trong năm 2012 tuy sẽ giảm nhưng vẫn là điều đáng lo ngại. Chính sách của Chính phủ vẫn chủ yếu là kiềm chế lạm phát

Biểu đồ 3.1: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2011

Nguồn : Website của Tổng cục thống kê

Cuối tháng 08/2011, NHNN đã ban hành chỉ thị 02 sẽ xử phạt nghiêm các trường hợp huy động vượt trần lãi suất. Và ngày 28/09/2011 NHNN đã ra thông tư 30/2011/TT-NHNN quy định mức trần lãi suất huy động đối với các kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%, đối với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%. Việc áp trần lãi suất này đã gây khó khăn đối với các NHTM nhỏ, nguồn vốn sẽ bị rút từ ngân hàng nhỏ sang ngân hàng lớn, uy tín. Tuy nhiên, trước áp lực lạm phát của năm 2011 là 18,12%, thì 2 mức lãi suất trần 6% và 14% sẽ khiến cho dịng tiền vẫn ln có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư khác như vàng hoặc ngoại tệ hoặc thị trường chứng khoán. Điều này sẽ khiến cho cung tiền tăng vì tiền mặt ngồi hệ thống ngân hàng tăng thay vì lượng huy động tăng. Hệ quả là chỉ số giá vẫn chịu áp lực tăng trong những tháng tới do cung tiền gia tăng. Nhưng bất chấp cung tiền gia tăng, hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong hoạt động huy động vốn.

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Đây là những món vay tạo ra nhiều việc làm, nhiều sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, với tâm lý của người gửi tiền tình hình kinh tế vĩ mơ và lạm phát vẫn cịn diễn biến phức tạp, do đó nguồn tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng lại chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn ngắn, từ một tháng, ba tháng

đến 6 tháng. Ở các NHTM Việt Nam hiện nay, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn chiếm gần 80% tổng lượng vốn huy động. Vì lý do này mà các ngân hàng rất khó cân đối đủ lượng vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của các doanh nghiệp. Do đó, cạnh tranh để huy động vốn sẽ còn diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động huy động vốn của MSB, vì MSB chỉ là một ngân hàng trung bình trong hệ thống, nếu ngân hàng khơng có các biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam giai đoạn 2012 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 74)