Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 62)

2.4 Đánh giá về những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc thực hiện

2.4.1 Những kết quả đạt được

2.4.1.1 Về chức năng kiểm soát rủi ro

43

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản BIDV từ năm 2005- 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV từ năm 2005- 2012 [9] Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu BIDV từ 2005- 2012. 484.785 405.755 366.268 296.432 246.520 204.511 161.223 117.976 0 200000 400000 600000 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 Tổng tài sản từ năm 2005- 2012 26.496 24.390 24.220 17.639 13.484 11.635 7.551 3.150 0 10000 20000 30000 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 2005 Vốn chủ sở hữu từ 2005- 2012

44

Kể từ khi áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, khả năng thanh khoản của BIDV đã được cải thiện đáng kể so với trước đó. Có được kết quả trên là do cơ chế quản lý vốn tập trung đã phát huy hiệu quả công tác quản trị nguồn vốn của BIDV, làm gia tăng nguồn vốn của BIDV, rủi ro thanh khoản của ngân hàng ở mức được kiểm sốt. Theo đó, tỷ lệ tài sản có thanh tốn ngay/ tổng nợ phải trả (năm 2012 là 18,18%, năm 2011 là 18,55%) và khả năng chi trả trong 7 ngày tới (năm 2012 là 2,04; năm 2011 là 1,17) luôn đảm bảo trên mức tối thiểu theo quy định (15% và 1). Công tác quản lý thanh khoản của BIDV ngày càng được hoàn thiện, đặc trưng là thiết lập cơ chế kiểm sốt và theo dõi hợp lý tình trạng thanh khoản hàng ngày và dài hạn.

2.4.1.2 Về chức năng điều hành vốn

- Kể từ khi BIDV chính thức triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung vào năm 2007, quy mô nguồn vốn huy động của BIDV không ngừng tăng lên theo hướng tích cực so với các năm trước đó.

Bảng 2.2: Quy mô huy động vốn của một số NHTM Việt Nam 2005- 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 VBARD 128.272 175.471 249.267 308.335 341.012 427.235 417.526 465.696 VCB 108.313 129.694 144.810 159.989 169.559 209.081 277.051 284.414 VTB 84.387 99.683 116.098 125.094 157.092 216.420 342.771 289.105 BIDV 85.747 107.018 149.377 163.397 187.280 247.494 285.581 358.019 ACB 19.984 35.355 80.973 80.973 115.065 143.284 227.641 125.234 STB 11.423 20.104 58.635 58.635 86.335 126.204 111.513 107.459 TCB 6.195 9.758 42.553 42.553 67.805 96.000 109.399 141.000

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các NHTM từ 2005 - 2012

Đến cuối năm 2012, nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động) đạt 258.019 tỷ đồng, tăng 27% mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.

45

- Vị thế của BIDV trong khối NHTM không ngừng được cải thiện Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.3: Tương quan huy động vốn năm 2012 của BIDV với các NHTM

Năm 2005, BIDV đứng thứ 3 sau VBARD và VCB về quy mô huy động vốn. Sang năm 2007, BIDV vượt VCB và đứng thứ 2 sau VBARD. Đến năm 2012, vị thế thứ 2 của BIDV tiếp tục được khẳng định khi nới rộng khoảng cách lớn hơn (trên 70.000 tỷ đồng) so với VCB.

