Khảo sát các phương pháp thực hiện gian lận trên BCTC các công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 35 - 40)

2.1. Tổng quan về gian lận và sai sót trên BCTC các Công ty niêm yết VN

2.1.2.1. Khảo sát các phương pháp thực hiện gian lận trên BCTC các công ty

niêm yết Việt Nam

Trên cơ sở những thông tin thứ cấp từ các chuyên mục kinh doanh - chứng khốn, tạp chí chứng khốn, kiểm tốn, đầu tư tài chính…, các phương pháp gian lận có thể khái qt chung thơng qua khảo sát như sau:

Ghi nhận doanh thu khơng có thật hay khai cao doanh thu

Điển hình cho phương pháp này là trường hợp của Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (PVG). Năm 2010, Cơng ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc đã ghi nhận khoản cổ tức từ lợi nhuận năm 2010 của Công ty cổ phần Phân phối khí thấp vào doanh thu hoạt động tài chính của mình trị giá 9,28 tỷ đồng. Mặc dù tại 31/12/2010, việc phân phối cổ tức nói trên chưa được đại hội cổ đông của Cơng ty cổ phần Phân phối khí thấp phê duyệt. Việc khai cao doanh thu trên đã làm cho lợi nhuận trước thuế năm 2010 trước kiểm tốn của Cơng ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc tăng một khoản tương ứng là 9,28 tỷ.

Một điển hình khác cho sai phạm này là trường hợp Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông.Đây là cơng ty có mã số chứng khoán DVD niêm yết năm 2009, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực mua bán dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, bao bì, trang thiết bị, dụng cụ vật tư y tế và hóa chất. Năm 2011, cổ phiếu của công ty cổ phần dược Viễn Đông đã bị uỷ ban chứng khoán đưa cổ phiếu vào diện kiểm sốt vì hành vi làm giá cổ phiếu. Đến cuối năm 2010, cổ phiếu DVD chính thức ngừng giao dịch. Bên cạnh việc làm giá cổ phiếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư, công ty cổ phần

Dược Viễn Đơng cịn bị buộc tội khi thực hiện các gian lận tài chính thơng qua các thủ thuật khai khống doanh thu và giả mạo các hợp đồng kinh tế. Điều này đưa đến sai lệch tình hình tài chính cũng như mức tăng trưởng kinh doanh của Cơng ty.

Nhằm thực hiện thủ thuật gian lận này, tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông đã thực hiện các hợp đồng kinh tế mua bán qua lại giữa các công ty con trong cùng tập đoàn. Các hợp đồng nhiều bên với những điều khoản phức tạp về việc chuyển giao quyền và rủi ro liên quan đến hàng hoá làm cho việc ghi nhận doanh thu của Cơng ty trở nên khó xác định. Trong trường hợp này, thủ tục gửi thư xác nhận của KTV trở nên không hiệu quả trong việc phát hiện gian lận khai khống doanh thu. Ngồi ra, Cơng ty không chỉ thực hiện các giao dịch nội bộ với 5 công ty con và công ty liên kết, trong đó mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông và những công ty này được xác định rõ ràng trên phương diện pháp luật, mà tổng giám đốc cịn lập ra nhiều cơng ty do người trong gia đình và bạn bè đứng tên làm lãnh đạo nhưng thực chất việc kinh doanh do ông chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho Cơng ty.

Ngồi ra, Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Dược Viễn Đồng còn cố ý cung cấp một số thông tin khơng đúng thực tế về các hợp đồng có giá trị lớn với các khách hàng tiềm năng. Đây là những khách hàng được kiểm soát bởi tổng giám đốc nhằm làm cho nhà đầu tư khơng nhìn nhận đúng tiềm năng phát triển trong tương lai của Công ty. Công ty Dược Hà Tây đã thông đồng làm giá cổ phiếu với Dược Viễn Đông, làm cho giá cổ phiếu DVD liên tục tăng trần, lại tiếp tục tạo điều kiện cho thủ thuật gian lận tài chính này khơng sớm bị phát hiện.

