Kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam giai đoạn 2012 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 103)

3.4. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại MSB trong giai đoạn

3.4.2.Kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan

3.4.2.1. Đối với NHNN

Ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và linh hoạt theo sát tín hiệu thị trường; phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mơ khác, tạo điều kiện và thúc đẩy thị trường tiền tệ như thị trường liên ngân hàng (nội tệ và ngoại tệ), thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu nhằm đạt mục tiêu ổn định tiền tệ, kiểm sốt lạm phát ở mức thấp vừa đảm bảo tính lành mạnh và sức cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong q trình hội nhập, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt là phải đẩy nhanh quá trình đổi mới, hồn thiện và nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn, công cụ dự trữ bắt buộc nhằm điều tiết cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ kịp thời và định hướng được lãi suất thị trường.

Phát triển thị trường liên ngân hàng, tăng cường sự luân chuyển vốn giữa các ngân hàng, hạn chế tình trạng các ngân hàng thiếu vốn khả dụng đẩy lãi suất huy động lên cao. Điều hành một cách thận trọng và linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc nhằm thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất thị trường, góp phần kiểm sốt lạm phát.

Xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật về thị trường dịch vụ ngân hàng theo hướng đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất. Đảm bảo khung pháp lý về hoạt

động dịch vụ ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, phù hợp nhu cầu thực tiễn và tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giám sát, giúp các ngân hàng hoàn thiện các nghiệp vụ trong kinh doanh, mang lại sự an toàn cho hệ thống, giúp ổn định nền kinh tế. Trong giai đoạn 2009 – những tháng đầu năm 2011, tình hình các ngân hàng lách luật vượt trần lãi suất diễn ra khá phổ biến. Điều này dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong công tác huy động vốn. Ngày 07/09/2011 NHNN đã ban hành chỉ thị 02/CT-NHNN về “chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và bằng đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. Trong chỉ thị này, NHNN kiên quyết xử phạt nghiêm minh các ngân hàng vượt trần lãi suất. Tuy nhiên, theo thông tin của một số ngân hàng, tính đến tháng 11/2011, vẫn cịn 1 số ngân hàng huy động vượt trần, làm ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng thực hiện đúng theo quy định. Do đó, ngân hàng nhà nước cần tích cực thanh tra, giám sát, xử lý nặng và kịp thời các trường hợp vi phạm để tạo sự công bằng trong hoạt động huy động vốn giữa các ngân hàng.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn và cho vay hiệu quả, trong đó chú trọng việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, gia tăng huy động vốn trung và dài hạn…Chủ động kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ huy động vốn, cân đối nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại.

Đưa ra các văn bản trong đó quy định hạn chế dùng tiền mặt trong các giao dịch như đóng thuế, đóng lệ phí, học phí, viện phí…(quy định khách hàng chỉ thanh toán qua ngân hàng hoặc các nơi thu tiền phải lắp POS đề khách hàng thanh toán tại chỗ).

Đưa ra các điều kiện chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các trung tâm mua sắm, cửa hàng cung cấp dịch vụ hàng hóa…khi họ cam kết sẽ liên kết với các ngân

hàng lắp đặt máy cà thẻ để phục vụ thanh toán. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

Cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, cơ quan Nhà nước trong công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của tất cả khách hàng bao gồm Chính phủ, các doanh nghiệp và các cá nhân trong xã hội về lợi ích và hiệu quả mang đến cho bản thân và xã hội khi tham gia các dịch vụ ngân hàng, khi triệt để thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Tiếp theo chỉ thị 20/2007/CT-TTg về chi lương cho đối tượng hưởng lương ngân sách qua ngân hàng. Chính phủ cần ban hành tiếp các chỉ thị trong đó thúc đẩy triển khai chi hộ lương qua thẻ ATM đến tất cả các đơn vị, tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, nhằm hạn chế lưu thơng tiền mặt. Trong đó có thể đưa ra điều kiện cấp phép hoạt động cho các tổ chức là phải cam kết thực hiện chi lương qua hệ thống ngân hàng. Đồng thời phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện và có cơ chế xử phạt hành chính.