- Tăng trưởng nguồn vốn huy động trong dân cư

Trước nhận thức về tầm quan trọng của huy động vốn dân cư trong việc giữ nền vốn ổn định, HSC đã ban hành các cơ chế phù hợp như nâng giá mua vốn FTP dân cư cao hơn các đối tượng tổ chức nhằm khuyến khích các chi nhánh tập trung huy động vốn dân cư. 0 100000 200000 300000 400000 500000 465.696 284.414 289.105 358.019 125.234 107.459 141.000

46

Bảng 2.3: Số liệu huy động vốn dân cư của BIDV từ 2007 - 2012

Huy động vốn dân cư 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị (tỷ đồng) 46.018 58.251 74.339 100.003 129.204 207.651

Tăng trưởng (%) 11,8 27,6 34,5 29,00 36,00

Tỷ trọng huy động vốn dân cư/ Tổng nguồn vốn huy động (%)

34,88 31,32 35,06 37,39 45,24 58,00

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2007- 2012 [9]

Đến cuối năm 2012, huy động vốn dân cư của BIDV được cải thiện rõ rệt, với kết quả đạt được là 207.651 tỷ đổng, tăng xấp xỉ 4 lần so với thời điểm cuối năm 2007 và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007- 2012 là 39%. Nguồn vốn huy động trong dân cư gia tăng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tăng tính ổn định của nền vốn tại BIDV.

- Phát huy lợi thế của từng địa bàn

Yếu tố địa lý đóng vai trị quan trọng trong cơng tác huy động vốn. BIDV chia 117 chi nhánh thành 8 khu vực:

 Khu vực trọng điểm phía Bắc: gồm 33 chi nhánh thuộc các tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng.

 Khu vực miền núi phía Bắc: gồm 14 chi nhánh thuộc Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hịa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

 Khu vực đồng bằng sông Hồng: gồm 4 chi nhánh thuộc Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

 Khu vực Bắc Trung Bộ: gồm 11 chi nhánh thuộc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.

 Khu vực Nam Trung Bộ: gồm 9 chi nhánh thuộc Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

47

 Khu vực Tây Nguyên: gồm 10 chi nhánh thuộc Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Phước.

 Khu vực trọng điểm phía Nam: gồm 23 chi nhánh thuộc Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

 Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: gồm 13 chi nhánh An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Mỗi chi nhánh trong hệ thống sẽ có thế mạnh hoặc hạn chế với một số sản phẩm nhất định. Cơ chế quản lý vốn tập trung được áp dụng đã góp phần phát huy lợi thế địa bàn trong huy động vốn.

Bảng 2.4: Kết quả huy động vốn theo địa bàn của BIDV giai đoạn 2007 - 2012

Khu vực/ địa bàn 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng bình quân (2007- 2012) 1.Trọng điểm phía Bắc 78.050 78.269 80.499 117.341 135.568 174.900 18,69 Tỷ trọng 52,25 47,90 42,98 47,36 47,47 48,85 (1,05) 2. Đồng bằng sông Hồng 2.914 4.126 5.588 7.037 9.125 12.352 33,60 Tỷ trọng 1,95 2,53 2,98 2,84 3,20 3,45 12,65 3. Bắc Trung Bộ 7.081 7.884 10.059 13.002 15.908 18.168 20,95 Tỷ trọng 4,74 4,83 5,37 5,25 5,57 5,07 1,61 4.Nam Trung Bộ 7.933 9.646 12.112 16.609 22.108 28.060 28,86 Tỷ trọng 5,31 5,90 6,47 6,70 7,74 7,84 8,22 5. Miền núi phía Bắc 6.578 8.667 11.083 14.398 16.467 17.320 21,82

48 Tỷ trọng 4,40 5,30 5,92 5,81 5,77 4,84 2,67 6.Tây Nguyên 4.093 5.169 6.800 9.639 12.021 16.557 32,41 Tỷ trọng 2,74 3,16 3,63 3,89 4,21 4,62 11,09 7.Trọng điểm phía Nam 38.717 45.042 54.652 60.290 63.906 78.346 15,32 Tỷ trọng 25,92 27,57 29,18 24,33 22,38 21,88 (2,93) 8. Đồng bằng

sông Cửu Long 4.011 4.594 6.487 9.448 10.478 12.316 25,97

Tỷ trọng 2,69 2,81 3,46 3,81 3,67 3,44 5,59

Tổng cộng 149.377 163.397 187.280 247.764 285.581 358.019 19,39

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu hội nghị huy động vốn 2012 [6]

