Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2007 [2]
2.2.3 Định giá chuyển vốn nội bộ
2.2.3.1 Khái niệm
- Định giá chuyển vốn nội bộ là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong q trình mua - bán vốn nội bộ, từ đó xác định mức đóng góp, hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh trong kỳ.
- Định giá chuyển vốn nội bộ là nội dung cơ bản, cốt lõi của cơ chế quản lý vốn tập trung, là điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý được các nội dung khác của cơ chế quản lý vốn tập trung.
24
2.2.3.2 Nguyên tắc định giá chuyển vốn nội bộ
- Nguyên tắc 1: Định giá chuyển vốn được áp dụng trên toàn bộ các giao dịch phát sinh liên quan đến sự dịch chuyển dòng vốn của đơn vị.
- Nguyên tắc 2: Việc thu lãi, trả lãi FTP hoàn toàn mang tính nội bộ mà khơng có sự dịch chuyển thật của dịng tiền.
- Nguyên tắc 3: Tại một kỳ hạn FTP nhất định, FTP áp dụng thống nhất cho các giao dịch bán vốn (hoặc mua vốn) cho tất cả các địa bàn (không phân biệt theo địa bàn), đơn vị kinh doanh.
- Nguyên tắc 4: FTP mua/bán vốn được xác định đảm bảo các mục tiêu sau: Luôn theo sát lãi suất thị trường, được điều chỉnh thường xuyên phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường.
Phù hợp với tình hình cân đối thực tế và kế hoạch cân đối vốn trong tương lai của BIDV. FTP mua/bán vốn có thể biến động cao hơn, thấp hơn lãi suất thị trường để khuyến khích/hạn chế quy mơ một số khoản mục, kỳ hạn, loại tiền phục vụ mục đích tái cơ cấu bảng tổng kết tài sản trong từng thời kỳ.
Đảm bảo tỷ lệ thu nhập cận biên cho đơn vị kinh doanh qua từng thời kỳ.
2.2.3.3 Công thức xác định giá chuyển vốn
FTPmua vốn = I1 + M1 FTPbán vốn = I2 + M2
Trong đó:
- FTP mua vốn: là lãi suất của Trung tâm vốn tính cho các khoản vốn huy động trong tài sản Nợ của đơn vị kinh doanh.
- FTP bán vốn: là lãi suất của Trung tâm vốn tính cho các khoản sử dụng vốn để cho vay, đầu tư trong tài sản có của đơn vị kinh doanh.
- I1: là lãi suất huy động thị trường tương ứng với từng đối tượng khách hàng và từng kỳ hạn cụ thể:
25
Đối với khách hàng doanh nghiệp: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.
Đối với khách hàng định chế tài chính:
o Đối với các khoản vốn huy động có kỳ hạn < 3 tháng: trong từng thời kỳ, I1 được quy định là lãi suất bình quân liên ngân hàng hoặc lãi suất huy động thị trường 1 cho phù hợp.
o Đối với các khoản vốn huy động có kỳ hạn >= 3 tháng: I1 là lãi suất huy động thị trường 1 áp dụng cho các tổ chức kinh tế.
- M1: là tỉ lệ thu nhập lãi bán vốn cận biên của đơn vị kinh doanh tương ứng với từng kỳ hạn cụ thể. Tỷ lệ M1 do Tổng giám đốc BIDV và Hội đồng ALCO quyết định trong từng thời kỳ, phù hợp với chủ trương bình ổn hoặc khuyến khích/ hạn chế quy mơ, chất lượng của các khoản mục.
- I2: là lãi suất cơ sở để làm căn cứ xác định lãi suất bán vốn cho từng kỳ hạn Đối với các nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tư có kỳ hạn < 12 tháng: I2 là FTP mua vốn ở kỳ hạn tương ứng.
Đối với các nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tư có kỳ hạn >= 12 tháng: I2 là lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm trả lãi sau kỳ hạn 12 tháng của BIDV hoặc lãi suất huy động tối đa được quy định phù hợp trong từng thời kỳ.
- M2: là tỉ lệ chi phí mua vốn cận biên của đơn vị kinh doanh phải trả cho Trung tâm vốn. Tỷ lệ M2 được xác định theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài, M2 càng lớn và phải đảm bảo tối thiểu bù đắp chi phí vốn đầu vào mang tính chất lãi gồm chi phí dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi.
