MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 61 - 65)

3.1.1.1 .Về hoạt động trợ giúp pháp lý tại trung tâm

4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ

TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

Tiêu chuẩn, điều kiện TGVPL theo Luật TGPL năm 2017 đều có trình độ, chun mơn, nghiệp vụ cao và hình thức đào tạo tương đương với trình độ, chun mơn của luật sư theo quy định Luật Luật sư. Từ đó, TGVPL khơng khác gì đối với luật sư và chức năng, nhiệm vụ của TGVPL có thể chuyển đổi thành LSC thực hiện TGPL như một số nước trên thế giới. Tư pháp Việt Nam sẽ tồn tại hai dạng luật sư (LSC, luật sư tư). Để mơ hình hoạt động đạt như các mơ hình hoạt động TGPL của các LSC thì pháp luật ở Việt Nam cần hoàn thiện hơn cũng như phương pháp đào tạo nghề luật sư cho nguồn TGVPL.

4.2.1 Hình thức đào tạo nghề luật sư cho nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý

Trong quá trình giảng dạy các giảng viên nên đưa các vụ án thực tế vào trong giảng dạy. Từ tình huống các vụ án đó có thể phân tích từng chi tiết vụ án để học viên nắm và có kinh nghiệm sau khi hồn thành khóa đào tạo. Giảng viên giảng dạy nên giảm tính hàn lâm, tập trung thực tế vụ việc. Các trường đào tạo cử nhân luật nên chọn những luật sư giỏi, có uy tính tham giảng dạy để các học viên học hỏi được kỹ năng từ họ.

Nghề luật sư tại Việt Nam được đào tạo tại Học viện Tư pháp (Bộ Tư pháp) và Học viện cũng nên lựa chọn giảng viên đa số luật sư có kinh nghiệm thực hiện giảng dạy. Theo quy định Luật TGPL năm 2017 để được bổ nhiệm TGVPL phải qua lớp đào tạo cử nhân luật, có chứng chỉ nghề luật sư nên Học viện cần chú trọng nhiều đến việc rèn luyện các kỹ năng hành nghề và giảm việc truyền đạt kiến thức lý thuyết đơn chiều cho học viên. Học viên nắm rõ vận dụng tốt thực tế. Học viện có thể đưa 20% các chuyên đề về pháp luật, kiến thức chuyên sâu các văn bản qui phạm pháp luật vào

27Theo Phan Hà (2013)“Trợ giúp pháp lý ở Israel”, Nghiên cứu – Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại http://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/tro-giup-phap-ly-o-

trong giảng dạy. Các bài giảng giảng viên nên đưa tình huống thực tế vào trong giảng dạy và cho học viên tham gia diễn án. Giảng viên phân tích rõ từng tình huống để từ đó học viên có thể nắm tự tin sau khi hồn thành khóa học. Học viện nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy với nhiều khía cạnh khác nhau cho học viên tiếp cận cả về lý luận và thực tế. Học viện ln tập trung chun sâu trong q trình tố tụng, dạy những kỹ năng cho học viên trong quá trình tham gia vụ án như nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị tài liệu chứng cứ, tham gia xét hỏi, tranh luận, tham gia phiên tịa theo quy định. Các tình huống mà giảng viên đưa vào giảng dạy phải là tình huống có thật mà các luật sư đã tham gia, vụ án Tịa án đã xét xử. Dựa trên vụ án đó các giảng viên hướng dẫn cho học viên về cách giải quyết tình huống. Học viên sẽ tự phân tích các chứng cứ sau đó đưa ra các quan điểm luận cứ bảo vệ của mình. Học viện thường xuyên tổ chức những buổi diễn án cho học viên đóng vay các cơ quan tố tụng tham gia tại một phiên tòa giả định. Giảng viên dạy cho học viên biết cách xử lý trong một phiên tịa dân sự, hình sự, hành chính. Để sau này khi học viên được bổ nhiệm TGVPL tham gia phiên tịa khơng bị bỡ ngỡ, lúng túng. Học viên được trực tiếp thể hiện kỹ năng xét xử, buộc tội, gở tội trong các vụ án hình sự. Phương pháp giảng dạy này rất có hiệu quả cho học viên sau khi kết thúc khóa đào tạo nghề luật sư. Với phương pháp giảng dạy trên viên chức Trung tâm TGPL được học hỏi kỹ năng từ các tình huống thực tế và khi được bổ nhiệm TGVPL sẽ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động TGPL. Các TGVPL có trình độ và năng lực ngang bằng luật sư nên việc TGVPL chuyển đổi thành LSC sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn.

Đối với một số nước trên thế giới như Mỹ, Đức và các nước có mơ hình LSC về việc đào tạo luật sư họ rất quan tâm từ khi ngay còn ghế nhà trường, sinh viên được đào tạo tư duy về luật sư. Học viện Tư pháp nên xây dựng nguyên lý đào tạo riêng cho nghề luật sư nhằm đáp ứng quá trình hội nhập quốc tế. Nếu Việt Nam áp dụng được mơ hình đào tạo nghề luật sư theo hình thức trên thì việc bổ nhiệm TGVPL khi qua khóa tào tạo nghề luật sư sẽ được nâng cao hơn về trình độ, chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng trong hoạt động TGPL. Từ đó, mơ hình TGVPL ở Việt Nam chuyển sang mơ hình LSC như một số nước trên thế giới trong hoạt động TGPL sẽ

thuận lợi, dễ dàng hơn. Vị thế TGVPL sẽ ngang bằng luật sư tư nhân và được người dân tin tưởng, biết đến.

