CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP VIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 65 - 71)

3.1.1.1 .Về hoạt động trợ giúp pháp lý tại trung tâm

4.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP VIÊN

PHÁP LÝ

Luật TGPL năm 2017 có hiệu lực pháp luật ngày 01/01/2018. Luật này thay thế Luật TGPL năm 2006. Luật mới này quy định cụ thể về điều kiện bổ nhiệm TGVPL. TGVPL phải qua lớp đào tạo nghề luật sư và tập sự 12 tháng TGPL. Điều đó chứng minh trình độ năng lực TGVPL ngang tầm luật sư tư nhân. Đề điều chỉnh hoạt động TGPLChính phủ cần ban hành Thông tư hướng dẫn kèm theo và Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành kế hoạch để thực hiện Luật TGPL năm 2017. Trung tâm TGPL kiện toàn lại nguồn nhân lực thực hiện TGPL và các phòng nghiệp vụ. Tập trung đào tạo cho nguồn TGVPL có nghiệp vụ chuyên môn ngang tầm luật sư tư nhân đảm bảo chất lượng vụ việc. Kiện toàn bộ máy TGPL từ Trung ương đến địa phương.

Có thể khẳng định hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn Luật TGPL đã được ban hành theo đúng tiến độ và bảo đảm để Luật kịp thời đi vào cuộc sống theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống pháp luật TGPL đã cơ bản hồn thiện, bảo đảm tính thống nhât, đồng bộ, khả thi, điều chỉnh khá toàn diện các vấn đề phát sinh về tổ chức và hoạt động TGPL. Đặc biệt có tính đến đặc thù vùng, miền. Luật TGPL năm 2017 mở thêm nhiều đối tượng được TGPL. Từ đó, thể hiện Đảng và nhà nước có sự quan tâm đến đối tượng được thụ hưởng dịch vụ TGPL có vướng mắc về pháp luật.

Nhà nước ta luôn quan tâm hoạt động TGPL. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn chỉ đạo Trung tâm TGPL triển khai TGPL và kiện toàn bộ máy. Tăng cường cho hoạt động TGPL xuống tận địa phương vùng sâu, vùng xa. Cân đối nguồn ngân sách cho đội ngũ thực hiện TGPL để người thực hiện TGPL n tâm cơng tác. Các văn bản luật có liên quan hoạt động TGPL Nhà nước ta cần nên điều chỉnh, sửa đổi bổ sung cho phù hợp để khi chuyển đổi sang mơ hình LSC sẽ thuận lợi hơn và khơng phải mất thời gian.

KẾT LUẬN

Qua bốn chương của Luận văn “Hoàn thiện pháp luật về Trợ giúp viên pháp lý

dựa trên mơ hình luật sư cơng từ thực tiễn tại tỉnh Bến Tre”. Tác giả đã đưa ra khái

niệm về nghề luật sư, nghề LSC và để có cơ sở so sánh mơ hình LSC với mơ hình TGVPL hoạt động TGPL ở Việt Nam tác giả cũng đã đánh gia thực tiễn 03 nước có mơ hình LSC như 03 nước Canada, Israel, Argentina. Đánh giá kết quả đạt được mà LSC đã thực hiện. Qua đó rút ra những kinh nghiệm của mơ hình LSC như tên gọi LSC; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm LSC; đối tượng được hưởng TGPL; hình thức hoạt động TGPL để có thể vận dụng vào mơ hình TGVPL tại Việt Nam. Tác giả cũng đã tổng hợp, đánh giá hoạt động TGPL ở Việt Nam sau 20 năm thành lập và phát triển. Pháp luật TGPL đã thực hiện triển khai rộng rãi xuống tận vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn để đáp ứng nhu cầu TGPL cho người dân. Tác giả đã khái quát được lịch sử sự hình thành và phát triển hoạt động TGPL ở Việt Nam từ khi mới thành lập cho đến khi Luật TGPL năm 2017 đi vào hoạt động ổn định. Qua đó khẳng định rằng hoạt động TGPL đã có sự phát triển bền vững. Bên cạnh đánh giá chung hoạt động TGPL ở Việt Nam tác giả cũng đã đánh giá đối với hoạt động TGPL thực tiễn tại tỉnh Bến Tre và những khó khăn, vướng mắc mà các TGVPL khi áp dụng pháp luật TGPL. Tác giả đã nêu lên những kết quả đạt được sau hơn 10 năm thành lập Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bến Tre theo Quyết định số 912/QĐ-UB ngày 15/6/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Tác giả đã liệt kê các văn bản liên quan hoạt động TGPL mà thuộc tỉnh Bến Tre ban hành theo sự chỉ đạo của cấp trên và đã tổng hợp được số lượng vụ việc mà TGVPL đã tham gia thực hiện TGPL tại tỉnh Bến Tre. Tác giả phân tích sự vướng mắc một số quy định như về mạng lưới TGPL cơ sở; về công tác TGPL lưu động; về công tác phối hợp với cơ quan liên quan hoạt động TGPL; tiêu chuẩn, điều kiện TGVPL; quy định hoàn thành chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng của Bộ Tư pháp; đối tượng được TGPL. Từ những vướng mắc đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật TGPL năm 2017 cho hoạt động TGPL như tại Điều 19 quy định tiêu chuẩn TGVPL cần phải bổ sung thêm điều kiện có thời gian cơng tác pháp luật ít nhất 6 năm kinh nghiệm để sau khi được bổ

