Luật Trợ giúp pháp lý quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 33 - 38)

5.1 .Ý nghĩa về mặt khoa học

2.1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ

2.1.2. Luật Trợ giúp pháp lý quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý

Quy định về phạm vi, lĩnh vực, hình thức và hoạt động TGPL. Phạm vi thực hiện TGPL lý chỉ được thực hiện trên địa phương nơi có vụ việc xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, bị can, bị cáo nơi người được TGPL cư trú hoặc vụ việc TGPL mà cơ quan có thẩm quyền về TGPL Trung ương có yêu cầu thực hiện TGPL(Điều 26). Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL vì có những vụ việc tranh chấp xảy ra nơi không thuộc nơi cư trú của người được TGPL nếu yêu cầu tổ chức thực hiện TGPL nơi có xảy tranh chấp thì sẽ tiện, thuận lợi hơn và tổ chức TGPL dễ dàng thực hiện TGPL (xác minh, thu thập chứng cứ, nắm rõ được địa bàn đang tranh chấp, tập tục địa phương đó). Quy định lĩnh vực, hình thức TGPL là chỉ thực hiện TGPL đối với các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại và hình thức thực hiện TGPL tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật (Điều 27). Lý do trừ lĩnh vực kinh doanh thương mại vì lĩnh vực này thuộc đối tượng có điều kiện về tài chính, có thể thuê luật sư, tổ chức luật sư để tham gia bảo vệ trong vụ án của mình. Trụ sở của tổ chức thực hiện TGPL phải được bố trí nơi để tiếp người được TGPL. Có thể tiếp họ tại trụ sở trợ hoặc ngoài trụ sở nhưng phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL. Nơi đặt trụ sở TGPL phải được niêm yết lịch tiếp, nội quy tiếp người được TGPL, danh sách người thực hiện TGPL, số điện thoại đường dây nóng của tổ chức TGPL và các mẫu giấy tờ liên quan hoạt động TGPL (Điều 28). Để được tổ chức thực hiện TGPL cử người tham gia thực hiện TGPL thì người được TGPL phải có đơn yêu cầu TGPL và có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ chứng minh mình là đối tượng được TGPL, các giấy tờ, tài liệu liên quan vụ việc TGPL. Thông tin, tài liệu, các giấy tờ liên quan yêu cầu TGPL phải chính xác, không được giả mạo, gian dối và nộp hồ sơ này trực tiếp tại trụ sở tổ chức TGPL. Nếu khơng biết viết thì có thể trình bày trực tiếp đối với người tiếp nhận vụ việc TGPL để họ có thể ghi lại nội dung mà mình u cầu, sau đó sẽ được nghe đọc lại rồi

đồng ý ký tên vào đơn yêu cầu TGPL (Điều 29). Ngồi ra, người được TGPL có thể gửi đơn yêu cầu TGPL thông qua đường bưu điện, fax. Với quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL đỡ mất thời gian, chi phí đi lại. Vụ việc TGPL đủ điều kiện để được tổ chức TGPL thụ lý khi vụ việc TGPL có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL; nếu không liên quan trực tiếp người được TGPL hoặc trái pháp luật thì tổ chức TGPL sẽ từ chối thụ lý vụ việc. Ngoài ra, tổ chức TGPL từ chối thực hiện TGPL trong trường hợp khi người được TGPL chết, vụ việc đang được một tổ chức thực hiện TGPL khác thụ lý, giải quyết (Điều 30). Người được TGPL chỉ được quyền chọn một tổ chức thực TGPL cho mình và đây là quy định bắt buộc.

Hoạt động TGPL thực hiện có 03 hình thức như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và đại diện ngoài tố tụng. Hình thức tham gia tố tụng là người thực hiện TGPL(TGVPL, Luật sư cộng tác viên) tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được TGPL theo quy định luật tố tụng. Khi có đơn yêu cầu của người được TGPL nếu đủ điều kiện thụ lý thì trong thời gian khơng q 03 ngày hoặc 12 giờ đối người bị bắt, bị giam giữ; 24 giờ đối với bị can, bị cáo, người bị hại thì trách nhiệm của tổ chức thực hiện TGPL là ra quyết định cử người thực hiện TGPL để tham gia cho người được TGPL kịp thời, đúng lúc (Điều 31). Với quy định này sẽ tạo điều kiện cho người được TGPL nhanh tiếp xúc được người thực hiện TGPL và họ được TGPL ngay từ giai đoạn đầu vụ án. Hình thức tham gia tư vấn TGPL là người thực hiện TGPL được tiếp xúc đối tượng TGPL ngay từ đầu xảy ra vụ việc. Họ sẽ thực hiện TGPL bằng cách tư vấn pháp lý, hướng dẫn, soạn thảo các loại đơn liên quan vụ việc tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật cho người được TGPL, tổ chức cho hai bên hòa giải, thương lượng thống nhất vụ việc được TGPL. Trong thời hạn 10 kể từ ngày thụ lý hoặc nhận đủ hồ sơ của vụ việc người thực hiện TGPL có nhiệm vụ nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được TGPL. Nếu cần phải xác minh làm rõ vụ việc thì khơng q 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được TGPL. Đối với những vụ việc TGPL vướng mắc pháp luật đơn giản thì người thực hiện TGPL có thể tư vấn trả lời ngay cho người