4.2.2. Xây dựng hành lang pháp lý

Để có thể chuyển đổi mơ hình TGVPL sang mơ hình LSC như một số nước trên thế giới thì pháp luật TGPL phải được hồn thiện, sửa đổi bổ sung cho phù hợp thực tế. Nhà nước ta cần phải sửa đổi một số văn bản luật hiện hành quy định về TGPL.

Luật TGPL năm 2017 có thể chuyển đổi thành Luật LSC như một số nước đã áp dụng. Tên gọi chức danh TGVPL đổi thành tên gọi chức danh LSC và người thực hiện TGPL là LSC. Từ đó để thấy được tầm quan trọng của người thực hiện TGPL là LSC. Quy định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của LSC trong hoạt động TGPL. Bộ Tư pháp cần xây dựng tổ chức quản lý theo hướng thiết lập hệ thống TGPL từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm tính khách quan, độc lập của người thực hiện TGPL là LSC. Trong quá trình thực hiện vụ việc TGPL người thực hiện TGPL là LSC và hoạt động TGPL theo điều chỉnh Luật LSC riêng biệt. Nhà nước cần quan tâm đào tạo nâng cao nghiệp vụ chun mơn cho người thực hiện TGPL có chiều sâu hơn để khi chuyển đổi từ chức danh TGVPL thành LSC sẽ thực hiện TGPL bảo đảm nhu cầu TGPL của người dân trong các cơ quan nhà nước khi có tranh chấp, khiếu kiện được kịp thời, nhanh chóng. Nghiên cứu chế định người thực hiện TGPL là LSC nhằm chuẩn hóa với các điều kiện, tiêu chuẩn LSC hưởng lương hàng tháng từ ngân sách Nhà nước với mức lương tương đương với các chức danh Kiểm sát viên và Thẩm phán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nghiên cứu cơ chế, nguồn lực để đảm bảo những người khơng có điều kiện th luật sư được thụ hưởng dịch vụ TGPL từ người thực hiện TGPL là LSC.

Nhà nước cần có nguồn ngân sách dành riêng cho hoạt động TGPL để trả lương cho LSC nếu được chuyển đổi từ chức danh TGVPL; có cơ chế, giải pháp tăng nguồn kinh phí cho hệ thống TGPL. Nghiên cứu xây dựng cơ chế về tài chính của nhà nước quy định cụ thể mức ngân sách ổn định để họ được trả lương hàng tháng cố định, an tâm cho người thực hiện TGPL trong hoạt động TGPL. Ngoài ra, xây dựng mạng lưới TGPL rộng khắp trong toàn quốc để bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhu cầu TGPL của

người dân. Nghiên cứu quản lý giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện TGPL của LSC thông qua phần mềm kết nối giữa Cục TGPL ở Trung ương (Bộ Tư pháp) và cơ quan TGPL ở địa phương (Trung tâm TGPL), giúp cập nhật thông tin kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm tính chính xác.

Nếu mơ hình LSC được thực hiện ở Việt Nam, Luật LSC được ban hành thì các văn bản pháp luật khác có liên quan hoạt động TGPL cần phải có sự điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp như Luật Tố tụng hành chính năm 2015 sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 2 Điều 61 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là LSC; Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 2 Điều 75 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đương sự là LSC và Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 2 Điều 72 người bào chữa là LSC. Một số văn bản liên quan TGPL cần bổ sung, sửa đổi đều chỉnh theo.

Qua phân tích đánh một số nước về người thực hiện TGPL là LSC (mơ hình LSC nước Canada, Israel, Argentina) và so sánh với mơ hình TGPL tại Việt Nam người thực hiện TGPL là TGVPL cả hai mơ hình đều giống nhau. Mục đích hoạt động hai mơ hình TGPL đều là hỗ trợ dịch vụ pháp lý cho các đối tượng yếu thế trong xã hội và có khó khăn về tài chính khơng có điều kiện tiếp cận pháp lý. Người thực hiện TGPL là LSC và TGVPL đều được hưởng lương được trích từ ngân sách nhà nước, hưởng thêm nhiều chế độ (Bảo hiểm, nghĩ theo quy định, được cử tham gia các khóa học, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ ……) chỉ khác nhau người thực hiện TGPL ở mơ hình LSC là cơng chức nhà nước 28còn ở Việt Nam là viên chức nhà nước chỉ có Giám đốc trung tâm TGPL cơng chức.Với sự hồn thiện pháp luật về TGPL như trên nhà nước ta có thể chuyển đổi mơ hình TGPL mà người thực hiện TGPL là TGVPL chuyển sang mơ hình LSC người thực hiện TGPL là LSC. Chức danh LSC sẽ được người dân biết và nắm rõ về chức năng, quyền hạn của họ là bào chữa, bảo vệ cho đối tượng được TGPL miễn phí ngang bằng luật sư tư nhân. Hoạt động TGPL sẽ có hiệu quả và phát triển trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)