Che dấu cơng nợ và chi phí

Cơng ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết là công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyên sản xuất các sản phẩm bông y tế và băng vệ sinh phụ nữ, được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào ngày 15/03/2004. Theo quyết định của Sở Giao dịch chứng khốn TP.HCM, cổ phiếu Cơng ty Cổ phần Bơng Bạch Tuyết (mã chứng khốn là BBT) bị ngưng giao dịch kể từ ngày 11/07/2008 vì kết quả kinh doanh thua lỗ trong hai năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đã

thể hiện sự không minh bạch kể từ năm 2004 với kết quả lỗ 2,121 tỷ đồng. Năm 2005, BCTC do Công ty Kiểm tốn A&C thực hiện cho thấy BBT có lợi nhuận sau thuế là 982 triệu đồng, trong đó, trên báo cáo kiểm tốn, KTV nêu ý kiến loại trừ khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, làm BCTC năm 2005 chưa thể hiện chính xác và phù hợp với chuẩn mực kế tốn. Ngồi ra, theo báo cáo kiểm tốn năm 2006 thì trong năm 2005, BBT đã thực hiện chương trình quảng cáo sản phẩm mới nhưng khơng hạch tốn chi phí vào thực hiện chương trình quảng cáo sản phẩm mới nhưng khơng hạch tốn chi phí vào 2007, Cơng ty điều chỉnh hồi tố các khoản mục bị loại trừ trong năm 2006 dẫn đến kết quả lợi nhuận sau thuế năm 2006 bị lỗ 8,448 tỷ đồng.

Nhằm để che giấu các khoản lỗ này, Ban quản trị đã cố ý thực hiện hàng loạt thủ thuật gian lận BCTC như sau:

- Chỉ đạo chỉnh sửa hồ sơ, sổ sách để chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của cơng ty có lãi.

- Vốn hố chi phí lắp đặt chạy thử vào ngun giá tài sản cố định nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo khoản lãi giả cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Điều chỉnh hồ sơ, chứng từ để ghi nhận thu nhập từ thanh lý tài sản từ niên độ 2008 sang 2007 nhằm tạo lãi giả.

- Thông đồng với khách hàng, cố ý cung cấp không đúng số liệu thực tế, thể hiện qua bản xác nhận công nợ giữa công ty với khách hàng có những số liệu khách nhau trong cùng thời điểm.

- Xuất bán phế liệu trong các năm 2006-2008 với tổng giá trị 490 triệu đồng nhưng khơng xuất hố đơn tài chính.

- Che giấu chi phí

- Thay đổi chính sách khấu hao nhằm làm giảm chi phí khấu từ đó giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận 676 triệu đồng tương ứng.

Ngoài ra, để minh hoạ cho cách thức này, có thể xét đến trường hợp của Bibica. Bibica là Công ty Cổ phần trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào ngày 17/12/2001. Là một tổ chức niêm yết,

Bibica phải thực hiện chế độ công bố thông tin theo quy định. Trong các Báo cáo giữa niên độ năm 2002, Công ty Bibica đã che dấu khoản lỗ dẫn đến sự mâu thuẫn giữa BCTC năm và các BCTC giữa niên độ ở chỗ Bibica đã công bố báo cáo năm 2002 với kết quả lỗ cả năm là 5,4 tỷ đồng, trong khi kết quả kinh doanh của 3 quý đầu năm 2002 rất khả quan, lãi 4,1 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ban kiểm sốt Cơng ty Bibica gửi tới Trung tâm Giao dịch Chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/06/2003, con số lỗ của Bibica năm 2002 lên đến 12,3 tỷ đồng, tăng gần 7 tỷ đồng so với BCTC đã được cơng bố trước đó.

Nhằm che giấu khoản lỗ trên, ban quản trị công ty đã thực hiện các thủ thuật gian lận nhằm khai khống lợi nhuận thơng qua các cách sau:

- Vốn hóa chi phí hoạt động liên quan đến việc vận hành nhà máy sản xuất tại Hà nội vào Chi phí xây dựng cơ bản dở dang với số tiền 5,565 tỷ đồng, làm lợi nhuận tăng lên tương ứng số tiền trên.

- Ghi nhận doanh thu khơng phù hợp với chi phí số tiền 1,337 tỷ đồng.  Định giá sai tài sản

Theo báo cáo kiểm tốn năm 2010 của Cơng ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS), lợi nhuận sau thuế của HJS đạt 4,78 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận rịng thuộc cổ đơng cơng ty mẹ đạt 4,54 tỷ đồng. So với mức 6,48 tỷ đồng trước kiểm tốn, lợi nhuận rịng sau kiểm toán giảm 30%. Điều đáng lưu ý trong BCKT đó là nguyên giá tài sản cố định và chi phí khấu hao của nhà máy Thủy điện Nậm Ngần có thể thay đổi khi quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt. Trong bảng thuyết minh BCTC hợp nhất: Dự án cơng trình Thủy điện Nậm Ngần được đầu tư theo Quyết định số 28ACT/HĐQT ngày 01/12/2004 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được duyệt quyết tốn vốn đầu tư. Cơng ty căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản thực tế, tạm tính ngun giá để hạch tốn tăng tài sản cố định.