Cần có sự độc lập tương đối giữa NHNN với Chính phủ trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo khơng có sự mâu thuẫn lớn giữa chính sách tài khóa của chính phủ với chính sách tiền tệ. Một chính sách tiền tệ mà trong đó, mục tiêu ổn định giá là mục tiêu chính sẽ bị phá sản nếu như ngân hàng trung ương phải phát hành tiền để trang trải cho chi tiêu của Chính phủ vượt qua mức cho phép. Vấn đề đặt ra đối với NHNN là phải tư vấn cho Chính phủ xác định tỷ lệ lạm phát hợp lý trong mối quan hệ chi tiêu của ngân sách để trình Quốc hội quyết định tỷ lệ lạm phát và kế hoạch tài khóa hàng năm, tránh sự mâu thuẫn giữa mục tiêu ổn định giá với mục tiêu tài khóa của Chính phủ. Nếu đề nghị của ngân hàng nhà nước khơng được chấp thuận ở mức hợp lý thì khơng thể chống lạm phát. Mà khơng chống được lạm phát thì chắc chắn hoạt động của ngành tài chính ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Tiếp theo, NHNN nên rà soát, sửa đổi cơ chế cấp phép, thành lập và hoạt động của các ngân hàng thương mại, tăng cường thanh tra, giám sát và quản lý hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích chấn chỉnh hoạt động của các ngân

hàng thương mại đảm bảo ổn định tiền tệ. Sự cạnh tranh của thị trường sẽ lớn hơn khi có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Do đó, cần hết sức thận trọng trong việc cấp phép thành lập mới các ngân hàng. Hiện nay, xu hướng thành lập các ngân hàng mới trực thuộc các tập đoàn cũng là điều đáng lo ngại.

Việc có quá nhiều ngân hàng đã đặt ra thách thức rất lớn về nguồn lực cũng như quản lý rủi ro. Sự cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất đã và đang diễn ra. Khi hoạt động và sự cạnh tranh của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung khơng dựa trên lợi thế về cơng nghệ, của trình độ quản lý mà chỉ cạnh tranh về lãi suất huy động sẽ tạo rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc sắp xếp giảm bớt số lượng ngân hàng như hiện nay là việc làm hết sức cần thiết. Chẳng hạn như việc hợp nhất các ngân hàng nhỏ, các ngân hàng đang gặp khó khăn về thanh khoản để tạo thành một ngân hàng có tiềm lực mạnh, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng.

3.4.2.2. Đối với Hiệp hội ngân hàng

Tăng cường chức năng làm cầu nối giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng nhà nước, giữa các ngân hàng thương mại với nhau để tạo nên một sự liên kết mạnh mẽ và tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy thị trường ngân hàng Việt Nam tăng trưởng và phát triển.

Tăng cường tham mưu cho Nhà nước xây dựng luật ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn trong trường hợp xử lý trục lợi trong kinh doanh ngân hàng.

Thường xun có cơng văn thơng báo cho các ngân hàng biết được về luật ngân hàng, vi phạm về chế độ tài chính trong hoạt động ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chương 3 đã đề xuất những giải pháp nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng, đảm bảo sự phát triển ổn định bền vững nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2012 – 2015 của MSB. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của MSB cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan, do đó trong chương 3 cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN và đối với Hiệp hội ngân hàng.

KẾT LUẬN CHUNG

Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó đóng một vai trò hết sức quan trọng cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hơn nữa nguồn vốn huy động của NHTM đóng vai trị chủ lực đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Vì vậy, đề tài “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTMCP Hàng Hải Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2015” đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về huy động vốn. Đồng thời nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM.

Thứ hai, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn của NHTMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. Kết quả cho thấy tuy hoạt động huy động vốn của MSB có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2008 – 2011, nhưng khả năng cạnh tranh huy động vốn vẫn chưa cao và có phần bị sụt giảm trong năm 2011. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn một cách linh hoạt, MSB vẫn có khả năng gia tăng nguồn vốn huy động một cách ổn định và bền vững.

Thứ ba, Luận văn cũng đã thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại MSB, ý kiến đánh giá, so sánh của khách hàng về chất lượng dịch vụ của MSB so với các ngân hàng khác để đưa ra giải pháp tăng cường huy động vốn hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào để hoạt động huy động vốn của MSB ngày càng phong phú, đa dạng, có nhiều tiện ích và chất lượng cao nhằm đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các Thầy cơ và các bạn đọc để luận văn được hoàn thiện thêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.

2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS. Hoàng Đức, PGS.TS. Trần Huy Hoàng,

TS.GVC. Trầm Xuân Hương, Th.S.GV. Nguyễn Quốc Anh, GV. Nguyễn Thanh Phong (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

3. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS Trần Huy Hoàng, ThS. Nguyễn Quốc

Anh, ThS. Nguyễn Kim Trọng, ThS. Nguyễn Văn Thầy (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

4. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao

động.

5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê.

6. Trương Đào Vũ Hà Oanh (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại

Techcombank, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Huỳnh Thiên Phú (2010), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ

tại các phòng giao dịch ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, khu vực TP.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh mục website tham khảo

http:// www.acb.com.vn http:// www.economy.vn http:// www.gso.gov.vn http:// www.msb.com.vn http:// www.sacombank.com.vn http:// www.sbv.gov.vn

Danh mục tạp chí tham khảo

1. Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng 2010, 2011.