26
Hình 2.2: Các yếu tố quyết định trong việc xác định giá chuyển vốn Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2007 [3]
- HSC xác định giá FTP nhằm phản ánh đầy đủ thu nhập, chi phí và lợi nhuận kỳ vọng tồn ngành. Theo đó, căn cứ vào kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng, HSC xác định chênh lệch lãi suất huy động vốn và cho vay bình quân sau khi đã loại trừ các thu nhập/ chi phí dịch vụ khác, các khoản dự trữ là căn cứ xác định FTP.
- Căn cứ chênh lệch lãi suất cho vay - huy động vốn nêu trên, xác định NIM huy động vốn bình quân (là chênh lệch giữa FTP mua vốn cơ sở và lãi suất huy động) và NIM cho vay bình quân (là chênh lệch giữa lãi suất cho vay và FTP bán vốn cơ sở) làm căn cứ để chi nhánh chủ động tính tốn, điều hành, thực hiện kế hoạch lợi nhuận.
2.2.4 Định giá cho các giao dịch mua bán vốn
- Đối tượng định giá: được xác định cho các đối tượng hay sản phẩm cụ thể của vốn huy động và sử dụng vốn cho vay, đầu tư trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh.
Định giá cho các giao dịch xác định kỳ hạn.
Định giá cho các khoản mục không xác định kỳ hạn. Định giá cho các giao dịch lãi suất cố định.
Định giá cho các giao dịch lãi suất thả nổi. Định giá cho một giao dịch huy động quay vòng.
27
Định giá giao dịch gia hạn một khoản cho vay. Định giá cho một khoản cho vay cơ cấu lại nợ. Định giá cho một khoản vay quá hạn.
Định giá cho một khoản vay thấu chi. - Giao dịch không định giá
Các khoản nhận nguồn tài trợ uỷ thác của Sở giao dịch III (trừ các khoản vay tài trợ ủy thác đã được quản lý tập trung tại HSC), các khoản dự thu, dự chi, quan hệ vốn nội bộ giữa HSC và chi nhánh: không định giá chuyển vốn nội bộ.
Các khoản tài sản có, tài sản nợ liên quan đến vốn, quỹ của ngân hàng (đầu tư góp vốn liên doanh, mua cổ phần, mua sắm tài sản cố định bằng vốn điều lệ, hoạt động thuê mua tài chính nội ngành...): thực hiện theo quy định cụ thể do Tổng giám đốc BIDV quy định phù hợp trong từng thời kỳ.
- Đối tượng khách hàng: là đối tượng nào trong ba đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế hay định chế tài chính.
- Kỳ hạn định giá: là kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch được quy về kỳ hạn FTP tương ứng.
- Kỳ hạn FTP: là kỳ hạn mà theo đó kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch vốn được đưa về một kỳ hạn nhất định để áp dụng giá chuyển vốn (được quy định chi tiết tại Phụ
lục 2 - Bảng kỳ hạn FTP).
- Đồng tiền định giá: là VND; USD hay EUR.
- Ngày định giá: là ngày phát sinh giao dịch hoặc ngày xác định lại lãi suất.
2.2.5 Điều chỉnh chi phí/thu nhập mua bán vốn
2.2.5.1 Điều chỉnh giảm thu nhập bán vốn tại đơn vị kinh doanh
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Đối với các giao dịch huy động vốn thanh toán trước hạn, thu nhập bán vốn của đơn vị kinh doanh đối với giao dịch đó sẽ bị điều chỉnh giảm. Căn cứ vào đặc điểm sản
28
phẩm, chính sách khách hàng, điều kiện thị trường và cơ cấu nguồn vốn, FTP mua vốn sẽ được quy định cụ thể đối với từng sản phẩm, từng thời kỳ...
- Đối tượng điều chỉnh:
Các khoản huy động vốn có kỳ hạn của khách hàng thanh tốn trước hạn, bao gồm rút tiền gửi có kỳ hạn trước hạn, thanh tốn giấy tờ có giá trước hạn.
- Công thức điều chỉnh:
FTPĐC = (Số dư) x (FTP1 – FTP2) x (Số ngàyĐC)/360
FTPĐC: thu nhập bán vốn bị điều chỉnh giảm.
Số dư: số tiền gốc rút trước hạn bị điều chỉnh giảm.
FTP1: FTP mua vốn đã tính cho khoản huy động tại ngày gửi. FTP2: FTP mua vốn tính lại cho khoản huy động khi rút trước hạn. Số ngàyĐC: số ngày thực gửi của khoản huy động.