nhiệm TGVPL có đủ kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác TGPL và quy định xử lý, kỷ luật các TGVPL nếu vi phạm đạo đức nghề nghiệp; Kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Điều 48 miễn đào tạo nghề luật sư đối với các TGVPL đã có thời gian được bổ nhiệm TGVPL ít nhất 05 năm theo Luật TGPL năm 2006; Kiến nghị Điều 41, Điều 42 cần có biện pháp xử lý nghiêm đối cán bộ, cơ quan thiếu trách nhiệm trong hoạt động TGPL. Đặc biệt, Luận văn quan tâm đến đối tượng được TGPL quy định tại Điều 7 của Luật về việc quy định một số đối tượng (người có cơng với cách mạng, người cao tuổi, người nhiểm HIV..) nếu được TGPL phải có điều kiện kèm theo hộ cận nghèo, khó khăn tài chính. Tác giả đã kiến nghị nên bỏ điều kiện này để tăng đối tượng được TGPL và cần đưa thêm đối tượng được hưởng dịch vụ TGPL (ly hôn yêu cầu quyền ni con nhỏ; các vụ án hình sự; người có khả năng bị buộc tội; tất cả người dân vướng mắc pháp luật cần được tư vấn pháp luật; vụ án dân sự, hành chính nếu người dân khơng có khả năng th luật sư thì được TGPL miễn phí như u cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại mà luật đã quy định, yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội hoặc cấp tối thiểu, yêu cầu trợ cấp gia đình hoặc xã hội; yêu cầu chi trả cho việc chăm sóc cha, mẹ con chồng, vợ hoặc đối tượng phụ thuộc khác; yêu cầu trả tiền lương, tiền công; yêu cầu quyền lợi dân sinh từ các hành vi nằm ngoài nhiệm vụ bên ngoài; yêu cầu bồi thường do bị thương tại nơi làm việc). Theo kiến nghị nếu các đối tượng này được đưa vào thuộc diện đối tượng được TGPL miễn phí mà pháp luật TGPL quy định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ pháp lý và quyền lợi của họ được bảo vệ. Qua đó, thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với nhân dân trong hoạt động TGPL để người dân hiểu biết pháp luật và sống làm việc theo pháp luật.

Ngoài những kiến nghị trên, tác giả cịn đề xuất có thể thay thế Luật TGPL thành Luật LSC và chuyển đổi tên gọi, chức danh nghề nghiệp TGVPL sang tên gọi, chức danh LSC. Căn cứ cho sự đề xuất này là xuất phát từ sự đánh giá và rút ra kinh nghiệm của các mơ hình LSC hoạt động có hiệu quả một số nước trên thế giới. Các văn bản pháp luật liên quan hoạt động TGPL cũng được tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung như Luật Tố tụng hành chính năm 2015 sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 2 Điều 61 người

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là LSC; Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 2 Điều 75 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đương sự là LSC và Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 2 Điều 72 người bào chữa là LSC và một số văn bản khác có liên quan.

