5.1 .Ý nghĩa về mặt khoa học
2.1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ
2.1.1. Sự ra đời văn bản pháp luật quy định trong hoạt động trợ giúp pháp lý
Thời điểm trước năm 1975, tuy khơng có luật riêng hay một chế định cụ thể về chức danh TGVPL hay LSC nhưng các hoạt động TGPL miễn phí cho người nghèo, các đối tượng đặc biệt khó khăn, các bị can, bị cáo cần có người bào chữa vẫn được quy định trong văn bản luật như Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa có quy định trong các tịa án thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ tịa án tại mặt trận, bị can có thể nhờ một cơng dân khơng phải là luật sư bào chữa cho họ và nếu bị can khơng có ai bênh vực thì ơng Chánh án có thể tự mình hay theo lời u cầu của bị can cử một người ra bào chữa cho bị can; người đứng ra bênh vực không được nhận tiền thù lao hay của thân nhân bị can12. Đến năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 cũng được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 37 đối với bị can, bị cáo về tội khung hình phạt có mức án cao nhất tử hình được quy định Bộ luật hình sự; những bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ mà chưa mời được người bào chữa thì cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tịa án u cầu Đồn luật sư cử người tham gia bào chữa cho họ. Các bị can, bị cáo được bào chữa miễn phí khơng phải trả thù lao cho luật sư.
Qua việc quy định Sắc lệnh năm 1949, Bộ luật hình sự năm 1988 trên đã chứng minh được rằng trước năm 1975 và trước khi hoạt động TGPL được Đảng và nhà nước quan tâm nghiên cứu (1995) đã có sự tồn tại của hoạt động TGPL miễn phí cho người dân. Họat động TGPL bắt đầu được nghiên cứu vào năm 1995 và mãi đến cuối thế kỷ thứ XX (năm 1997) TGPL mới hình thành đi vào hoạt động. TGPL ra đời muộn so với sự ra đời lịch sử nền Tư pháp Việt Nam. Thời điểm này, ở Việt Nam
12 Trích Sắc lệnh ngày 18/6/1949, Trang thơng tin điện tử Bộ Tư pháp, Hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, tại http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=236,
điều kiện kinh tế rất khó khăn, cuộc sống chủ yếu nhờ vào ngành nơng nghiệp, trình độ dân trí thấp, thất nghiệp, hộ nghèo đơng nên việc tiếp cận dịch vụ pháp lý của người dân còn nhiều hạn chế. Dưới sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với những đối tượng yếu thế trên nên đã ban hành những văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động TGPL để TGPL miễn phí đi vào lịng dân. Từ khi có sự quan tâm của nhà nước về hoạt động TGPL thì những đối tượng như người nghèo, đối tượng chính sách người có cơng với cách mạng và những đối tượng khác được tiếp cận dịch vụ pháp lý thường xuyên, kịp thời. Hoạt động TGPL đã góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, hạn chế tranh chấp khiếu kiện vượt cấp không đúng quy định pháp luật. Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, giảm bớt các vụ khiếu kiện trái pháp luật, giữ gìn trật tự an tồn xã hội. Hoạt động TGPL đã góp phần thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đưa pháp luật vào cuộc sống người dân. Góp phần xóa đói giảm nghèo, gắn bó với cơ sở và huy động được sự tham gia rộng rãi của các lực lượng xã hội trong hoạt động TGPL. Hoạt động TGPL đã được triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp, phục vụ cho đông đảo quần chúng nhân dân, thể hiện bản chất, tính ưu việt của pháp luật. Hoạt động TGPL mang tính chất từ thiện xã hội nhằm mục tiêu tạo điều kiện nâng cao ý thức tuân theo pháp luật của người dân, sống và làm việc theo pháp luật.