Trường hợp khách hàng rút gốc tiền gửi/giấy tờ có giá từng phần thì số gốc rút trước hạn bị tính điều chỉnh giảm thu nhập bán vốn, số gốc còn lại tiếp tục được áp giá FTP mua vốn đã áp cho khoản huy động.
2.2.5.2 Điều chỉnh tăng thu nhập bán vốn tại đơn vị kinh doanh
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Đối với một số giao dịch huy động vốn thực hiện theo chính sách huy động vốn từng thời kỳ, thu nhập bán vốn của đơn vị kinh doanh đối với giao dịch đó sẽ được điều chỉnh tăng. HSC sẽ quy định cụ thể mức điều chỉnh FTP mua vốn áp dụng đối với các khoản huy động này cao hơn so với các sản phẩm huy động cùng kỳ hạn.
- Đối tượng điều chỉnh:
Các khoản huy động vốn bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, giấy tờ có giá, được thực hiện theo chỉ đạo của Tổng giám đốc phù hợp với chính sách khách hàng từng thời kỳ có lãi suất huy động cao hơn lãi suất thị trường tại thời điểm huy động.
Đối với tiền gửi khơng kỳ hạn được hưởng lãi suất có kỳ hạn: Các sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn nhưng khách hàng được hưởng lãi suất có kỳ hạn được
29
Trung tâm vốn điều chỉnh FTP mua vốn thủ công theo kỳ hạn điều chỉnh tương ứng với kỳ hạn trả lãi khách hàng.
- Công thức điều chỉnh:
FTPĐC = (Số dư) x (FTP2 – FTP1) x (Số ngàyĐC)/360
FTPĐC: thu nhập bán vốn được điều chỉnh tăng. Số dư: số tiền huy động được điều chỉnh.
FTP1: FTP mua vốn tính cho khoản huy động thơng thường.
FTP2: FTP mua vốn tính cho khoản huy động vốn đặc biệt. Đối với tiền gửi khơng kỳ hạn được hưởng lãi suất có kỳ hạn, FTP2 là FTP kỳ hạn tương ứng.
Số ngàyĐC: số ngày điều chỉnh của khoản huy động.
2.2.5.3 Điều chỉnh giảm chi phí mua vốn tại đơn vị kinh doanh
- Nguyên tắc điều chỉnh:
Đối với các khoản cho vay được Tổng giám đốc quyết định áp dụng FTP bán vốn thấp hơn so với các khoản cho vay thơng thường, chi phí mua vốn của đơn vị kinh doanh giao dịch đó sẽ được điều chỉnh giảm.
- Đối tượng điều chỉnh:
Các khoản nợ vay, cho vay theo chỉ định. Các khoản cho vay tài trợ ủy thác.
Các khoản cho vay theo kế hoạch nhà nước.
Các khoản cho vay ngân sách, cho vay thương mại theo cam kết của Tổng Giám đốc.
Các khoản cho vay khác (cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay thu mua lúa gạo, cho vay khác…) thực hiện chính sách cạnh tranh tín dụng từng thời kỳ.
- Công thức điều chỉnh:
FTPĐC = (Số dư) x (FTP1 – FTP2) x (Số ngàyĐC)/360
30
Số dư: số gốc của khoản vay được điều chỉnh. FTP1: FTP đã tính cho khoản vay tại ngày vay.
FTP2: FTP tính lại cho khoản vay, được xác định cụ thể theo từng đối tượng và mục đích cho vay.
Số ngàyĐC: số ngày điều chỉnh của khoản vay.
2.2.5.4 Điều chỉnh tăng chi phí mua vốn tại đơn vị kinh doanh
Do chính sách hạn chế sử dụng vốn từng thời kỳ, HSC sẽ quyết định áp dụng hệ số điều chỉnh tăng chi phí mua vốn đối với các chi nhánh sử dụng vốn > huy động vốn tương ứng theo quy mơ, dư nợ tín dụng theo từng nhóm chi nhánh và địa bàn khu vực.
2.2.6 Kết quả chi phí/thu nhập mua/bán vốn
2.2.6.1 Chi phí/thu nhập của một giao dịch mua/bán vốn trong 1 ngày
CP/TNFTP 1 ngày của 1 gd = Số dư x FTP/360
- CP/TN FTP 1 ngày của 1 gd : chi phí/thu nhập mua/bán vốn của một giao dịch vốn trong 1 ngày.
- Số dư: số dư cuối ngày của giao dịch mua/bán vốn.
- FTP: FTP mua/bán vốn áp cho giao dịch mua/bán vốn tính theo %/năm.