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ CỦA MSB

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trân trọng gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành đến quý khách hàng đã tín nhiệm lựa chọn Ngân hàng chúng tôi để giao dịch, gửi tiền trong suốt thời gian qua. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, không ngừng tăng cường các tiện ích và nâng cao chất lượng phục vụ, Ngân hàng chúng tơi tiến hành đợt thăm dị ý kiến khách hàng, xin Quý khách dành chút thời gian để trả lời những câu hỏi sau.

A. Bảng câu hỏi

Câu 1: Thời gian Anh/Chị giao dịch tiền gửi với MSB?

 Dưới 1 năm  Từ 1 – 3 năm  Trên 3 năm

Câu 2: Loại tiền gửi bạn thƣờng sử dụng

 Tiền gửi tiết kiệm  Tiền gửi thanh toán

 Chứng chỉ tiền gửi  Khác…………………

Câu 3: Khi có tiền nhàn rỗi, Anh/Chị chọn phƣơng thức đầu tƣ nào sau đây? (có thể chọn nhiều câu trả lời)

 Gửi vào ngân hàng  Thị trường nhà đất  Mua vàng hoặc USD

 Đầu tư vào thị trường chứng khoán  Khác (xin ghi rõ)………

Câu 4: Anh/Chị vui lòng cho biết đã từng sử dụng dịch vụ của những ngân hàng nào sau đây? (có thể chọn nhiều đáp án)

 Chỉ riêng MSB  Sacombank  ACB

 Techcombank  VCB  Eximbank

 NHTM CP Quốc tế VIB  BIDV

 Ngân hàng khác (xin ghi rõ)………

Câu 5: Anh/Chị vui lòng cho biết yếu tố nào sau đây ảnh hƣởng đến quyết định của Anh/Chị trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng?

[1] Rất quan trọng; [2] Quan trọng; [3] Bình thường; [4] Khơng quan trọng; [5] Rất khơng quan trọng

1. Giá cả sản phẩm dịch vụ (bao gồm lãi

suất huy động, lãi suất cho vay và phí dịch vụ)

2. Tính đa dạng trong sản phẩm, dịch vụ 1 2 3 4 5

3. Tính đa dạng của các dịch vụ đi kèm sản

phẩm 1 2 3 4 5

4. Thương hiệu và sự lớn mạnh của ngân

hàng 1 2 3 4 5

5. Quy trình, thủ tục giao dịch 1 2 3 4 5

6. Cơ sở vật chất của ngân hàng 1 2 3 4 5

7. Đội ngũ nhân viên ngân hàng (trình độ

chun mơn, thái độ, hành vi, ngoại hình, trang phục…)

1 2 3 4 5

8. Sự thuận tiện giao dịch (bao gồm mạng

lưới rộng khắp, hệ thống ATM, giờ giấc giao dịch)

1 2 3 4 5

Câu 6: Anh/Chị vui lòng đánh giá chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của MSB thông qua các yếu tố sau đây?

[1] Rất tốt; [2] Tốt; [3] Trung bình; [4] Kém; [5] Rất kém

1. Giá cả sản phẩm 1 2 3 4 5

2. Tính đa dạng của sản phẩm tiết kiệm 1 2 3 4 5

3. Tính đa dạng của sản phẩm tiền gửi

KKH 1 2 3 4 5

4. Dịch vụ đi kèm sản phẩm (Internet

banking, mobile banking, SMS banking) 1 2 3 4 5

5. Mẫu biểu sử dụng trong giao dịch 1 2 3 4 5

6. Quy trình thủ tục giao dịch 1 2 3 4 5

7. Quy trình giải quyết khiếu nại 1 2 3 4 5

8. Mạng lưới chi nhánh của ngân hàng 1 2 3 4 5

10. Điều kiện cơ sở vật chất dành cho khách

hàng 1 2 3 4 5

11. Giờ làm việc của ngân hàng 1 2 3 4 5

12. Trình độ chun mơn của nhân viên 1 2 3 4 5

13. Thời gian phục vụ của nhân viên 1 2 3 4 5

14. Thái độ phục vụ của nhân viên 1 2 3 4 5

15. Ngoại hình, trang phục của nhân viên 1 2 3 4 5

Câu 7: Nếu Anh/Chị đã sử dụng đồng thời sản phẩm, dịch vụ của MSB và một ngân hàng khác, vui lòng đánh giá so sánh về chất lƣợng dịch vụ của MSB và ngân hàng mà Anh/Chị sử dụng thƣờng xuyên nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam giai đoạn 2012 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 103)