Đảng và nhà nước đã chú trọng quan tâm đến những đối tượng khó khăn về tài chính, đối tượng người có cơng với cách mạng và yếu thế trong xã hội vào diện thuộc đối tượng được hưởng dịch vụ TGPL miễn phí. Để thực hiện được vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã nghiên cứu nhiều phương pháp, đề án, hình thức TGPL để triển khai pháp luật TGPL được đi sâu vào trong dân. Do đó, ngày 31/5/1995 Văn phòng Trung ương Đảng đã ban hành văn bản số 485/CV-VPTW chỉ đạo cần phải mở rộng tư vấn pháp luật phổ thông đáp ứng nhu cầu rộng rãi, đa dạng của nhiều tầng lớp nhân dân, cung cấp dịch vụ TGPL miễn phí khơng thu tiền từ người dân. Tư vấn, hướng dẫn người dân sống và làm việc theo pháp luật. Triển khai chủ trương cho hoạt động TGPL miễn phí theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng Bộ Tư pháp và Ban
Tổ chức trung ương đã tập trung triển khai thí điểm thành lập tổ chức TGPL. Tổ chức TGPL đầu tiên được thành lập là tại tỉnh Cần Thơ (7/1996) và Hà Tây (01/1997). Tên tổ chức là Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Cần Thơ, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Hà Tây. Mơ hình hoạt động của hai trung tâm này hoạt động mang tính chất từ thiện, nhân đạo và là chính sách lớn của nhà nước ta. 13Trên cơ sở thí điểm hoạt động để nghiên cứu, rút kinh nghiệm nhà nước ta đã mạnh dạng mở rộng thêm nhiều Trung tâm TGPL ở các tỉnh khác. Trên cơ sở thí điểm Bộ Tư pháp và Ban tổ chức Trung ương đã đề xuất lập Đề án và xây dựng hệ thống TGPL. Đề án đưa ra nhanh chóng được Thủ Tướng Chính phủ đồng ý và cho chủ trương. Ngoài tư vấn pháp luật cịn mở thêm hình thức hoạt động là đại điện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người được hưởng TGPL tại các cơ quan tố tụng.
Năm 1997, tại kỳ họp lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định cần phải có tổ chức tư vấn pháp luật phục vụ cho các cơ quan nhà nước và nhân dân. Đặc biệt phải luôn quan tâm hướng đến đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách đều phải được hưởng dịch vụ TGPL miễn phí. Ngày 06/9/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg về việc thành lập hệ thống tổ chức TGPL cho người nghèo, đối tượng chính sách, thành lập Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp. Cục TGPL vừa có chức năng giúp Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về TGPL, vừa thực hiện TGPL trong trường hợp cần thiết. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Trung tâm TGPL do Sở Tư pháp nơi đó thành lập.
Ngày 01/3/2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2000/CT-TTg và Bộ Tư pháp ban hành 16 văn bản hướng dẫn thi hành với nội dung tăng cường cho công tác TGPL nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động TGPL. Trên cơ sở tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ pháp lý miễn phí. Ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo đến năm 2010 nhằm mục đích chung là “Tạo mơi trường tăng trưởng nhanh,
bền vững và xóa đói, giảm nghèo” trong đó xác định rõ “Hồn thiện khn khổ pháp
13 Theo Cục trợ pháp lý “Quá trình hình thành và phát triển của cơng tác trợ giúp pháp lý ở Việt Nam”, Lịch sử phát triển, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại
luật, tăng cường TGPL và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo”. Ngày
06/6/2003, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của tổ chức Bộ Tư pháp trong đó có quy định Bộ Tư pháp có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về TGPL cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Để thực hiện TGPL hoạt động trên toàn quốc nên tháng 6/2006 cả nước thành lập 63 Trung tâm TGPL ở 63 tỉnh, 199 chi nhánh, tổ chức TGPL, 4.345 Câu lạc TGPL ở cấp xã, phường, thị trấn. Người thực hiện TGPL có 483 người, 1.055 cộng tác viên là luật sư, luật gia và những người công tác pháp luật đã về nghĩ hưu14. Hoạt động TGPL đã trưởng thành và bắt đầu đi vào ổn định trên toàn quốc.
Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã ban hành Luật TGPL. Luật này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2007 quy định về đối tượng TGPL, tiêu chuẩn điều kiện bổ nhiệm TGVPL (Người thực hiện TGPL) và những quy định khác có liên quan. Tạo ra bước ngoặc lịch sử trong hoạt động TGPL tại Việt Nam. Sau 10 năm hoạt động Đảng và nhà nước ta đã nhận thấy vẫn còn thiếu một số đối tượng chưa được đưa vào đối tượng được hưởng TGPL nên cần mở rộng thêm như hộ cận nghèo bị buộc tội, người cao tuổi khó khăn về tài chính, trẻ em từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội. Quá trình thực hiện các vụ việc TGPL chất lượng cịn thấp, năng lực trình độ chuyên môn các TGVPL; các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng TGPL chưa chuyên sâu, sự tin tưởng của người được TGPL chưa cao. Do đó, ngày 20/6/2017 Quốc hội đã ban hành Luật TGPL năm 2017 và luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Luật này quy định về người được TGPL; tổ chức thực hiện TGPL; hoạt động TGPL; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động TGPL.
Ngồi ra, hoạt động TGPL cịn có một số văn bản luật có liên quan quy như Thơng tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật TGPL và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động TGPL; Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định tại điểm b khoản 2 Điều 61 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (TGVPL người thực hiện TGPL); Bộ Luật tố tụng dân sự
năm 2015 quy định tại điểm b khoản 2 Điều 75 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đương sự (TGVPL thực hiện TGPL) và Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định tại điểm d khoản 2 Điều 72 người bào chữa (TGVPL thực hiện TGPL).