2.2.6.2 Chi phí/thu nhập mua/bán vốn của đơn vị kinh doanh trong 1 ngày
CP/TN FTP 1 ngày = n i TN CP 1 / FTP 1 ngày của 1 gd
- CP/TN FTP 1 ngày: chi phí/thu nhập mua/bán vốn đơn vị kinh doanh 1 ngày. - n: tổng số giao dịch mua bán vốn của đơn vị kinh doanh trong 1 ngày.
2.2.6.3 Chi phí/thu nhập mua/bán vốn trong kỳ của đơn vị kinh doanh
CP/TNFTP 1 kỳ = m j TN CP 1 / FTP 1 ngày
- CP/TNFTP 1 kỳ: là tổng chi phí/thu nhập mua/bán vốn của đơn vị kinh doanh trong một kỳ.
31
- CP/TNFTP 1 ngày: là chi phí/thu nhập mua/bán vốn của đơn vị kinh doanh trong 1 ngày.
- m: tổng số ngày phát sinh thực tế trong kỳ.
2.2.6.4 Chi phí/thu nhập mua/bán vốn rịng của đơn vị kinh doanh trong một kỳ
CP/TNFTP 1 kỳ =TNFTP 1 kỳ - CPFTP 1 kỳ + ĐC FTP 1 kỳ
- CP/TNFTP 1 kỳ: giá trị chi phí/thu nhập mua/bán vốn rịng của đơn vị kinh doanh trong một kỳ.
- TN
FTP1 kỳ: tổng thu nhập bán vốn của đơn vị kinh doanh trong 1 kỳ. - CP
FTP 1 kỳ: tổng chi phí mua vốn của đơn vị kinh doanh trong 1 kỳ.
- ĐCFTP 1 kỳ : tổng giá trị điều chỉnh chi phí/thu nhập mua bán vốn của đơn vị
kinh doanh trong 1 kỳ.
2.2.7 Hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh
2.2.7.1 Thu nhập ròng từ lãi
- Giá trị thu nhập ròng từ lãi của đơn vị kinh doanh được xác định bằng thu nhập từ lãi trừ chi phí trả lãi trong kỳ.
NII = TNL - CFL
NII (Net interest income): thu nhập ròng từ lãi.
TNL: thu nhập từ lãi, bao gồm thu nhập lãi từ khách hàng và thu nhập bán vốn trong kỳ.
CFL: chi phí trả lãi, được xác định bằng chi phí trả lãi cho khách hàng và chi phí mua vốn trong kỳ.
- Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được xác định bằng giá trị thu nhập ròng từ lãi (đã bao gồm phần điều chỉnh chi phí/thu nhập mua/bán vốn) chia cho tổng giá trị các tài sản nợ và tài sản có bình qn trong kỳ của đơn vị kinh doanh.
32
NIM (Net Interest Margin): tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. NII (Net Interest Income): giá trị thu nhập ròng từ lãi.
2.2.7.2 Thu nhập ròng (NI)
- Giá trị thu nhập ròng của đơn vị kinh doanh được xác định bằng thu nhập rịng từ lãi cộng thu nhập khác ngồi lãi trừ chi phí hoạt động phát sinh tại đơn vị kinh doanh đó.
NI= NII+ TNo- Cfo
NI (Net Income): giá trị thu nhập ròng. TNo: các nguồn thu khác ngoài lãi. Cfo: chi phí hoạt động.
- Tỷ lệ thu nhập ròng được xác định bằng giá trị thu nhập ròng (đã bao gồm phần điều chỉnh chi phí/ thu nhập mua/ bán vốn) chia cho giá trị tài sản có hoặc tài sản nợ bình quân trong kì của đơn vị kinh doanh.
NM (Net Margin): tỷ lệ thu nhập ròng trong kỳ của đơn vị kinh doanh. NI: giá trị thu nhập ròng trong kỳ của đơn vị kinh doanh.
(Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 2010) [4]
2.2.8 Xác định lợi nhuận cho từng chi nhánh, từng sản phẩm, từng khu vực thị
trường hoặc từng khách hàng
2.2.8.1 Xác định lợi nhuận của chi nhánh
Với công cụ định giá chuyển vốn, mức độ đóng góp (lợi nhuận) của các chi nhánh được đánh giá một cách chính xác, khách quan thể hiện trên bảng tổng kết tài sản của chi nhánh (Bảng tổng kết tài sản thiên về phản ánh số cho vay và huy động thực tế của chi nhánh). Tất cả các tài sản của chi nhánh đều được định giá, có thể xác