5.1 .Ý nghĩa về mặt khoa học
3.1.1. Tổng quan về công tác trợ giúp pháp lý
Thực hiện Quyết định số 734/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15 tháng 6 năm 1998 Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bến Tre được thành lập theo Quyết định số 912/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/10/1998. Sau hơn 20 năm hoạt động TGPL tỉnh Bến Tre mang lại những hiệu quả thiết thực. Trung tâm đã thực hiện TGPL được 16.980 vụ việc cho tổng số người được TGPL 17.000 lượt người và phát hơn 200.000 tờ gấp pháp luật.16
Thông qua thực tiễn hoạt động TGPL các TGVPL của Trung tâm TGPL từng bước được nâng cao năng lực trình độ, chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng TGPL. Sự ra đời của pháp luật về TGPL có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người dân thể hiện sự nhất quán và đồng bộ trong việc xây dựng, hồn thiện các chính sách xã hội của Đảng, nhà nước. Luật đã đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp cho những người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn về tài chính, yếu thế trong xã hội. Qua đó khẳng định sự phát triển về chất lượng của cơng tác TGPL nói riêng và cơng tác tư pháp nói chung. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên có hiệu lực pháp lý cao điều chỉnh toàn diện về tổ chức và hoạt động TGPL. Luật TGPL ra đời tạo hành lang pháp lý đồng bộ trong bảo đảm quyền được tiếp cận và sử dụng pháp luật của công dân, nâng cao hiểu
16 Theo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bến Tre (2017) “Trợ giúp pháp lý tỉnh Bến Tre 20 năm đồng hành cùng người dân xứ dừa”, Nghiên cứu-Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại http://trogiupphaply.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/tro-giup-phap-ly-tinh-ben- tre-20-nam-dong-hanh-cung-nguoi-dan-xu-dua , truy cập ngày 12/6/2018.
biết pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành pháp luật, hạn chế tranh chấp, vi phạm pháp luật….
Kể từ khi Luật TGPL ra đời đến nay, Trung tâm đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành các văn bản về tổ chức, hướng dẫn hoạt động TGPL ở địa phương như: Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 07/12/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật TGPL; Quyết định số 912/QĐ-UB ngày 15/6/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thành lập Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, trung tâm TGPL làm tham mưu cho Sở Tư pháp đã xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của Trung tâm TGPL số 464/ĐA-STP ngày 30/8/2007 và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre phê duyệt tại Quyết định số 1529/QĐ-UBND ngày 06/9/2007; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2008 về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng ở tỉnh Bến Tre. Ngày 07/11/2008, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm TGPL nhà nước. Trên cơ sở đó, Trung tâm TGPL tham mưu cho Sở Tư pháp xây dựng Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường biên chế cho Trung tâm TGPL, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 10/04/2009. Trung tâm TGPL đã thành lập được 7 Tổ TGPL cấp huyện, 34 Câu lạc bộ TGPL, 01 Điểm TGPL cho phụ nữ của tỉnh và 04 Chi nhánh TGPL đặt ở 4 huyện (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Chợ Lách), 14 TGVPL, 79 cộng tác viên pháp lý. 17
Đối với họat động cử luật sư cộng tác viên hoặc TGVPL tham gia tố tụng, đại diện ngòai tố tụng, tư vấn pháp luật hàng năm số vụ việc ngày càng tăng. Hoạt động TGPL trong tố tụng được các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm sâu sắc. Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BQP-BTC-VKSNDTC- TANDTC của Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định về TGPL trong hoạt động tố tụng. Trung tâm TGPL tỉnh Bến Tre đã triển khai thực hiện xây
dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2008 về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng ở tỉnh Bến Tre; ngày 27 tháng 5 năm 2008 Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng theo Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT- BTP-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDT đã được ra mắt tại tỉnh Bến Tre và cũng tại buổi ra mắt thành viên của Hội đồng đã đóng góp dự thảo quy chế hoạt động của hội đồng phối hợp và đã chỉnh lý, sửa chữa và Chủ tịch Hội đồng đã ký ban hành Quy chế họat động của Hội đồng. Đến ngày 7/11/2008, Hội đồng tiến hành họp phiên thứ hai để bàn về chuyên đề TGPL trong họat động tố tụng cho phụ nữ và ngày 25/12/2008 Hội đồng họp phiên họp cuối năm để đánh giá việc thực hiện Thông tư số 10/2007/TTLT-BTP-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDT và họat động của Hội đồng từ ngày thành lập đến nay. Đồng thời bàn những giải pháp để họat động này được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
3.1.1.1. Hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cho phụ nữ
Hàng năm, Trung tâm đã xây dựng kế họach lồng ghép giới trong họat động TGPL tổ chức ký kết Chương trình phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đồn Lao động tỉnh. Nhằm để thực hiện Chương trình phối hợp lồng ghép giới trong hoạt động TGPL Trung tâm đã tổ chức khảo sát nhu cầu TGPL của phụ nữ ở 20 xã trong tồn tỉnh để nắm bắt tình hình hiểu biết pháp luật, nhu cầu TGPL của phụ nữ. Trung tâm căn cứ vào đó mà xây dựng kế họach TGPL cho các đối tượng phụ nữ có nhu cầu TGPL. Trung tâm cũng đã tổ chức tọa đàm về phịng, chống bạo lực gia đình với sự tham dự của các cơ quan ban ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân, Tư pháp, Phụ nữ tất cả các huyện, thị và đặc biệt có sự tham dự của chị em phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình hiện sinh sống trên địa bàn tỉnh. Qua cuộc tọa đàm đã bộc lộ thực trạng của nạn bạo lực gia đình tại địa phương; thái độ, sự quan tâm của nhân dân và các cấp chính quyền trong việc phát hiện, xử lý nạn bạo lực gia đình; kinh nghiệm hịa giải xử lý những vụ bạo lực gia đình. Trung tâm đã phối hợp với Sở Lao động và Thương binh xã hội, Tỉnh Đoàn thành lập câu lạc bộ TGPL cho trẻ em có hịan cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố Bến Tre và trẻ em bị xâm hại tình dục. Các
Câu lạc bộ TGPL cho phụ nữ thực hiện việc cung cấp dịch vụ TGPL cho phụ nữ và đảm nhiệm vai trò lồng ghép giới trong hoạt động TGPL. Việc lồng ghép hoạt động TGPL cho phụ nữ với các hoạt động khác dành cho phụ nữ được thông qua các hoạt động nghiệp vụ như: Tư vấn pháp luật, hồ giải, cung cấp thơng tin pháp luật; tham gia các đợt TGPL lưu động; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề pháp luật cho phụ nữ; phát hành các tờ gấp pháp luật về quyền của phụ nữ, đặc biệt là các quyền về lao động, đất đai, nhà ở.