Với Luận văn này, tác giả phân tích đánh gía kết quả đạt được từ mơ hình LSC của một số nước trên thế giới. Từ đó so sánh với hoạt động mơ hình TGVPL tại Viêt Nam. Qua so sánh đánh giá tác giả đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ mơ hình LSC để có thể vận dụng cho hoạt động TGPL ở Việt Nam. Trên cơ sở áp dụng mơ hình LSC tác giả đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm để hoàn thiện pháp luật về TGVPL cho phù hợp thực tế ở nước ta. Từ đó, mơ hình LSC có thể được triển khai, áp dụng ở Việt Nam một cách có hiệu quả như mơ hình hoạt động TGPL của các nước trên thế giới .

Canada: Luật sư công - hiệu quả”, Trang thông tin điện tử Tuổi trẻ oline, tại https://tuoitre.vn/tro-giup-phap-ly-o-canada-luat-su-cong---hieu-qua-118155.htm, truy cập ngày 5/6/2018.

2. Breger, M. J. (1981). Legal aid for the poor: a conceptual analysis. NCL Rev., 60, 281.

3. Cục Trợ giúp pháp lý “Quá trình hình thành và phát triển của công tác trợ giúp pháp lý ở Việt Nam”, Lịch sử phát triển, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại https://trogiupphaply.gov.vn/lich-su-phat-trien, truy cập ngày 07/6/2018.

4. Levinson, S. (1993). Identifying the Compelling State Interest: On Due Process of Lawmaking and the Professional Responsibility of the Public Lawyer.

Hastings Lj, 45, 1035.

5. Phan Hà (2013) “Chế định luật sư nhà nước ở một số nước”, Nghiên cứu – Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại http://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/che-dinh-luat-su-nha-nuoc-o-mot- so-nuoc, truy cập ngày 5/6/2018.

6. Phan Hà (2013)“Trợ giúp pháp lý ở Israel”, Nghiên cứu – Trao đổi, Trang

thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại

http://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/tro-giup-phap-ly-o-israel, truy cập ngày 5/6/2018.

7. Trần Huy Liệu - Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Theo Tạp chí Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề 60 năm ngành Tư pháp (2015) “Nhìn lại 7 năm thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách”, Tư liệu

8. Trịnh Thị Thanh (2015) “Giới thiệu trợ giúp pháp lý Argentina”, Nghiên cứu – Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại http://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/gioi-thieu-tro-giup-phap-ly-

argentina, truy cập ngày 5/6/2018.

9. Trịnh Thị Thanh-Cục Trợ giúp pháp lý (2017) “Một số điểm mới nổi bật

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các công việc cần triển khai”, Trang thông tin điện tử Bộ Tư pháp, tại http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin- khac.aspx?ItemID=2587, truy cập ngày 07/6/2018.

10. Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bến Tre (2017) “Trợ giúp pháp lý tỉnh Bến Tre 20 năm đồng hành cùng người dân xứ dừa”, Nghiên cứu-Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại

http://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/tro-giup-phap-ly-tinh-ben-tre-20- nam-dong-hanh-cung-nguoi-dan-xu-dua , truy cập ngày 12/6/2018.

11. Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bến Tre “Báo cáo tổng kết công tác trợ giúp pháp lý năm 2017”.

2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988; 3. Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015;

4. Chỉ thị số 05/2000/CT-TTg ngày 01/3/2000 của Thủ tướng chính phủ quy định tăng cường cho công tác TGPL;

5. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006; 6. Luật Tố Tụng Hành chính năm 2015; 7. Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;

8. Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và Nghị định số 15/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1989 của hội đồng bộ trường số 15-hđbt ngày 21/2/1989 về việc ban hành quy chế đoàn luật sư;

9. Pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10 quy định luật sư;

10. Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập hệ thống tổ chức TGPL;

11. Quyết định số 912/QĐ-UB ngày 15/6/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thành lập Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bến Tre.

12. Quyết định số 131/QĐ-TTg, ngày 25/01/2017 về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020;

13. Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa;

14. Thơng tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-

VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)