Một trường hợp khác bị nghi vấn có liên quan đến vấn đề tăng lợi nhuận từ tài sản cố định đó là Cơng ty Cổ phần Alphanam (ALP). Trong bối cảnh năm 2011, công ty mẹ lỗ hơn 133 tỉ đồng từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận

khác 259 tỉ đồng đã làm cho lợi nhuận trước thuế đảo chiều tăng lên gần 126 tỉ đồng, khoản lợi nhuận này có được từ hoạt động đầu tư góp vốn bằng tài sản cố định trị giá 51 tỉ đồng. Hay Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển VN (VST) thu được khoản lợi nhuận bất thường từ bán thanh lý tài sản với việc bán 3 tàu và thu về 239 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2011.

Ghi nhận sai niên độ

Trong mùa kiểm toán năm 2010, đơn vị kiểm tốn có ý kiến ngoại trừ việc Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt (DLR) ghi nhận 31,15 tỷ đồng doanh thu với giá vốn 27,98 tỷ đồng từ dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt. Theo ký kết, công ty sẽ bàn giao từng phần hạng mục công ty của dự án sau khi hoàn thành và đủ điều kiện để bố trí tái định cư. Uỷ ban Nhân dân sẽ thanh toán cho cơng ty khi quyết tốn dự án và đã được cơ quan độc lập kiểm toán. Tuy nhiên, tại BCTC năm 2010, cơng ty đã ước tính và ghi nhận doanh thu, giá vốn như trên theo số liệu hồn thành giữa cơng ty và đội thi cơng của công ty trong khi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng chưa có văn bản chỉ định Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Lạt nghiệm thu. Đơn vị kiểm toán cho biết, ngày 22/02/2011, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có cơng văn thống nhất giao cho Uỷ ban Nhân dân thành phố Đà Lạt là đơn vị tiếp nhận từng hạng mục cơng trình theo từng giai đoạn giá trị cơng trình hồn thành để DLR ghi nhận doanh thu.

Qua đây cho thấy DRL đã ghi nhận doanh thu và giá vốn dự án xây dựng Cụm dân cư - Khu chung cư Yersin thành phố Đà Lạt sai niên độ, doanh thu và giá vốn này phải được ghi nhận ở niên độ năm 2011, nhưng đã được doanh nghiệp ghi nhận vào năm 2010.

Không công bố đầy đủ thơng tin

Điển hình cho loại gian lận này là trường hợp của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Công ty đã khơng cơng bố đầy đủ thơng tin tài chính và phi tài chính về tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty khi có yêu cầu. Cụ thể là năm 2007 khi cổ đơng có nghi ngờ về rủi ro có gian lận về nhập nguyên liệu đầu vào, và yêu cầu thành lập ban kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu nhưng kết quả kiểm soát

khơng được cơng bố cho cổ đơng. Ngồi ra, những hồ sơ các cổ đơng có trong tay cho thấy hầu hết văn bản báo cáo của lãnh đạo Công ty đều tiền hậu bất nhất, cùng một năm kinh doanh nhưng có rất nhiều số liệu khác nhau. Cũng trong năm 2007 khi các cổ đơng có nghi ngờ gian lận về việc Cơng ty tính giá trị thu hồi vào giá thành sản phẩm nhằm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, doanh nghiệp đã từ chối giải trình và ngăn chặn việc tiếp cận số liệu tài chính. Việc khơng cơng bố đầy đủ thông tin cho nhà đầu tư không chỉ là hành vi khơng tn thủ Luật kế tốn và Luật doanh nghiệp, mà cịn khơng tn thủ quy định của Ủy Ban chứng khốn đối với các cơng ty niêm yết, khi các cổ đông bị hạn chế quyền lợi tiếp cận thông tin doanh nghiệp.

Qua các trường hợp gian lận ở Việt Nam được trình bày trên đây, có thể kết luận rằng trong hầu hết trường hợp, các công ty niêm yết luôn muốn thể hiện thơng tin tài chính tốt đẹp trên báo cáo của mình, do đó, sai phạm chủ yếu tập trung vào khoản mục doanh thu và chi phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với việc phát hiện gian lận và sai sót trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết việt nam , (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)