Định giá chuyển vốn nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

2.2 Nội dung cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV

2.2.3 Định giá chuyển vốn nội bộ

2.2.3.1 Khái niệm

- Định giá chuyển vốn nội bộ là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong q trình mua - bán vốn nội bộ, từ đó xác định mức đóng góp, hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong kỳ.

- Định giá chuyển vốn nội bộ là nội dung cơ bản, cốt lõi của cơ chế quản lý vốn tập trung, là điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý được các nội dung khác của cơ chế quản lý vốn tập trung.

24

2.2.3.2 Nguyên tắc định giá chuyển vốn nội bộ

- Nguyên tắc 1: Định giá chuyển vốn được áp dụng trên toàn bộ các giao dịch phát sinh liên quan đến sự dịch chuyển dòng vốn của đơn vị.

- Nguyên tắc 2: Việc thu lãi, trả lãi FTP hoàn toàn mang tính nội bộ mà khơng có sự dịch chuyển thật của dịng tiền.

- Nguyên tắc 3: Tại một kỳ hạn FTP nhất định, FTP áp dụng thống nhất cho các giao dịch bán vốn (hoặc mua vốn) cho tất cả các địa bàn (không phân biệt theo địa bàn), đơn vị kinh doanh.

- Nguyên tắc 4: FTP mua/bán vốn được xác định đảm bảo các mục tiêu sau:  Luôn theo sát lãi suất thị trường, được điều chỉnh thường xuyên phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường.

 Phù hợp với tình hình cân đối thực tế và kế hoạch cân đối vốn trong tương lai của BIDV. FTP mua/bán vốn có thể biến động cao hơn, thấp hơn lãi suất thị trường để khuyến khích/hạn chế quy mơ một số khoản mục, kỳ hạn, loại tiền phục vụ mục đích tái cơ cấu bảng tổng kết tài sản trong từng thời kỳ.

 Đảm bảo tỷ lệ thu nhập cận biên cho đơn vị kinh doanh qua từng thời kỳ.

2.2.3.3 Công thức xác định giá chuyển vốn

FTPmua vốn = I1 + M1 FTPbán vốn = I2 + M2

Trong đó:

- FTP mua vốn: là lãi suất của Trung tâm vốn tính cho các khoản vốn huy động trong tài sản Nợ của đơn vị kinh doanh.

- FTP bán vốn: là lãi suất của Trung tâm vốn tính cho các khoản sử dụng vốn để cho vay, đầu tư trong tài sản có của đơn vị kinh doanh.

- I1: là lãi suất huy động thị trường tương ứng với từng đối tượng khách hàng và từng kỳ hạn cụ thể:

25

 Đối với khách hàng doanh nghiệp: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.

 Đối với khách hàng định chế tài chính:

o Đối với các khoản vốn huy động có kỳ hạn < 3 tháng: trong từng thời kỳ, I1 được quy định là lãi suất bình quân liên ngân hàng hoặc lãi suất huy động thị trường 1 cho phù hợp.

o Đối với các khoản vốn huy động có kỳ hạn >= 3 tháng: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.

- M1: là tỉ lệ thu nhập lãi bán vốn cận biên của đơn vị kinh doanh tương ứng với từng kỳ hạn cụ thể. Tỷ lệ M1 do Tổng giám đốc BIDV và Hội đồng ALCO quyết định trong từng thời kỳ, phù hợp với chủ trương bình ổn hoặc khuyến khích/ hạn chế quy mơ, chất lượng của các khoản mục.

- I2: là lãi suất cơ sở để làm căn cứ xác định lãi suất bán vốn cho từng kỳ hạn  Đối với các nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tư có kỳ hạn < 12 tháng: I2 là FTP mua vốn ở kỳ hạn tương ứng.

 Đối với các nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tư có kỳ hạn >= 12 tháng: I2 là lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau kỳ hạn 12 tháng của BIDV hoặc lãi suất huy động tối đa được quy định phù hợp trong từng thời kỳ.

- M2: là tỉ lệ chi phí mua vốn cận biên của đơn vị kinh doanh phải trả cho Trung tâm vốn. Tỷ lệ M2 được xác định theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài, M2 càng lớn và phải đảm bảo tối thiểu bù đắp chi phí vốn đầu vào mang tính chất lãi gồm chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi.

26

Hình 2.2: Các yếu tố quyết định trong việc xác định giá chuyển vốn Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2007 [3]

- HSC xác định giá FTP nhằm phản ánh đầy đủ thu nhập, chi phí và lợi nhuận kỳ vọng tồn ngành. Theo đó, căn cứ vào kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng, HSC xác định chênh lệch lãi suất huy động vốn và cho vay bình quân sau khi đã loại trừ các thu nhập/ chi phí dịch vụ khác, các khoản dự trữ là căn cứ xác định FTP.

- Căn cứ chênh lệch lãi suất cho vay - huy động vốn nêu trên, xác định NIM huy động vốn bình quân (là chênh lệch giữa FTP mua vốn cơ sở và lãi suất huy động) và NIM cho vay bình quân (là chênh lệch giữa lãi suất cho vay và FTP bán vốn cơ sở) làm căn cứ để chi nhánh chủ động tính tốn, điều hành, thực hiện kế hoạch lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)