Qua 6 năm thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung đã phát huy lợi thế của từng địa bàn trong việc gia tăng nguồn vốn huy động. Các địa bàn như động lực phía Bắc, động lực phía Nam tiếp tục giữ vai trị đầu tàu, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 70% tổng nguồn vốn huy động của BIDV. Tuy nhiên đây cũng là khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất khi thị trường bất ổn, nên xét về tốc độ tăng trưởng bình qn giai đoạn 2007- 2012 khơng cao. Các địa bàn khác tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, chứng tỏ những khu vực này còn nhiều tiềm năng để khai thác như khu vực đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

2.4.1.3 Về chức năng phân bổ thu nhập chi phí

- Hiệu quả kinh doanh của BIDV không ngừng tăng trưởng vững chắc trong thời gian qua

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của BIDV giai đoạn 2005 - 2012

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1.Lợi nhuận ròng (tỷ đồng) 115 539 1.605 1.780 2.520 3.758 3.209 3.265 2.Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài 0,11 0,39 0,89 0,80 0,94 1,03 0,83 0,74

49

sản bình quân (ROA, %) 3. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE,%)

3,70 14,23 25,03 19,38 21,04 15,51 13,16 12,9 4. Lãi cận biên ròng (NIM, %) 3,38 2,73 3,07 2,57 2,38 2,96 3,4 3,21 5. Hệ số an toàn vốn (CAR,

%) 3,36 5,9 6,7 6,62 7,55 8,37 10,28 9,02

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2005- 2012 [9]

Kể từ khi chính thức áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung năm 2007, hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV đã có những tăng trưởng vững chắc được thể hiện qua các chỉ tiêu: ROA, ROE luôn được cải thiện qua các năm. Riêng năm 2010, 2011, 2012 ROE sụt giảm so với năm 2009 chủ yếu là do BIDV bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận của BIDV 3 năm này có phần giảm sút do vai trò đặc thù của BIDV trong ngành ngân hàng- đi đầu trong việc thực hiện chính sách vĩ mơ của Chính phủ. Điều này đồng thời ảnh hưởng đến chỉ số ROA. NIM qua các năm được cải thiện đáng kể, năm 2013, BIDV phấn đấu đạt NIM 4,5%. Hệ số an tồn vốn ln được chú trọng đáp ứng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế.

- Chi phí đầu vào được quản lý hiệu quả, thu nhập từ huy động vốn gia tăng khơng ngừng

Bảng 2.6: Thu nhập, chi phí huy động vốn của BIDV giai đoạn 2007 - 2012

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng trưởng bình quân 1.Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự, trong đó 15.431 22.124 21.184 29.614 44.557 30.522 19,58 - Thu nhập từ lãi cho vay khách hàng 11.716 18.186 17.191 24.020 36.932 25.949 22,70

50

- Thu nhập từ lãi

tiền gửi 1.846 1.638 1.210 2.477 4.245 864 11,81 2. Chi phí lãi và các

khoản chi phí tương tự, trong đó

10.580 15.896 14.235 20.591 31.918 21.314 21,25

-Trả lãi tiền gửi 8.442 12.422 11.616 17.839 25.609 17.400 21,15 -Trả lãi tiền vay 363 1.706 669 1.544 4.915 2.933 123,60 -Trả lãi phát hành

giấy tờ có giá 815 1.709 1.939 1.134 1.311 969 14,23 3. Thu nhập lãi

thuần 4.851 6.228 6.949 9.023 12.639 9.208 16,55 Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2007- 2012 [9]

Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần bình quân giai đoạn 2007- 2012 là 16,55% gần bằng tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi và các khoản tương tự. Có được kết quả trên một phần do áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi rủi ro chuyển về HSC, hạn chế chi phí đầu vào, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)