được TGPL(Điều 32). Hình thức đại diện ngồi tố tụng là người thực hiện TGPL(TGVPL, luật sư cộng tác viên) thực hiện TGPL đại diện ngồi tố tụng trước cơ quan có thẩm quyền. Người thực hiện TGPL có thể cùng người được TGPL tham gia hòa giải vụ việc giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn hoặc hỗ trợ pháp lý yêu cầu thi hành án tại cơ quan thi hành án và các công việc khác liên quan TGPL. Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc thì tổ chức thực hiện TGPL ra quyết định cử người thực hiện TGPL đại diện ngoài tố tụng (Điều 33). Quá trình thực hiện TGPL nếu cần có sự phối hợp xác minh đối với tổ chức TGPL khác thì tổ chức TGPL gửi yêu cầu bằng văn bản cho tổ chức TGPL đó để tổ chức nhận được yêu cầu thực hiện việc xác minh. Tổ chức TGPL khi nhận được u cầu phối hợp xác minh thì có nghĩa vụ trong thời hạn 10 ngày phải thực hiện việc xác minh và gửi cho tổ chức TGPL yêu cầu. Nếu không xác minh được nội dung yêu cầu trong vụ án thì phải có văn bản trả lời. Tất cả các văn bản yêu cầu xác minh, văn bản thông báo kết quả thực hiện và các giấy tờ có liên quan vụ việc TGPL phải được lưu trữ trong hồ sơ vụ việc TGPL (Điều 34).

Trường hợp không đủ nguồn lực để thực hiện TGPL, tổ chức tham gia TGPL có thể chuyển yêu cầu TGPL đến Trung tâm TGPL Nhà nước tại địa phương khác và thơng báo cho người có u cầu được biết để tiện liên hệ làm việc (Điều 35). Trong quá trình thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL nhận thấy cần phải có kiến nghị đến các cơ quan, ban ngành liên quan đến vụ việc mà đang được TGPL để yêu cầu cơ quan, ban ngành đó giải quyết. Hình thức kiến nghị phải bằng văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền liên quan vụ việc TGPL. Thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị từ tổ chức thực hiện TGPL thì cơ quan nhận kiến nghị đó phải trả lời bằng văn bản trong phạm vi, quyền hạn của mình. Trường hợp có lý do chính đáng được gia hạn khơng q 45 ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cơ quan yêu cầu kiến nghị không trả lời bằng văn bản thì tổ chức thực hiện TGPL có thể kiến nghị đến cơ quan cấp trên cơ quan đã nhận yêu cầu kiến nghị để cơ quan đó xem xét, giải quyết (Điều 36).

Người thực hiện TGPL không tiếp tục thực hiện TGPL khi người yêu cầu TGPL rút đơn yêu cầu TGPL; người được TGPL thực hiện hành vi bị nghiêm cấm, trái pháp luật. Đối với trường hợp này tổ chức TGPL sẽ ra văn bản thông báo từ chối TGPL cho người được TGPL và ghi rõ nội dung từ chối (Điều 37). Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ vụ việc TGPL Luật cũng đã quy định phải được người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL có trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thực hiện vụ việc TGPL. Các giấy tờ phải được thống kê, đánh dấu bút lục, đánh số thứ tự theo từng trang, sắp xếp theo ngày tháng, năm và lưu trữ theo quy định pháp luật, tránh hư hỏng, thất lạc. Hồ sơ lưu trữ phải được mã số hóa truy cập vào hệ thống quản lý vụ việc TGPL và lữu trữ dữ liệu TGPL(Điều 38, Điều 39). Luật TGPL năm 2017, quy định bổ sung nhiều điểm mới so với Luật TGPL năm 2006. Từ đó, thể hiện được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với hoạt động TGPL. Luật đã khẳng định được rõ trách nhiệm của nhà nước trong hoạt động TGPL và có sự phân biệt hoạt động TGPL so với dịch vụ pháp lý thiện nguyện các tổ chức xã hội và được quy định rõ trong điều luật. Với quy định này thể hiện nhà nước có trách nhiệm quan tâm có những chính sách để phục vụ cho hoạt động TGPL, chính sách thu hút được nguồn lực người thực hiện TGPL nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người được tiếp cận dịch vụ pháp lý (Khoản 1 Điều 4). Hàng năm nhà nước có kế hoạch bố trí kinh phí trong dự tốn ngân sách nhà nước, vận động tài trợ các tổ chức trong, ngoài nước và các tổ chức khác. Tạo nguồn kinh phí ổn định cho tổ chức hoạt động TGPL. TGPL là dịch vụ cung cấp pháp lý đến từ vụ việc và đối tượng cụ thể mà người được TGPL bị xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 2). Điều này thể hiện được hoạt động TGPL đi đúng bản chất là cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong các vụ việc, con người cụ thể. Đối tượng được TGPL Luật cũng mở rộng hơn so với Luật TGPL năm 2006 từ 06 diện thuộc đối tượng này được mở rộng lên 14 diện đối tượng. Nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với nhân dân, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa với người có cơng với cách mạng, quan tâm đối trẻ em người bị buộc tội từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người buộc tội thuộc hộ cận nghèo, người cao tuổi có điều kiện kinh tế khó khăn,

chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em, người yếu thế trong xã hội (Điều 7). Thực hiện TGPL có hiệu quả, đảm bảo chất lượng vụ việc thì cần phải có một tổ chức thực hiện TGPL phải mang tính chun nghiệp, có đủ điều kiện để thực hiện lĩnh vực TGPL. Đối với những tổ chức này phải có đăng ký hoạt động lĩnh vực pháp luật phù hợp lĩnh vực TGPL như tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức, có cơ sở vật chất và tổ chức khơng cịn trong thời gian bị xử phạt vi phạm hành chính. Trung tâm TGPL phải lựa chọn nếu đủ điều kiện thì mới ký hợp đồng thực hiện TGPL (Điều 14, Điều 15). Theo Luật TGPL năm 2006 đối với cá nhân hoặc tổ chức nào muốn ký hợp thực hiện dịch vụ TGPL với trung tâm đều được trung tâm chấp nhận nhưng với Luật TGPL năm 2017 thì khơng được chấp nhận mà phải có sự chọn lọc, lựa chọn cho phù hợp. Với quy định lựa chọn này sẽ đảm bảo cho hoạt động TGPL có hiệu quả, khơng mang tính hình thức. Qua đó nhà nước thể hiện được sự cam kết mạnh mẽ cho chất lượng vụ việc TGPL nhằm tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ cho các tổ chức thực hiện TGPL trên địa bàn.

Quản lý chất lượng vụ việc TGPL cũng có sự nâng cao hơn là quản lý bằng thông tin điện tử, điều hành ứng dụng công nghệ thông tin. Thông tin vụ việc được số hóa, cập nhựt vào hệ thống quản lý TGPL và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu TGPL (Điều 39). Chất lượng các vụ việc đều được thẩm định, đánh giá chất lượng và theo quy định của Luật là giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thực hiện (Khoản 2 Điều 42). Quy định của luật về hình thức thực hiện TGPL là phải tập trung thực hiện đúng trọng tâm, không dàn trãi, sử dụng nguồn lực hiệu quả nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho đối tượng được TGPL. Hình thức TGPL có 03 hình thức gồm tư vấn pháp luật, tham gia tố, đại diện ngồi tố tụng (Khơng có quy định “các hình thức TGPL khác” như Luật TGPL năm 2006)(Điều 27). Để cho người được TGPL thể hiện quyền lựa chọn của mình u cầu đích danh người thực hiện TGPL bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp luật đã quy định phải công khai danh sách của người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL qua cổng thông tin điện tử, công bố niêm yết danh sách tại tổ chức thực hiện TGPL và các cơ quan tố tụng Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án (Khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 17). Theo Thông tư liên tịch số11/2013/TTLT-BTP-BCA-

BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 và Điều 41 của Luật TGPL năm 2017 quy định rõ việc tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động TGPL. Quy định rõ trách nhiệm các cơ quan tố tụng, các cơ quan nhà nước có liên quan, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật nhằm đảm bảo quyền cho người được TGPL. Các cơ quan tố tụng phải tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL, người được hưởng dịch vụ TGPL. Các cơ quan tố tụng phải hướng dẫn, giải thích cho người được TGPL được hưởng quyền pháp lý của mình, có trách nhiệm gửi lịch làm việc, lịch xét xử đến người thực hiện TGPL, tổ chức TGPL.

Luật TGPL ra đời đã khẳng định được quyết tâm của Đảng, nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền được TGPL của cơng dân. Hoạt động TGPL là lĩnh vực có nền tảng pháp lý khá đầy đủ được nhà nước điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật về TGPL. Hoạt động TGPL đã đi vào khuôn khổ và hoạt động ổn định, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)